Nghề làm vườn, trại

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Kinh tế huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An dưới triều Nguyễn thời kỳ 1802 1884. ( The Economy of Nam Dan District, Nghe An Province under Nguyen Dynasty in the period 1802 1884 ) (Trang 90 - 94)

6. Bố cục của luận án

3.2.4. Nghề làm vườn, trại

Khi nền kinh tế tiểu nông mang tính tự cung, tự cấpđangbao trùm lên vành đai

làng xã trên toàn bộ đất nước, ruộng đất công trong làng xã không đủ chia cho cư dân để canh tác nông nghiệp thì việc người nông dân từ đời này qua đời khác đã biết sử dụng các diện tích đất trong khuôn viên gia đình thành những mảnh vườn làm nơi trồngtrọt rau màu hoặc xây dựngchuồng trại chăn nuôigia súc, gia cầm, đào ao thả cá là một hiện tượngdiễn raphổ biến.

dân đã biết tận dụng đặc điểm địa hình nơi cư trú để làm vườn, trại. Việc làm vườn, làm trại dần trở thành một nghề trong cơ cấu ngành nông nghiệp của cư dân làng xã.

Những khu vườn trong hộ gia đình thường được bao quanh bởi nhiều loại trồng như tre, mây, gỗ vườn các loại, vừa để phân định ranh giới sở hữu giữa các hộ gia đình, đồng thời ngăn không cho gia súc, gia cầm của nhà khác sang phá hoại các loại cây trồng trong vườn. Mây, tre, gỗ tạp trồng quanh vườn là nguyên liệucó thể dùng để làm nhà ở, làm các đồ dùng, vật dụng trong nhà hoặc để dựng chuồng chăn nuôi gia

súc, gia cầm… Tùy thuộc vào diện tích sở hữu mà vườn có quy mô lớn, nhỏ khác

nhau. Những gia đình giàu có, khá giả, hay các chức dịch trong làng xã, diện tích đất

vườn có thể lên tới 600 - 1000 m2, còn đại bộ phận gia đình nông dân có diện tích đất vườn dưới một sào (500 m2). Trong những diện tích vườn, ngoài khu vực để dựng nhà làm nơi sinh hoạt hàng ngày, chuồng nuôi gia súc, gia cầm, các gia đình nông dân ở Nam Đàn thường trồng đủ các loại, từ rau màu như: rau cải, bầu bí, cà, mướp ngọt, dưa chuột, su su, mùi tàu, tía tô, hành, tỏi, ớt cay… đến các loại cây ăn quả như: cam,

bưởi, ổi, khế, đu đủ... Không ít gia đình còn đào ao, đìa để thả cá. Công việc làm vườn thường dành cho người già và trẻ nhỏ, là hoạt động diễn ra thường xuyên, các loại rau màu, sản phẩm từ vườnchủ yếu phục vụ cho cuộc sốngthường nhật của gia đình.

Theo số liệu thống kê từ 40 địa bạ, diện tích đất dân cư vườn, ao trong địa bàn huyện Nam Đàn không nhiều, chỉ chiếm 3,6% (1264.7.2.2.8) trong tổng diện tích đất đai cả huyện (34623.4.10.0.0). Tuy nhiên, con số này chưa phản ánh hết diện tích vườn ở Nam Đàn (40/65 xã, thôn) nhưng cũng cho thấy sự hạn hẹp về không gian sống của cư dân làng xã . Phân tích một số địa bạ cho biết, hầu hết diện tích vườn đều không đánh thuế: địa bạ thôn Dương Phổ Tứ, xã Nam Hoa Đông thuộc tổng Nam Hoa huyện Nam Đàn có ghi “Đất ở, vườn của bản thôn 10 mẫu 6 sào; xưa đều không có

thuế lệ; trong đó xứ Trung Châu 6 mẫu 1 sào; Xứ Hạ Mụ Bà 4 mẫu 5 sào” [226], hay

địa bạ xã Hương Lãm (Trám) thuộc tổng Nộn Liễu (Non Liễu) có ghi“Một mảnh đất thổ trạch, vườn, đất ở 57 mẫu 9 sào. Đất cũ không có thuế; trong đó: đất xứ Điếm Chợ; 10 mẫu; xứ Điếm Tuần 10 mẫu; xứ Điếm Nhật 8 mẫu 5 thước 3 tấc; Xứ Kẻ Niệm 10 mẫu; xứ Điếm Trong 9 mẫu 8 sào 9 thước 7 tấc; xứ Điếm Hội 3 mẫu; xứ Điếm Ngoài 7 mẫu” [233].

Ở Thừa Thiên Huế, nhà Nguyễn đánh thuế hầu hết diện tích đất vườn của các hộ gia đình theo thuế ruộng nên địa bạ ghi diện tích đất vườn vào diện tích ruộng: địa

bạ làng Xuân Hòa thuộc tổng Phú Xuân, huyện Hương Trà trong phần ruộng đất tư đều có ghi “nhà vườn cũ nộp thuế tô theo ruộng” [205, tr.140]. Đối với trấn/tỉnh Nghệ An nói chung, Nam Đàn nói riêng suốt thế kỷ XIX, nhà Nguyễn không đánh thuế diện tích đất vườn ở. Đây có thể là một ân điển mà các vị vua nhà Nguyễn dành cho cư dân Nghệ An, nơi thường xuyên phải đối mặt với hạn hán, triều dâng, bão lũ, dịch bệnh, mất mùa đói kém.

Ngoài việc làm vườn, một bộ phận đông đảo cư dân làng xã dưới chân núi Đại Huệ (thuộc tổng NonLiễu), núi Thiên Nhẫn (thuộc tổng Nam Kim và một số làng xã của tổng Bích Triều như: Chi Cơ, Tàm Tang, Phú Thọ, Khoa Trường, Vũ Nguyên) còn khai hoang, phục hoá vùng đất nhỏ hẹp dọc các sườn đồi, khe suối để trồngmột số rau màu như bầu, bí, sắn, ngô, chè và một số cây ăn quả như hồng, cam, chanh… Người dân địa phương gọi diện tích đất này là trại hay các rày. Sách Đại Nam nhất thống chí(quyển 5) phần về tỉnh Nghệ An có ghi: “Núi Đại Huệ: ở cách huyện Nam Đường 54 dặm về phía Đông, hình núi như quả chuông úp… sườn núi cây chè xanh tốt” [154, tr.180].

Để trồng được các loại cây trên diện tích đồi núi hoặc vùng tiếp giáp giữa đồng bằng và đồi núi, nông dân làng xã đã lấy đá xếp thành từng bức tường thành theo dọc sườn núi rồi gánh đất màu từ ruộng đồng lên đổ vào, làm mương đưa nước từ các khe suối để tưới tiêu chống hạn. Các bức tường đá xếp vừa chống xói mòn, giữ được đất đai không bị rửa trôi, cây cối không bị gãy đổ đồng thời cũng là hàng rào chống gia súc, thú rừngphá hoại. Đến nay, các dấu tích bờ/tường đá dọc theo chân núi Đại Huệ và Thiên Nhẫn vẫn còn và cư dân địa phương vẫn duy trì việc trồng chè, dứa, ngô, khoai, sắn dây, chanh, cam... ngay trên vùng đất xưa cũ do ông cha để lại.

Các diện tích rày, trại, khai thác nguồn đất đai dọc chân núi nơi tiếp giáp với đồng bằng, thung lũng, vùng đầm lầy, ao hồ tự nhiên gắn liền với hoạt động khai hoang của cư dân trong làng xã. Hoạt động khai hoang trên những diện tích đất nói

trên chủ yếu mang tính chất tự phát của người dân, hoặc do những nhân vật có công

khai ấp, lập làngkhởi xướngtừ nhiều thế kỷ trước.

Cư dân các xã Thanh Tuyền (nay là xã Nam Thanh), xã Diên Lãm (nay là thị trấn Nam Đàn), xã Xuân Hồ (nay là xã Xuân Hoà) từ thế kỷ XVII dưới triều nhà Lê

trung hưng (đời Dương Hoà) đãcó công lớn trong việc khai phá vùng đất ngập nước ở Hồ Nón, biến đây thành những thửaruộng có thể gieo cấy cả vụ hạ và vụ thu.

Đầu thế kỷ XIX, một số hộ gia đình bần cố nông ở Diên Lãm, Thanh Tuyền, Xuân Hồ... đã rời làng xã đến khai hoang, phục hoá tạo nên một số cánh đồng như:

nương Mượu, cồn Chùa, cồn Làng, cồn Sỏi, động Lòi, cây Sanh, cồn Gây, khe Sét...

Đến những năm 60 - 70 của thế kỷ XIX dần hình thành 7 thôn dân cư tập trung (mỗi xóm có từ 15 - 25 hộ gia đình) gọi chung là xã Nghĩa Động (thuộc địa bàn xã Nam Nghĩa ngày nay). Họ lập đền thờ thần Cao Sơn Cao Các ở xóm Rú Lá, dưới chân núi Đại Huệ (đã được công nhận Di tích lịch sử cấp tỉnh năm 2012).

Trong cuộc khởi nghĩa Giáp Tuất (1874), địa bàn cư trú của cả 7 thôn thuộc xã Nghĩa Động nằm trong địa bàn hoạt động của nghĩa quân Trần Tấn, các hộ gia đình ở đâyđã tích cực ủng hộ lương thảo, khí giới, tham gia lực lượng khởi nghĩa. Đến cuối năm 1874, khởi nghĩa Giáp Tuất thất bại, quân đội triều đình đã đốt sạch toàn bộ nhà cửa và thảm sát những người ủng hộ, tham gia nghĩa quân. Một số người may mắn trốn thoát được đã tìm đến nhiều làng xã ở huyện Thanh Chương, huyện Lương Sơn (Nghệ An), huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) thay tên đổi họ để sinh sống. Toàn bộ đồng ruộng do nhân dân xã Nghĩa Động khai phá, cày cấy từ đầu thế kỷ XIX sau khởi nghĩa Giáp Tuất (1874) bị bỏ hoang. Phải đến những năm cuối cùng của thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, các hộ gia đình ở Diên Lãm (Thị trấn Nam Đàn ngày nay) mới lên khai hoang, phục hoá lại vùng đất thuộc xã Nghĩa Động. Điều đặc biệt là họ chỉ lêncày cấy rồi lại trở về Diên Lãm(Hương Lãm) mà không định cư tại vùng đất gắn với bao chuyện ma quái, bệnh tậtnơi đây [30, tr.34 - 35]. Theo khảo sát của chúng tôi, vùng đất gắn với 7

thôn thuộc xã Nghĩa Động (tương ứng với địa bàn xã Nam Nghĩa ngày nay) là vùng

đất hoang, được khai phá và cày cấy có diện tích lớn nhất so với những vùng đất được khai hoang, phục hoá trên địa bàn huyện Nam Đàn ở thế kỷ XIX. Điều đáng quan tâm là toàn bộ diện tích đất theo ghi chép trong địa bạ phần lớn là đất lưu hoang, phế canh và đều không bị đánh thuế. Địa bạ xã Nghĩa Động lập năm Minh Mệnh 13 (1832) cho biết: “Công điền thổ các hạng tổng cộng 683mẫu 6 sào 9 thước 8 tấc, trong đó diện tích công điền, công thổ là 675 mẫu 3 sào 6 thước 8 tấc đều là đất lưu hoang và phế canh” [241], còn lại là tư điền chiếm diện tích rất ít.

Tóm lại, sản phẩm thu được từ nghề làm vườn, trại (rày), khai thác nguồn lợi tự nhiên đã góp phần quan trọng trong việc đảm bảo nguồn lương thực, thực phẩm cho các hộ gia đình nông dân làng xã. Ngoài ra, cư dân ở một số làng xã ven các chân núi

vào những dịp nông vụ nông nhàn thường tập trung lại thành các phường săn (thường có từ 10 đến 15 người) tổ chức đi săn các loại chim, thú trên núi Đại Huệ và núi Thiên

Nhẫn. Cư dân còn vào khe Mét, khe Trúc, khe Mai... (núi Đại Huệ), khe Bò Đái, núi Hoàng Tâm... (dãy Thiên Nhẫn) khai thác cỏ Gianh, các loại song, mây, nứa mét, gỗ rừng về để xây dựng nhà cửa, chế tác các dụng cụ sinh hoạt, làm chuồng nuôi gia súc, gia cầm, hoặc mang ra các chợ trong làng, trong huyện để bán hoặc trao đổi nhu yếu phẩm khác cho gia đình.

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Kinh tế huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An dưới triều Nguyễn thời kỳ 1802 1884. ( The Economy of Nam Dan District, Nghe An Province under Nguyen Dynasty in the period 1802 1884 ) (Trang 90 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)