6. Bố cục của luận án
3.1. Tình hình sở hữu, sử dụng ruộng đất
Để hiểu rõ tình hình sở hữu và chế độ sử dụng ruộng đất trên địa bàn huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An dưới triều Nguyễn thời kỳ 1802 - 1884, chúng tôi dựa chủ yếu vào nguồn tư liệu địa bạ hiện đang lưu trữ tại Trung tâm lưu trữ quốc gia 1. Theo
quy định năm Gia Long 4 (1805), mỗi địa bạ được làm thành 3 bản, gồm bản giáp, bản ấtvà bảnbính; làm xong gửi nộp lên Bộ Hộ đóng dấu. Bản giáp để lưu chiểu ở Bộ Hộ, bản ất lưu chiểu ở thành trấn, bản bính cấp cho các xã giữ làm bằng. Địa bạ được lập một cách có hệ thống và theo mẫu thống nhất trong phạm vi cả nước. Mỗi địa bạ là một đơn vị hành chính độc lập thường là xã hoặc thôn cũng có khi là phường, giáp… Triều Nguyễn cũng quy định rõ cách thức làm sổ và các yếu tố kê khai bắt buộc.
Trên cơ sở thống kê số lượng địa bạ từ năm 1802 đến năm 1884 ở huyện Nam Đàn hiện lưu trữ tại TTLTQG 1, sau quá trình xử lý các thông tin trong địa bạ chúng tôi đi đến một số nhận xét:
Thứ nhất, địa bạ liên quan đến huyện Nam Đàn chủ yếu là bản giáp, được lập trong thời gian ngắn, chủ yếu tập trung ở thời vua Minh Mệnh và một số được sao lại ở thời Tự Đức. Trong đó, địa bạ ở các xã, thôn thuộc huyện được lập chủ yếu từ năm Minh Mệnh thứ 13 (1832) đến năm Minh Mệnh 17 (1836), có một số xã, thôn đến thời vua Bảo Đại mới lập địa bạ nhưng trong khoảng thời gian này không nằm trong phạm
vi mà chúng tôi nghiên cứu. Như vậy, địa bạ huyện Nam Đàn được lập trên cơ sở dụ vua ban năm 1830, tức là trên cơ sở địa bạ đã lập, “Hiện do bộ Hộ giữ, bộ đem ngay triện của bộ đang dùng, chiếu chỗ tẩy chữa và các chỗ được đóng triện, không cần lập lại tất cả, thêm tốn kém…”[136, tr.122].
Ngoài việc tiếp cận nguồn địa bạ tại TTLTQG I, chúng tôi còn khai thác các tư liệu lưu trữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm,đồng thời tiến hành điền dã, khảo sát thực tế, nghiên cứu hồ sơ về di tích, gia phảtại các địa phương, dòng họ ở huyện Nam Đàn. Tuy nhiên, số lượng tư liệu thu được không nhiều, một số tư liệu mang nội dung thông tin có sự trùng lắp với thông tin được ghi trong địa bạ lưu trữ tại TTLTQG I.
Thứ hai, địa bạ huyện Nam Đàn mặc dù được lập vào thời Minh Mệnh thứ 13
(1832) nhưng hình thức kê khai trong địa bạ hầu hết theo mẫu quy định được ban hành từ thời Gia Long thứ 9 (1810). Tìm hiểu địa bạ có thể thấy rõ các thông tin liên quan đến các hình thức sở hữu ruộng đất công tư điền thổ, thổ trạch viên trì, các hạng đất, loại đất phục vụ sản xuất theo vụ mùa, các loại đất hoang hóa không sử dụng… Ngoài ra, địa bạ còn ghi rõ phạm vi địa lý của từng vùng đất được kê khai, thông tin khá đầy đủ chi tiết về chiều dài sông, suối, khe cừ, đầm, ao nằm trong phạm vi của đất đai nơi lập địa bạ. Đây được xem là những thông tin rất quan trọng trong việc tìm hiểu đặc điểm của các loại hình ruộng đất và sự chuyển đổi của nó trong quá trình phục vụ sản xuất.
Việc sử dụng thống nhất mẫu thống kê trong địa bạ qua nhiều đời vua và qua đối chiếu một số địa bạ sao lại sau này ở thời vua Tự Đức, Thành Thái cho đến thời vua Bảo Đại vị vua cuối cùng của triều Nguyễn, có thể nhận thấy số liệu hầu hết giữ nguyên như từ khi lập ban đầu, việc sao địa bạ chỉ ghi lại ngày tháng sao địa bạ và các
chức sắc đã sao ký tên. Sự chuyển đổi đất đai, khai hoang, hay quá trình hoang hóa sạt lở đều được ghi chép, báo cáo bằng văn bản để đóng thuế hoặc miễn giảm thuế. Điều này cho thấy tính nhất quán về quản lý đất đai của nhà Nguyễn, trong đó ưu tiên quản
lý chặt chẽ tình hình sử dụng ruộng đất trong làng xã.
Thứ ba, theo phạm vi không gian nghiên cứu, chúng tôi thu thập được 40 địa bạ của các xã thôn thuộc địa bàn 5 tổng: Non Liễu, Lâm Thịnh, Bích Triều, Nam Kim (Nam Hoa), Hoa Lâm, chiếm tỷ lệ 61,54% tổng số xã thôn trong huyệnNam Đàn. Với số lượng địa bạ lưu trữkhai thác đượctại TTLTQG I, chúng tôi nhận thấy đủ cơ sở để nghiên cứu, tìm hiểu về tình hình sở hữu ruộng đất ở huyện Nam Đàn thời kỳ 1802 - 1884. Số lượng địa bạ được phân bổnhư sau:
- Tổng Hoa Lâm có 2 địa bạ/2 xã, thôn. - Tổng NonLiễu có 12 địa bạ/20 xã thôn.
- Tổng LâmThịnh có 7 địa bạ/15 xã thôn.
- Tổng Nam Hoa (Nam Kim) có 14 địa bạ/16 xã thôn. - Tổng Bích Triều có 5 địa bạ/11 xã, thôn, vạn.
Qua tìm hiểu nội dung các địa bạ, tỷ lệ địa bạ ở trên chỉ mang tính thống kê tương đối, bởi có một số địa bạ được thống kê ở cấp xã đã bao gồm các thôn trong xã,
như xã Lương Trường thuộc tổng Bích Triều địa bạ thống kê đất đai đã bao gồm 4 thôn trong xã: thôn Trường, thôn Phú Thọ, thôn Vạn Lộc, thôn Đặng Xá, hay xã Thịnh Lạc thuộc tổng Non Liễu đã bao gồm: thôn Trung Lâm, thôn Nhân Hậu, giáp Đồng
Nhân, thôn Xuân Lâm, giáp Hạ.
Trên cơ sở phân tích, khảo cứu 40 địa bạ huyện Nam Đàn từ năm 1802 đến năm 1884, cho thấy:
Tổng diện tích các loại ruộng đất công tư điền thổ của các đơn vị xã thôn thuộc huyện Nam Đàn thống kê được là: 34623 mẫu 4 sào 10 thước. Dựa trên số liệu diện tích đất đai, chúng tôi đi đến xác định diện tích trung bình một xã thôn ở huyện Nam Đàn là 865 mẫu. Căn cứ vào số liệu 865 mẫu/xã thôn cho thấy rằng: So với một số xã thôn vùng đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, quy mô xã thôn của huyện Nam Đàn lớn hơn nhiều: huyện Thanh Trì (Hà Nội) là 275 mẫu/xã thôn; huyện Từ Liêm (Hà Nội) là 577mẫu/xã thôn [161, tr.29]; huyện Đông Sơn (Thanh Hóa) là 356 mẫu/xã
thôn [200, tr.50]; huyện La Sơn (Hà Tĩnh) là 313 mẫu [22, tr.38] và so với huyện Nghi Lộc là một huyện trong tỉnh với diện tích trung bình 757 mẫu [196, tr.38], thì quy mô
xã thôn ở huyện Nam Đàn lớn hơn.
Ngoài diện tích được thống kê trên, ở huyện Nam Đàn còn có một diện tích đất phù sa, đất cát trắng, đất bãi, đất rừng, công châu thổ khá lớn với diện tích
468.2.11.4.4 chiếm 1,6% trong tổng diện tích đất đai. Trong thế kỷ XIX (1802 - 1884), nếu đem so với huyện Nghi Lộc (Nghệ An) một huyện ven biển với diện tích
49.9.14.3.6 là đất phù sa, bạch sa trong một số làng xã làng xã giáp biển nằm ở phía Bắc, Đông Bắc huyện và hạ nguồn sông Lam như: Vĩnh Yên, Yên Lưu, Đông Hải…
phía Nam thì huyện Nam Đàn có quy mô lớn hơn nhiều. Sở dĩ Nam Đàn có diện tích
đất phù sa, đất cát trắng, đất bãi… khá lớn là bởi vùng đất này thuộc hai bờ tả/hữu ngạn hạ lưu sông Lam. Ngoài các bãi bồi bên sông và giữa sông do kết quảcủa phù sa bồi tụ từ nhiều thế kỷ trước, đã được cư dân làng xã sử dụng để canh tác, theo hàng
năm trên những vùng bãi bồi ven sông này còn đượcbồi đắpbởimột lượng phù sa khá lớn do sự thay đổi bất thườnghàng nămcủa dòng chảy sông Lam.
Dựa trên thống kê về tổng diện tích đất đai, tình hình phân bố các loại ruộng đất trên toàn huyện Nam Đàn cụ thể như sau:
Bảng 3.1. Phân bố ruộng đất huyện Nam Đàn (1802 - 1884)
TT Loại ruộng đất Diện tích
(M.s.th.t.p) Tỷ lệ (%) Thực trưng (M.s.th.t.p) Lưu hoang (M.s.th.t.p) Phế canh (M.s.th.t.p) 1 Điền Công điền 2924.4.1.7.0 8,44 782.7.1.3.0 (26,8%) 2141.7.0.4.0 (73,2%) Tư điền 25187.5.4.3.0 72,75 9014.4.1.1.0 (35,8%) 16142.9.11.8.0 (64,1%) 30.1.6.4.0 (0,1%) 2 Thổ Công thổ 1567.7.4.7.0 4,53 409.9.14.0.0 (26,2%) 1157.7.5.7.0 (73,8%) Công thổ trạch 12.6.4.4.0 0,04 12.6.4.4.0 (100%) Tư thổ 3718.7.2.3.0 10,74 1982.3.10.8.0 (53,3%) 1736.3.6.5.0 (46,7%) Tư thổ trạch 1212.4.7.6.0 3,5 1212.4.7.6.0 (100%) Tổng 34623.4.10.0.0(100%) 100 13414.5.10.2.0 (38,74%) 21178.7.9.4.0 (61,18%) 30.1.6.4.0 (0,08%)
[Tác giả tổng hợp từ 40 địa bạ huyện Nam Đàn]
Từ số liệu của bảng thống kê phân bố ruộng đất cho thấy, so với ruộng đất thực trưng thì đất lưu hoang, phế canh ở Nam Đàn thời Nguyễn chiếm tỷ lệ khá lớn (61,26%), trong đó phần lớn là đất hoang. Qua khảo sát địa bàn chúng tôi nhận thấy,
diện tích đất hoang chủ yếu tập trungở các xã, thôn thuộc các tổng nằm ở vùng hạ lưu sông Lam có địa hình thấp, trũng thường xuyên bị lũ lụt ngập úng vào mùa mưa lũ như: tổng Nam Hoa, tổng Non Liễu, hay ở nhữngxã thôn thuộcvùng tiếp giáp với khu
vực đồi núi phía Tây Nam của huyện, đất đai khó canh tác thuộc các tổng Bích Triều, Hoa Lâm. Sự ảnh hưởng của yếu tố tự nhiên, đặc biệt là dòng sông Lam ở vùng hạ lưu đã ảnh hưởng rất lớn đến tình hình phân bố đai của huyện Nam Đàn. Điều này được
chính tác giả H.L.Breton nói đến trong An tĩnh cổ lục: dưới thời vua Tự Đức (1847 - 1883), với sự xuất hiện của vùng Vạn Lộc, hay biến cố bất thường của làng Xuân Liễu (Dương Liễu sau này) [99, tr.156 - 157].
Biểu đồ 3.1. Cơ cấu ruộng đất huyện Nam Đàn (1802 - 1884) 8.44% 4.57% 72.75% 14.24% Công điền Công thổ, công thổ trạch Tư điền Tư thổ, tư thổ trạch
[Tác giả tổng hợp từ40 địa bạ huyện Nam Đàn]
Biểu đồ trên cho thấy, trong cơ cấu ruộng đất huyện Nam Đàn (1802 - 1884),
loại hình sở hữu tư nhân chiếm tỷ lệ rất lớn, lên tới (72,75 + 10,74 + 3,5) 86,99% tổng diện tích ruộng đất. Đối chiếu theo Nguyễn Công Tiệp trong Sĩ hoạn tu tri lục, đầu thế
kỷ XIX, tình hình sở hữu tư nhân về ruộng đất chiếm 80,74% tổng diện tích ruộng đất cả nước [192, tr.46]. Có thể thấy, tính chất tư hữu hóa về ruộng đất của huyện Nam Đàn nằm trong xu thế chung của cả nước, tuy nhiên tỷ lệ ruộng đất bị tư hữu ở Nam Đàn cao hơn mức chung của cả nước lúc bấy giờ (ruộng đất tư chiếm hơn 86,99%, ruộng đất công chỉ còn 13,01%).
Theo thống kê trong địa bạ huyện Nam Đàn (1802 - 1884) có khá nhiều loại hình sở hữu, chiếm hữu ruộng đất được đề cập đến. Ngoài các loại hình sở hữu như: công điền, công thổ, tư điền, tư thổ, thổ trạch tư, còn có các hạng đất khác gồm thổ trạch viên trì, các diện tích “quốc gia công thổ”. Qua việc khảo cứu địa bạ các xã, thôn thuộc huyện Nam Đàn chúng tôi nhận thấy, việc ghi chép địa bạ và cách thống kê ruộng đất không giống với địa bạ một số huyện ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ như Đông Quan, Quỳnh Côi (Thái Bình), Đông Sơn (Thanh Hóa), La Sơn (Hà Tĩnh), Trung Bộ (Thừa Thiên Huế) hay Nam Bộ. Cụ thể, toàn bộ các loại hình ruộng đất kê khai trong địa bạ đều tính vào tổng diện tích công tư điền thổ các hạng, riêng địa bạ huyện Nam Đàn cũng liệt kê đầy đủ các loại ruộng đất, khe cừ, đất đền chùa, đất chợ... có trong xã
thôn, nhưng điểm khác biệt là không phải tất cả các loại ruộng đất đó đều được tính vào tổng diện tích ruộng đất ghi ở đầu địa bạ. Ngoại trừ những ruộng đất ghi rõ là phế canh, bỏ hoang vào thời điểm khám đạc, những phần ruộng đất kê khai trong địa bạ đều là thực trưng phải chịu thuế của nhà nước. Các diện tích thuộc thổ trạch công, tư như: thổ trạch viên trì, thần từ,phật tự, mộ địa, thị thổ, dịch xá… được liệt kê trong địa bạ với số liệu về diện tích hoặc độ dài cụ thể, nhưng không tính vào tổng diện tích công tư điền thổ các hạng của địa bạ, không phải chịu thuế nhà nước. Như vậy, việc khám đạc và liệt kê các loại ruộng đất này trong địa bạ góp phần xác nhận toàn bộ địa giới của làng xã đã được phân chia theo quy định về ranh giới hành chính, còn tổng diện tích công tư điền thổ ghi trong địa bạ là đất đai được nhà nước quy định trong việc thu thuế đối với làng xã.