6. Bố cục của luận án
2.1. Quá trình hình thành
Huyện Nam Đàn nằm ở hạ lưu sông Lam, xưa là trung tâm của bộ Việt Thường thuộc nước Văn Lang. Trong suốt chiều dài lịch sử các triều đại phong kiến ở Việt Nam, huyện Nam Đàn có nhiều sự thay đổi về diên cách địa lý, địa danh các đơn vị
hành chính cho phù hợp với quản lý hành chính của nhà nước. Nhà Nguyễn trong thời kỳ độc lập (1802 - 1884) từng bước xác lập vai trò quản lý của vương triều về mặt hành chính đối với cư dânnước Việt Nambằng việc tiến hành các cuộc cải cách lớn, trong bối cảnh đó tỉnh Nghệ An nói chung, huyện Nam Đàn nói riêng có những thay đổi quan trọng về mặt địa lý.
Theo sách Tên làng xã Việt Nam đầu thế kỷ XIX (thuộc các tỉnh từ Nghệ Tĩnh trở ra) [215] của Viện Nghiên cứu Hàn Nôm (1981), đầu thế kỷ XIX huyện Nam Đường gồm: 8 tổng, 90 xã, thôn, phường, trại, sách, giáp, vạn. Trong đó, tổng Non Liễu có 20 xã, thôn, giáp; tổng Lâm Thịnh có 15 xã, thôn, phường, giáp; tổng Đại Đồng có 6 xã, thôn, giáp; Tổng Hoa Lâm có 5 xã, thôn; Tổng Đô Lương có 24 xã, thôn, giáp; Tổng Thuần Trungcó 6 xã, thôn; Tổng Bạch hà có 5 xã; Tổng Lãng Điền có 9 xã, vạn, sách, thôn [215, Tr.134 ].
Căn cứ vào sách Thanh Chương huyện chí, do dịch giả Nguyễn Thị Thảo dịch, Nguyễn Phương Thoan hiệu đính, từ nguyên bản viết tay bằng chữ Hán gồm 38 trang khổ 29 x 16 lưu trữ ở Thư viện Viện Hán Nôm - Ký hiệu A97 BIS, in trong sách:
Thanh Chương đất và người, trang 38 cho biết: “Năm Minh Mệnh thứ 20 (1839), vâng lệnh triều đình đã tách tổng Đặng Sơn gồm 23 xã, thôn, phường để hợp với các tổng Lãng Điền, Đô Lương, Thuần Trung, Bạch Hà của huyện Nam Đường để lập huyện Lương Sơn như hiện nay, gồm 5 tổng” [131, tr.38 - 42].
Như vậy, từ cuối thế kỷ XVIII cho đến đầu thế kỷ XIX, không gian địa giới hành chính của huyện Nam Đường chạy dọc theo bờ tả sông Lam, suốt từ làng Hữu Biệt (Nam Giang ngày nay), lên tận Đô Lương và một phần đất huyện Anh Sơn ngày nay. Đến năm Minh Mệnh thứ 20 (1839), toàn bộ 44 xã, thôn, trang, phường, giáp,
thuộc 4 tổng: Lãng Điền, Đô Lương, Thuần Trung, Bạch Hà của huyện Nam Đường đã cắt nhập về huyện Lương Sơn. Sau đợt chia cắt sáp nhập này, huyện Nam Đường chỉ còn lại 4 tổng với 45 làng, xã, thôn, trang, phường, giáp, sở, vạn gồm: Tổng Non Liễu có 20 xã, thôn, giáp; Tổng Lâm Thịnh có 15 xã, thôn, phường, giáp; Tổng Đại Đồng có 6 xã, thôn, giáp; Tổng Hoa Lâm có 5 xã, thôn.
Theo Quốc sử quántriều Nguyễn trong Đại Nam nhất thống chí, có ghi “Huyện Nam Đường: đời Đông Ngô là huyện Đô Giao; đời Đường là đất Hoan Châu; đời Tiền Lê là châu Hoan Đường; thời thuộc Minh là châu Thạch Đường, các huyện Kệ Giang và Sa Nam đều là đất này; đầu đời Lê đổi tên hiện nay; bản triều vẫn theo như thế, năm Gia Long thứ 12 đổi do phủ kiêm lý. Nay lãnh 4 tổng, 45 xã thôn”[154, tr.139].
Đối chiếu với một số nguồn tư liệu khác, số tổng và các đơn vị hành chính làng,
xã, thôn, trang, phường, vạn, trang, sách ở huyện Nam Đường từ năm Minh Mệnh thứ 20 (1839) đến năm 1886, không có nhiều thay đổi. Như vậy, không gian địa giới hành chính của huyện Nam Đường từ năm 1839 đến trước khi đổi tên thành huyện Nam Đàn vì kỵ huý tên vua Đồng Khánh (1886) hoàn toàn nằm dọc theo bờ Tả ngạn sông Lam, tương ứng với các xã, thị hiện tại của huyện Nam Đàn ngày nay.
Căn cứ theo phạm vi không gian nghiên cứu của đề tài, vị trí huyện Nam Đàn mà chúng tôi khảo sát, nghiên cứu còn có tổng Nam Hoa (Nam Kim) và một số làng xã thuộc tổng Bích Triều thuộc huyện Thanh Chương. Để làm sáng rõ, chúng tôi lấy hai tài liệu dưới đây để so sánh, đối chiếu về các làng xã, thôn, trang, phường, giáp sở thuộc tổng Bích Triều và tổng Nam Hoa (Nam Kim) vốn thuộc huyệnThanh Chương, chuyển về huyện Nam Đàn. Cụ thể:
Theo sách Tên làng xã Việt Nam đầu thế kỷ XIX (thuộc các tỉnh từ Nghệ Tĩnh trở ra) [215] đầu thế kỷ XIX, huyện Thanh Chương thuộc phủ Đức Quang. Huyện Thanh Chương có 6 tổng, 105 xã, thôn, trang, sách, giáp, sở, vạn, nậu. Trong 19 xã,
thôn, vạn, sở thuộc tổng Bích Triều có xã Bích Triều (thôn Triều, thôn Bàng Thị, thôn Cẩm Nang), xã Lâm Triều (thôn Phù Lập, giáp Hà Xá, giáp Phi Nha, giáp Thái Bình),
xã Văn Điền (thôn Điền Lao, thôn Thu Cẩm), các làng, xã, giáp này, ngày nay thuộc các xã Thanh Giang, Thanh Xuân, Thanh Lâm... thuộc huyện Thanh Chương, không nằm trong phạm vi nghiên cứu của đề tài.
Các xã, thôn, sở, vạn, thuộc tổng Bích Triều gồm: Vũ Nguyên, Chi Cơ, Lương Trường (thôn Trường, thôn Phú Thọ, thôn Vạn Lộc, thôn Đặng Xá, thôn Ngũ Nhược, vạn Võng Nhi Cây Trà, thôn Cây Trà, thôn Lương Giai, sở Lương Trường, Tàm
Tang), nằm trong giới hạn không gian nghiên cứu của đề tài. Các xã, thôn, sở, vạn này sau khi cắt chuyển về Nam Đàn (1911) thuộc địa bàn các xã Nam Thượng, Nam Tân, Nam Lộc, đến tháng 6 năm 2020, nhập thành xã Thượng Tân Lộc, nằm ở hữu ngạn
sông Lam, dưới chân núi Thiên Nhẫn [215, tr.99 - 100], [78, tr.485 - 487].
Tổng Nam Hoa có 21 xã, thôn, sở: Nam Hoa Thượng (thôn Hoành Sơn, thôn Dương Liễu), Nam Hoa Tứ, Xuân Hoa (thôn Đông Đồn, thôn Trung Hội, thôn Tứ
Trành), Tiên Hoa (thôn Xuân Mĩ, thôn Thiên Lộc, thôn Khánh Lộc, thôn Bạch Sơn), Xuân Phúc, Trung Cần, Nam Hoa Đông (thôn Đông Viên, thôn Hoàng Cung, thôn Dương Phổ Đông, thôn Vạn Thọ, thôn Quần Xá, thôn Dương Phố Tứ), sở
Nam Hoa, sở Hạ Phú, sở Xuân Lôi [213], [78]. Toàn bộ các thôn, làng, xã, sở,
thuộc tổng Nam Hoa (huyện Thanh Chương) ở thế kỷ XIX đều nằm ở phía hữu ngạn sông Lam, dưới chân núi Thiên Nhẫn, chúng tôi xác định trong phạm vi
không gian nghiên cứu của đề tài.
Trong Thanh Chương huyện chí, cho biết thêm: “Trú sở (huyện lỵ) huyện ở phía trên bến đò, xứ đất công (công thổ), thuộc địa phận xã Lương Trường, tổng Bích Triều... Nay phía sau bên trái là núi Thiên Nhẫn, phía trước bên phải là sông Lam, gần đó có chợ Lương Trường và xa ra phía ngoài là trường huyện, bao quanh là dân cư Thanh Trai thưa thớt” [131, tr.37]. Ngoài ra, Thanh Chương huyện chí, còn cho
biết cụ thể: đến cuối đời vua Thiệu Trị, đầu đời vua Tự Đức, huyện Thanh Chương có
5 tổng là: Bích Triều, Nam Kim (còn gọi là Nam Hoa), Cát Ngạn, Võ Liệt, Thổ Hào. Toàn huyện có 86 xã, thôn, phường trại. Tổng Bích Triều gồm có 19 xã thôn, trong đó: Xã Lương Trường (thôn Khoa Trường, thôn Phú Thọ, thôn Đặng Xá, thôn Vạn Lộc),
thôn Vũ Nguyên, thôn Chi Cơ, thôn Tàm Tang, thôn Ngũ Phúc, Vạn chài Thanh Trai (xưa gọi là vạn Cây Trai, năm Minh Mệnh thứ 5 (1824) đổi thành Vạn Thanh Trai, gồm: thôn Thanh Trai, thôn Lương Giai). Các thôn này chuyển về Nam Đàn, thuộc giới hạn nghiên cứu của đề tài (tương ứng với phần đất xã Nam Tân, Nam Lộc, Nam Thượng, từ tháng 6/2020 nhập thành xã Thượng Tân Lộc).
Tổng Nam Kim (nguyên gọi là tổng Nam Hoa, năm đầu Thiệu Trị (1841) vâng mệnh đổi thành Nam Kim), tổng này gồm 22 xã thôn khi chuyển về huyện Nam Đàn tương ứng với phần địa giới hành chính các xã: Khánh Sơn, Nam Kim, Nam Phúc, Nam Cường, Nam Trung của huyện Nam Đàn. Đến tháng 6 năm 2020, sáp nhập 3 xã Nam Phúc, Nam Trung, Nam Cường thành lập xã Trung Phúc Cường [78, tr.282 - 283].
Theo Danh sách xã thôn Trung Kỳ tài liệu lưu ở thư viện Huế được hai nhà nghiên cứu Ninh Viết Giao và Trần Thanh Tâm xác định được soạn vào cuối đời vua Duy Tân sang đời vua Đồng Khánh, theo danh sách này địa giới Nam Đàn gồm 4 tổng: Tổng Xuân Liễu: 15 xã thôn; tổng Lâm Thịnh: 30 xã thôn; tổng Xuân Khoa: 16 xã thôn và tổng Nam Kim: 16 xã thôn.
Căn cứ phạm vi không gian nghiên cứu của đề tài, chúng tôi đi đến xác định các đơn vị hành chính ở địa phương thuộc huyện Nam Đàn làm đối tượng nghiên cứu gồm các tổng, xã, thôn, phường, giáp, vạn như sau:
Tổng Hoa Lâm gồm 2 xã, thôn: xã Đông Liệt, thôn Đồng Điên.
Tổng Non Liễugồm 20 xã, thôn, giáp: xã Nghĩa Động, xã Thanh Tuyền, xã Vân Đồn, xã Hương Lãm (thôn Khả Lãm, thôn Đông, thôn Nam, thôn Tạo Lễ), xã Hồng Nhiễm, xã Thịnh Lạc (thôn Trung Lâm, thôn Nhân Hậu, giáp Đồng Nhân, thôn Xuân Lâm, Giáp Hạ), thôn An Lạc, thôn Thượng Hồng, xã Chung Tháp, xã Gia Lạc, xã Yên Lạc, xã Nộn Hồ, xã Nộn Liễu.
Tổng Lâm Thịnh gồm 15 xã, thôn, giáp, vạn: xã Lâm Thịnh, xã Chung Mỹ, xã Chung Cự (giáp Kính Kị, giápKhoa Cử, thôn Hoàng Trù, thôn Vân Hội, phường Tiểu Ca, thôn Kim Liên, giáp Tính, thôn Ngọc Đình), xã Duyên La, xã Tràng Cát, xã Hữu Biệt, xã Gia Lạc, vạn thủy cơ Duyên La (làng vạn chài trên sông).
Tổng Bích Triềugồm11 xã, thôn, vạn, sở: thôn Chi Cơ, xã Võ Nguyên, vạn Võng Nhi Cây Trà, thôn Cây Trà, thôn Lương Giai, sở Lương Trường Tàm Tang, xã Lương Trường (thôn Trường, thôn Phú Thọ, thôn Vạn Lộc, thôn Đặng Xá), thôn Ngũ Nhược.
Tổng Nam Kimgồm 16 xã, thôn: xã Tiên Hoa (thôn Khánh Lộc, thôn Xuân Mỹ,
thôn Thiên Lộc), xã Xuân Hoa (thôn Đông Đồn, thôn Trung Hội, thôn Tứ Trành), xã Nam Hoa Thượng (thôn Hoành Sơn, thôn Dương Liễu), xã Trung Cần, xã Nam Hoa
Tứ, xã Xuân Phúc, xã Nam Hoa Đông (thôn Đông Viên, thôn Quần Xá, thôn Vạn Thọ, thôn Dương Phổ Tứ, thôn Dương Phổ Đông).
Tổng Phù Longhuyện Hưng Nguyên gồm 1 thôn: Thôn Đông Châu (nay thuộc xã Nam Cường).
Từ những trình bày trên cho thấy, phạm vi không gian địa giới hành chính mà đề tài nghiên cứu xác định thuộc địa bàn huyện Nam Đàn và huyện Thanh Chương
trong thế kỷ XIX (1802 - 1884) gồm 6 tổng, 65 xã, thôn, làng, trang, phường, vạn,
sách, thuộc địa giới hành chính huyện Nam Đàn từ năm 1911. Dĩ nhiên, từ năm 1911 đến năm 2020, tên gọi, địa giới hành chính các làng xã, thuộc huyện Nam Đàn có nhiều lần thay đổi, nhưng ranh giới tự nhiên giữa huyện Nam Đàn với huyện Thanh Chương ở phía Tây và Tây Nam, huyện Đô Lương ở phía Tây Bắc, huyện Nghi Lộc ở
phía Bắc, huyện Hưng Nguyên ở phía Đông và Đông Nam, huyện Đức Thọ ở phía Nam đều ổn định. Địa giới hành chính đótương xứng với vị trị địa lý huyện Nam Đàn
mà chúng tôi trình bày ở trên [78].