Những kết quả nghiên cứu được luận án kế thừa

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Kinh tế huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An dưới triều Nguyễn thời kỳ 1802 1884. ( The Economy of Nam Dan District, Nghe An Province under Nguyen Dynasty in the period 1802 1884 ) (Trang 30 - 31)

6. Bố cục của luận án

1.3. Những kết quả nghiên cứu được luận án kế thừa

Các công trình đã đề cập trên đây cùng với nguồn tài liệu lưu trữ, tài liệu thu thập trong quá trìnhđiều tra điền dãlà những tư liệu quý, giúp ích rất nhiều cho chúng

tôi trong quá trình thực hiện luận án.

Trước hết, lịch sử của vùng đất Nghệ An nói chung, huyện Nam Đàn nói riêng qua các thời kỳ đã được trình bày cóhệ thống. Cùng với đó, các điều kiện về tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội được đề cập khá đầy đủvà chi tiết. Đây là những tư liệu quan trọng giúp chúng tôi trong quá trình thực hiện một số nội dung của luận án.

Các công trình nghiên cứu về kinh tế Việt Nam đã phản ánh bức tranh kinh tế nước ta dưới triều Nguyễn trên nhiều phương diện. Đây là nền tảng giúp chúng tôi có

được góc nhìn tổng quan về kinh tế Việt Nam nói chung, kinh tế Nghệ An nói riêng qua nhiều giai đoạn lịch sử. Từ đó, đối sánh với kinh tế huyện Nam Đàn trong phạm vi thời gian nghiên cứu của đề tài.

Những công trình nghiên cứu về kinh tế nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp dưới triều Nguyễn, đặc biệt là thời kỳ 1802 - 1884 đã đi sâu phản ánh đặc điểm của các ngành, nghề trong cơ cấu kinh tế Việt Nam. Thông qua hệ thống tư liệu gồm các ấn phẩm là sách, bài viết trên các tạp chí, niên giám thống kê, đã tập

trung phân tích được nhữngnhân tố tác động đến sự chuyển biến về kinh tế và một số thành tựu, hạn chế chủ yếu trong giai đoạn lịch sử này. Những kết quả nghiên cứu trên giúp chúng tôi có được những tư liệu tổng quan, từ đó so sánh, đối chiếu, rút ra những đặc điểm của kinh tế huyện Nam Đàn trong mối tương quan vớikinh tế Việt Nam qua các thời kỳ. Quan trọng hơn, một số tác phẩm đã đề cập trực tiếp đến các phương diện cụ thể của kinh tế tỉnh Nghệ An trong thế kỷ XIX như: Tình hình nông nghiệp với các đặc trưng về mùa vụ, giống, cây trồng, vật nuôi; Chính sách nông nghiệp của nhà

nước; Phương thức, dụng cụ, công cụ canh tác; Thủ công nghiệp với các nghề, làng nghề thủ công truyền thống; Thương nghiệp với hoạt động mua bán, trao đổi ở trấn/tỉnh Nghệ An dưới triềuNguyễn, đã giúp cho chúng tôi có được những tư liệu quý giá khi nghiên cứu.

Các công trình nghiên cứu về huyện Nam Đàn đã tập trung nghiên cứu lịch sử vùng đất, điều kiệntự nhiên, tình hình chính trị - xã hội, văn hóa và nghề nghiệp của cư dân ở vùng đất thuộc hạ lưu sông Lam. Kinh tế huyện Nam Đàn với một số nghề nghiệp của cư dân trong làng xã đã được đề cập đến nhưng còn mang tính sơ lược.

Đây là nền tảng cơ bản để nghiên cứu về kinh tế huyện Nam Đàn trong giai đoạn tiếp

theo từ năm 1802 đến năm 1884 mà luận án tập trung giải quyết.

Các công trình nghiên cứu liên quan đến tỉnh Nghệ An, huyện Nam Đàn là những tư liệu làm nền tảng để chúng tôi đi sâu vào nghiên cứu, chọn lọc, tổng hợp, phân tích, đánh giá dưới góc độ sử học, làm tiền đề giải quyết những mục tiêu nghiên

cứu mà đề tài đã đề ra.

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Kinh tế huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An dưới triều Nguyễn thời kỳ 1802 1884. ( The Economy of Nam Dan District, Nghe An Province under Nguyen Dynasty in the period 1802 1884 ) (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)