2.2. Thực trạng quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố Việt Trì
2.2.1. Quy hoạch, kế hoạch quản lý nhà nước về đất đai
Thực hiện Chỉ thị của UBND tỉnh Phú Thọ về việc tăng cường công tác QLNN về đất đai nói chung và đất nông nghiệp, đất công trên địa bàn thành phố và sự chỉ đạo của UBND tỉnh, Tỉnh ủy đã chỉ đạo UBND Thành phố Việt Trì tiến hành lập tổ công tác thống kê rà soát các hợp đồng kinh tế, quỹ đất công, đất chưa sử dụng tại địa phương. Đây là căn cứ quan trọng đề xây dựng kế hoạch sử dụng đất trong quá trình lập quy hoạch, kế hoạch.
Theo đó, UBND tỉnh Phú Thọ chỉ đạo về cấp huyện và cấp địa phương tiến hành rà soát và quy hoạch đất đai, cụ thể từng nhóm đất, trong đó có thành phố Việt Trì. Thành ủy chỉ đạo UBND Thành phố tiến hành tổng rà soát tình hình sử dụng đất đai tại các thời điểm kiểm tra so sánh với kế hoạch sử dụng đất. Đây cũng là căn cứ quan trọng để xây dựng quy hoạch sử dụng đất đáp ứng phát triển KTXH của địa phương. Đồng thời, kết quả rà soát cũng là cơ sở pháp lý để thực hiện QLNN về đất đai, phát huy cao nhất hiệu quả sử dụng đất đai công, quản lý các giao dịch kinh tế liên quan tới đất đai.
Như vậy, căn cứ quan trọng để lập quy hoạch đất đai trên địa bàn thành phố Việt trì chính nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, quy hoạch phát triển KTXH của địa phương trong từng giai đoạn, kế hoạch phát triển KTXH của từng năm, Quy hoạch chung thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ đến năm 2030 và hiện trạng sử dụng đất đai của Thành phố. Hiện trạng sử dụng đất đai này do Phòng Tài nguyên, môi trường lập dựa trên khảo sát thực tế hiện trạng đất đai hằng năm.
Quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội, quy hoạch chung thành phố Việt Trì tới năm 2030, Thành phố dự kiến quy mô dân số: Đến năm 2020 đạt khoảng 350.000 - 370.000 người, dân số đô thị khoảng 269.500 người; tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 77 - 80%. “Đến năm 2030 đạt khoảng 480.000 - 500.000 người, dân số đô thị khoảng 435.000 người; tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 80 - 87%. Quy mô đất đai: Đến năm 2020, đất xây dựng đô thị khoảng 4.169 - 4300 ha, chỉ tiêu khoảng 150 - 155 m2/người. Đến năm 2030, đất xây dựng đô thị khoảng 5.000 - 5.300 ha, chỉ tiêu khoảng 124- 130 m2/người. Định hướng cấu trúc không gian đô thị cũng được quy hoạch.”
Số liệu trên bảng 2.1 cho thấy hiện trạng đất đai được Phòng Tài nguyên, môi trường triển khai thu thập khá chi tiết, cụ thể. Đất đai được phân theo loại đất và đối tượng sử dụng và đối tượng quản lý.
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất năm 2020 của UBND thành phố Việt Trì đã được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Phú Thọ phê duyệt.Ngày 31/5/2019, Thành phố đã tổ chức hội nghị rộng rãi, nhằm phổ biến chính thức quy hoạch sử dụng đất tới năm 2020 của UBND Thành phố và kế hoạch sử dụng đất năm 2019. “Theo quy hoạch, từ nay đến năm 2020, thành phố Việt Trì sẽ tiến hành chuyển 1.244,43 ha/4.215,98 ha diện tích đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp, 1,53 ha diện tích đất nông nghiệp sẽ được chuyển mục đích trong nội bộ, 53,20 ha diện tích đất phi nông nghiệp không phải đất ở sẽ được chuyển sang đất ở. Cũng trong kỳ quy hoạch, thành phố dự kiến sẽ khai thác 6,02 ha diện tích đất chưa sử dụng cho mục đích phi nông nghiệp. Trong năm đầu, thành phố sẽ thu hồi 581,50 ha diện tích đất nông nghiệp và phi nông nghiệp, thực hiện chuyển 609,53 ha diện tích đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp, 41,19 ha diện tích đất phi nông nghiệp được chuyển sang đất ở và khai thác 9,52 ha diện tích đất chưa sử dụng đưa vào mục đích phi nông nghiệp.” (UBND Thành phố Việt Trì)
Quy hoạch sử dụng đất của Thành phố là căn cứ quan trọng để địa phương sử dụng tiết kiệm và hiệu quả đất đai trên địa bàn, đảm bảo cơ cấu sử dụng đất hợp lý, tránh tình trạng mất cân đối, đảm bảo cảnh quan, môi trường, sinh thái, hướng tới thực hiện thành công các chỉ tiêu phát triển KTXH. Quy hoạch cũng là căn cứ để các cơ quan quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn Thành phố thực hiện công tác quản lý, phù hợp với các quy định pháp lý về quản lý đất đai. Quy hoạch sẽ giúp các cơ quan quản lý hiệu quả, không để xảy ra sai phạm, đảm bảo lợi ích của mọi chủ thể trong nền kinh tế.
Đặc biệt, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của Thành phố là căn cứ quan trọng để tiến hành thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực quản lý nhà nước về đất đai, đặc biệt là trong các trường hợp giao đất, cho thuê, chuyển quyền sử dụng đất,…. Đây cũng là căn cứ quan trọng để xác định được phép giao đất, cho thuê,… hay không vì nếu không có trong quy hoạch, các trường hợp sử dụng đất không đúng mục đích đều bị nghiêm cấm.
Việt Trì đã được thực hiện tốt. Sau Luật Đất đai năm 2013, Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo Uỷ ban nhân thành phố thực hiện việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020. Thực hiện theo Luật Đất đai 2013 UBND Thành phố đã chỉ đạo các xã, phường không phải thực hiện lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp xã mà chỉ thực hiện xây dựng kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp Thành Phố. “Đồng thời cũng lập danh mục công trình dự án có nhu cầu sử dụng đất trên địa bàn thành phố để trình Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua. Việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất và cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đều thực hiện theo kế hoạch sử dụng đất được cấp có thẩm quyền phê duyệt.”
“Công tác quy hoạch sử dụng đất của Việt Trì trong thời gian qua có những đóng góp tích cực cho công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố, làm cơ sở quan trọng cho công tác giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức, cá nhân đóng trên địa bàn thành phố. Là căn cứ quan trọng cho việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên địa bàn thành phố, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tăng thu nhập cho người dân.”
Tuy nhiên, trên thực tế công tác quy hoạch, kế hoạch quản lý đất đai của Thành phố vẫn còn một số hạn chế sau đây:
“Công tác quy hoạch còn mới, số liệu điều tra ban đầu còn hạn chế nên kế hoạch đưa ra chưa bao quát, dự báo và tính toán được đầy đủ những diễn biến của các lĩnh vực; chưa thể hiện được tính toàn diện, mặc dù các loại đất cơ bản đều thực hiện đạt chỉ tiêu theo định hướng kế hoạch nhưng còn có một số loại đất vượt xa so với chỉ tiêu quy hoạch hoặc một số loại đất không phát triển theo kế hoạch. Còn có một số loại đất đạt chỉ tiêu thấp như: Đất trụ sở cơ quan công trình sự nghiệp, đất quốc phòng, đất giao thông, đất giáo dục, đất thể dục - thể thao, đất y tế....”
“Công tác quy hoạch sử dụng đất còn mới mẻ với các cấp các ngành nên trong việc chỉ đạo và tổ chức thực hiện còn nhiều thiếu sót, có lúc, có nơi thực hiện việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất chưa theo kế hoạch được duyệt. Đây là công việc quan trọng nhất trong quản lý đất đai nhưng chưa được quan tâm đúng mức từ khởi thảo, tư vấn, phản biện, lấy ý kiến đại diện nhân viên,
đầu tư kinh phí,…”
“Vốn thực hiện phương án quy hoạch là khâu quan trọng nhất quyết định tính khả thi của phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đặc biệt là đầu tư của nhà nước vào cơ sở hạ tầng như hệ thống giao thông, thuỷ lợi, điện, cấp thoát nước, trường học, bệnh viện, trạm xá, chợ, sân vận động, nhà văn hoá là những hạng mục công trình đòi hỏi cần có sự đầu tư của nhà nước. Trên thực tế, nguồn vốn nhà nước lại có hạn, việc đề ra quá nhiều hạng mục công trình xây dựng cơ sở hạ tầng trong một thời gian ngắn sẽ rất khó thực hiện.”
“Có thể nói vấn đề quy hoạch kế hoạch sử dụng đất phù hợp sẽ tạo đã cho các ngành kinh tế-xã hội khác cùng phát triển, đồng thời cũng làm ảnh hưởng rất lớn tới công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố.”
2.2.2. Công tác kỹ thuật và nghiệp vụ địa chính; Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Thứ nhất; Công tác kỹ thuật và nghiệp vụ địa chính
“Công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính hết sức quan trọng, là tiền đề cho quản lý đất đai. Trước đây, UBND Thành phố đã tiến hành điều tra, khảo sát, đo đạc, lập bản đồ cho các xã, phường trên địa bàn. Tuy nhiên, giai đoạn này bản đồ chủ yếu là 1/1000, 1/500, chủ yếu là bản đồ giấy có độ chính xác chưa cao.”
Hiện nay, Thành phố đã tiến hành đo đạc lại và chính lý bản đồ địa chính theo hệ tọa độ VN – 2000 từ năm 2010. Bản đồ địa chính của Thành phố đã được lưu trữ ở dạng số hóa. Do đó, đã tạo điều kiện thuận lợi hơn trong việc xử lý thông tin về đất đai và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai.
Thành phố đã chỉ đạo UBND các xã, phường trong quá trình xác định địa giới hành chính của địa phương trong điều kiện thực địa vào năm 2010. Hằng năm, các xã, phường đều tiến hành kiểm tra địa giới hành chính thực địa. Do đó trong giai đoạn vừa qua, chưa từng có trường hợp hư hỏng hay mất mát địa giới hành chính.
Thứ hai; Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
hiện theo đúng quy định pháp luật. Việc đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được cấp uỷ Đảng và chính quyền các cấp quan tâm chỉ đạo thực hiện và đạt được kết quả khả” quan như bảng 2.2 dưới đây. Bảng 2.2: Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Chỉ tiêu Năm 2015 2016 2017 2018 T9.2019 Số lượng Giấy CNQSDĐ thực tế đã cấp 4241 4689 5395 6120 7.006
Công nhận đất ở dôi dư 12 hộ 20 hộ 15 hộ 35 hộ 38 hộ Nguồn: Báo cáo của Phòng Tài nguyên, môi trường Thành phố Việt Trì Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tính đến hết tháng 9 năm 2019 cho thấy, UBND thành phố đã cấp được 27451 GCNQSD đất với tổng diện tích 45.164,96 ha cho hộ gia đình cá nhân và tổ chức sử dụng vào các mục đích khác nhau. Số lượng hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được giải quyết ngày càng gia tăng.
Ngoài ra phòng Tài nguyên và Môi trường cùng với Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất tham mưu cho UBND thành phố xử lý để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các trường hợp tồn đọng chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, các hộ kinh tế trang trại,...
Tuy nhiên, công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố còn chậm. Nguyên nhân dẫn đến việc tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chậm là do nguồn gốc đất, hồ sơ địa chính để làm cơ sở cấp giấy chứng nhận rất phức tạp, lượng hồ sơ lớn, trong khi đó cán bộ thẩm định hồ sơ của văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất còn thiếu. Để tháo gỡ khó khăn, hiện UBND tỉnh đã quyết định gia hạn thời hạn hoàn thành việc cấp giấy cho các địa phương đến 30/11/2019.
2.2.3. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi và chuyển mục đích sử dụng đất đất
“Công tác giao đất, cho thuê đất trên địa bàn thành phố cơ bản được triển khai theo đúng trình tự, thủ tục theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường, qua đó đã hạn chế và khắc phục các vi phạm trong quản lý, sử dụng đất.”
“Nhìn chung việc giao đất, cho thuê đất ổn định, lâu dài cho các đối tượng sử dụng là một bước tiến mới trong nhận thức về quản lý đất đai, một giải pháp quan trọng của nhà nước nhằm khắc phục tình trạng vô chủ, sử dụng đất kém hiệu quả, đồng thời tạo điều kiện cho các đối tượng yên tâm đầu tư phát triển sản xuất và kinh doanh. Bước đầu thu hút vốn đầu tư của nhân dân và các thành phần kinh tế, tạo bước phát triển mới cho các ngành.”
“Việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất đã được thực hiện theo đúng thẩm quyền, đúng đối tượng, đúng quy trình và quy định của pháp luật đất đai; tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút đầu tư và xây dựng kết cấu hạ tầng, đấu giá quyền sử dụng đất. Các trường hợp giao đất hầu hết đều được thực hiện thông qua đấu giá đất.”
Việc giao đất không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất (tổng 212 ô, diện tích 2,33 ha).
+ Giao đất tái định cư thuộc các phường, xã: (tổng 135 ô, diện tích 1,61 ha), cụ thể:
- Phường Gia Cẩm: 34 hộ thuộc khu Đồng Gia 2, diện tích 2.996,2 m2;( Dự án Quảng trường Hùng Vương);
- Phường Dữu Lâu: 34 hộ (02 hộ thuộc dự án Hòa Phong kéo dài, 25 hộ thuộc dự án đường Phù Đổng, 06 hộ thuộc dự án trung tâm Sản Nhi), diện tích 5381,95 m2;
- Phường Thanh Miếu: 40 hộ thuộc Dự án đường Vũ Thế Lang và Hạ tầng hai bên đường, diện tích 5.100,9 m2 .
- Xã Trưng Vương: 07 hộ thuộc dự án Tuyến kênh tiêu số 2, cải tạo nâng cấp hệ thống tưới tiêu sản xuất nông nghiệp và thoát nước đô thị, nước thải công nghiệp vùng Đông Nam, diện tích: 700,0 m2
- Phường Vân Phú: 15 hộ (01 hộ thuộc dự án mở rộng trường Cao đẳng Nghề, 14 hộ thuộc dự án đường Trường Chinh), diện tích 1.479,55 m2
- Phường Tiên Cát: 03 hộ thuộc khu tái định cư Đồng Đầm, diện tích 270,0 m2
+ Giao đất ở tự xây thuộc các phường, xã: (tổng 77 ô, diện tích 7.179,8 m2): - Phường Gia Cẩm: 38 hộ thuộc khu Đồng Gia 1+ 2, diện tích 3.008,2 m2;( Dự án Quảng trường Hùng Vương);
- Xã Sông Lô: 01 hộ vào Khu 1, xã Sông Lô, diện tích 176,5 m2
- Phường Dữu Lâu: 02 hộ thuộc dự án đường Phù Đổng, diện tích 232,0 m2; 01 ô vào khu Đè Sòi Cây Nhãn
- Phường Nông Trang: 01 hộ vào dự án đồi Lâm Thắng (Nhà thanh lý), diện tích 72,6 m2;
- Xã Phượng Lâu: 34 hộ vào khu vực Khuân Ngãi, diện tích 3.600,0 m2
Bảng 2.3: Tình hình giao đất thông qua đấu giá quyền sử dụng đất của TP Việt Trì
Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018 T9.2019
Diện tích đất được giao 0,25 0,47 0,74 0,49 0,38
Số lô đất được giao 22 45 72 40 33
Nguồn: Báo cáo của Phòng Tài nguyên, môi trường Thành phố Việt Trì Mặc dù vậy, công tác đấu giá đất thời gian qua vẫn còn một số tồn tại và thiếu sót. Điển hình là trường hợp UBND thành phố tiến hành bán đấu giá đất với lô đất ở ổn định, lâu dài, không có tranh chấp của hộ dân từ năm 1986 tại đường A8 —