Quy mô sở hữu ruộng tư

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Kinh tế huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An dưới triều Nguyễn thời kỳ 1802 1884. ( The Economy of Nam Dan District, Nghe An Province under Nguyen Dynasty in the period 1802 1884 ) (Trang 76 - 77)

Quy mô sở hữu Số lượngSố chủTỷ lệ (%) Diện tíchDiện tích sở hữu

(m.s.th.t.p) Tỷ lệ (%) Dưới 1 mẫu 1325 31,81 667.2.1.4.0 5,78 1 - 3 mẫu 1641 39,40 3001.3.12.2.0 25,99 3 - 5 mẫu 623 14,96 2454.3.3.0.1 21,25 5 - 10 mẫu 415 9,96 2830.4.4.1.0 24,51 10 - 20 mẫu 134 3,22 1770.1.9.4.5 15,32 20 - 50 mẫu 26 0,63 766.6.4.4.0 6,64 50 - 100 mẫu 1 0,02 58.7.3.0.0 0,51 Tổng 4165 100 11548.8.7.5.6 100

[Tác giả tổng hợp từ 40 địa bạ huyện Nam Đàn]

Số liệu từ bảng thống kê cho thấy: nếu lấy ranh giới sở hữu 5 mẫu ruộng trở lên để phân biệt đó là những người khá giả, thì trong số 4.165 chủ sở hữu ruộng đất chỉ có 13,83% (576 người) là thuộc loại này nhưng lại nắm giữ tới 46,98% tổng diện tích sở hữu. Còn lại, đa số chủ tư điền3.589 người(chiếm 86,17%) là những người có mức sở hữu dưới 5 mẫu, với tổng diện tích 6122.9.1.7.0 (chiếm 53,02%). Còn nếu tính lớp sở hữu từ 10 mẫu trở lên thì chỉ có 3,87% (161 người) và nắm giữ 22,47% tổng diện

tích. Các số liệu thống kê ở trên cho thấy, quy mô sở hữu ruộng tư ở Nam Đàn có đặc điểm: sở hữu từ 1 đến 10 mẫu là lớp sở hữu chủ yếu (chiếm 71,75%) diện tích ruộng tứ)trong quy mô ruộng đất tư ở huyện Nam Đàn thời kỳ 1802 - 1884.

Tình hình sở hữu ruộng đất theo từng lớp sở hữu ở bảng thống kê còn cho thấy một hiện tượng, đó là việc chia nhỏ diệntích sở hữu của các chủ ruộng đất. Số chủ sở hữu tăng lên theo sự gia tăng dân số (theo thời gian) đi kèm với việc sở hữu nhỏ (dưới 1 mẫu đến 3 mẫu) cũng tăng lên đáng kể. Các lớp sở hữu nhỏ chiếm tỷ lệ cao nhất (71,21%) chứng tỏ sở hữu nhỏ về ruộng đất ngày càng phát triển và mang tính phổ biến trong sở hữu, sử dụng ruộng đất ở nước ta.

Như vậy, nếu so sánh sự phân hóa về ruộng đất ở các huyện khác thuộc đồng bằng Bắc Bộ như ở tỉnh Thái Bình: lớp sở hữu trên 10 mẫu ở huyện Chân Định là 74,30%, huyện Vũ Tiên là 78,11%, huyện Đông Quan là 59,99%; hay như huyện Hoài An (Hà Đông) là 48,50% [100, tr.89], các lớp sở hữu lớn chiếm tỉ lệ cao, thì ở Nam Đàn trong sở hữu tư nhân đã có sự phân hóa theo hướng ngược lại. Tình trạng sở hữu ruộng đất nhỏ, manh mún và dàn trải trên một số đông chủ sở hữu là phổ biến. Đây chính là đặc điểm nổi bật của chế độ ruộng đất ở Nam Đàn, đặc điểm này có tính tương đồng với huyện Nghi Lộc một huyện thuộc tỉnh Nghệ An vào thời Nguyễn (có lớp sở hữu dưới 5 mẫu là 67,51%) [202, tr.47].

3.1.2.2. Bình quân sở hữu tư điền và bình quân thửa ruộng

Tổng diện tích đất tư được ghi trong 40 địa bạ ở huyện Nam Đàn từ năm 1802 đến năm 1884 là 30118.6.14.2.0, trong đó 11548.8.7.5.6 có thể tính sở hữu, phân bổ cho 4.165 chủ ở các xã thôn với 6.950 thửa ruộng. Số còn lại là ruộng đất tư lưu hoang, ruộng thờ cúng, ruộng của các tổ chức làng xã (ruộng giáp, ruộng Tam bảo...). Về bình quân sở hữu và bình quân thửa ruộng theo đơn vị các xã thôn được thống kê qua bảng sau:

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Kinh tế huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An dưới triều Nguyễn thời kỳ 1802 1884. ( The Economy of Nam Dan District, Nghe An Province under Nguyen Dynasty in the period 1802 1884 ) (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)