Chất lượng công điền

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Kinh tế huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An dưới triều Nguyễn thời kỳ 1802 1884. ( The Economy of Nam Dan District, Nghe An Province under Nguyen Dynasty in the period 1802 1884 ) (Trang 68 - 71)

Hạng ruộng Diện tích (m.s.th.t.p) Tỷ lệ (%)

Hạng 1 27.2.5.2.0 0,9

Hạng 2 49.4.8.5.0 1,7

Hạng 3 2847.7.3.0.0 97,4

Tổng 2924.4.1.7.0 100

Một đặc điểm đáng lưu ý trong phân bố công điền của các xã thôn ở Nam Đàn là có 2/40 địa bạ có công điền của xã thôn khác nằm ở xã thôn sở tại. Tuy không tính vào tổng diện tích ruộng đất của xã thôn sở tại nhưng lại được ghi rõ công điền của xã thôn nào và diện tích bao nhiêu, cụ thể:

Địa bạ xã Vũ Nguyên (tổng Bích Triều) có 98.6.0.0.0 công điền thì có ghi:

Ruộng công thôn Chi Cơ bản tổng nằm tại địa phận bản xã 4 mẫu; Ruộng công xã Bích Triều bản tổng nằm tại địa phận bản xã 10.3.6.3.0; Ruộng Ngụ Lộc xã Lâm Triều bản tổng nằm tại địa phận bản xã 4 mẫu [255].

Địa bạ thôn Hoàng Xá xã Nam Hoa Đông (tổng Nam Hoa) có 111.0.12.2.0 công điền thì có ghi: Đất thần từ phật tự thôn Dương Phổ Tứ tại địa phận bản xã nằm

tại địa phận bản thôn 2 sào [231]. Điều này chứng tỏ hiện tượng xâm canh về ruộng đất đã phát triển ở Nam Đàn trong thế kỷ XIX.

Có thể nói, hiện tượng “xâm canh” về ruộng đất kể trên không chỉ là đặc điểm riêng ở huyện Nam Đàn hay trấn/tỉnh Nghệ An, mà là hiện tượng phổ biến trong các làng xã Việt Nam thế kỷ XIX. Cụ thể, đây còn gọi là hình thức “xâm canh” về công điền của xã thôn khác có tại xã thôn sở tại. Ngoài hình thức nói trên còn có hình thức người nơi khác có sở hữu ruộng đất ở các xã thôn sở tại, đây là hiện tượng phụ canh, hay có thể gọi là “xâm canh” mang tính tư nhân diễn ra phổ biến ở ruộng đất tư điền.

Công điền huyện Nam Đàn được chia cấp theo quy định của nhà nước, cứ 3 năm một lần “tính tất cả số người trong xã là bao nhiêu, cứ theo ruộng đất 3 hạng: hạng 1, hay hạng 2, hạng 3 liệu đem chia cấp, cốt phải chỗ tốt xấu cùng san sẻ, không được vin lấy cớ ngồi trên chiếm hết ruộng đất tốt,... các quan quân trong xã đó không được thay thế mà chiếm lấy trước” [136, tr.69], ruộng đất công được chia đều cho dân đinh kể cả cô nhi, quả phụ. Tuy nhiên, theo thống kê hầu hết các xã thôn ở huyện Nam Đàn đều có công điền nhưng diện tích không nhiều, một số xã thôn còn không có công điền, nên dù được sử dụng theo hình thức “đồng quân cấp canh tác” thì cũng không đủ để chia theo khẩu phần cho các hạng dân, công điền chủ yếu dùng vào việc công trong làng xã, phân cho các giáp canh tác để biện lễ vật trong các kỳ lễ tiết hàng năm.

3.1.1.2. Công thổ

Căn cứ kết quả khảo cứu từ địa bạ, quá trình khảo sát thực tế tại địa bàn Nam

Đàn chúng tôi nhận thấy:phần lớn các xã thôn có diện tích công thổ thường là các xã,

Tiên Hoa, Nghĩa Động... Điều đáng lưu ý là, trong khi các xã thôn ven sông ở đồng bằng Bắc Bộ, nhất là ở ven sông Hồng thường có hiện tượng sạt lở, xói mòn làm mất đi nhiều diện tích công thổ thì ở Nam Đàn, do đặc điểm địa hình,dòng chảy của sông mà hiện tượng sụt lở dù diễn ra thường xuyên nhưng lại được bồi tụ ở hai bên tả ngạn và hữu ngạn sông Lam. Phổ biến nhất vẫn là hiện tượng phù sa bồi đắp sau mỗi trận lũ lụt, lòng sông càng ngày càng hẹp lại, đất bãi ở các xã, thôn ven sông ngày một rộng hơn, tạo điều kiện cho cư dân nơi đây mở rộng diện tích sản xuất, sinh hoạt văn hóa, di

dân lập làng. Dưới triều vua Tự Đức, sông Lam đã bắt đầu bồi lên ở chân đê này một dải đất cát mênh mông và đến năm 1875, giám mục Gauthier nói với giáo dân rằng:

“Hãy bỏ con đê mà chiếm lấy đất cát”. Từ lúc đó, sông Lam cứ lùi mãi. Các thời kỳ

nối tiếp nhau do lòng sông đẩy lùi mãi ở vùng Vạn Lộc đã để lại ngày nay ba hồ song song với nhau... Đất bồi do sông Lam chuyển tới từ thời Tự Đức rất lớn [99, tr.156].

Bên cạnh đó, qua khảo sát địa bàn các xã: Xuân Lâm, Hồng Long, Hùng Tiến, Thị trấn Nam Đàn (vùng tả ngạn), Thượng Tân Lộc, xã Khánh Sơn(vùng hữu ngạn) cho thấy, một bộ phận dân lưu tán từ Thanh Hoá, Ninh Bình và dân vạn chài (thuỷ cơ) là chủ nhân của những xóm nhỏ ven sông. Do đất bồi thường xuyên ngập lụt, nên triều đình nhà Nguyễn không tính vào diện tích đất phải nộp thuế hàng năm, nhưng trên thực tế đây lại là địa bàn cư trú của một bộ phận cư dân ở Nam Đàn từ cuối thế kỷ XVIII cho đến năm 1977 mới bị di dời vào trong đê. Người ta gọi bộ phận cư dân cư trú sát đôi bờ sông Lam là dân ngoài đêhoặc là dân ngụ cư.

Về phân bố của công thổ, trong tổng số 40 địa bạ các xã thôn của huyện Nam Đàn, chỉ có 16 địa bạ không có diện tích công thổ, chiếm tỷ lệ 40% tổng số các xã thôn, tính riêng tổng Hoa Lâm có 2 xã thôn thì đều không có công thổ. Công thổ dù

phân bố ở nhiều xã thôn (60%) nhưng diện tích lại không lớn. Toàn huyện có 1567.7.4.7.0 công thổ, chiếm 4,47% tổng diện tích ruộng đất. Đặc biệt, tuy chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ nhưng có đến 1157.7.5.7.0 diện tích công thổ bị bỏ hoang chiếm tỷ lệ 73,8%. Sởdĩ có hiện tượng như thế cũng bởi các nguyên nhân chung về địa hình, thổ nhưỡng và điều kiện tự nhiên như chúng tôi đã trình bày ở trên.

Trong một số địa bạ của huyện Nam Đàn còn thấy xuất hiện đất phù sa, đất cát trắng, đất bãi, đất rừng, công châu thổ. Đây là các loại đất thuộc sở hữu công làng xã. Loại đất này chiếm tỷ lệ rất nhỏ cả về diện tích (diện tích: 468.2.11.4.4, chiếm 1,36 % tổng

diện tích ruộng đất) và số lượng (trong 40 địa bạ của huyện Nam Đàn chỉ có 7/40 địa bạ có diện tích các đất như: đấtphù sa, đất cát trắng, đất bãi, đất rừng, công châu thổ).

Các loại đất trên với đặc điểm địa hình thổ nhưỡng là vùng đồng bằng ven sông với nhiều ô trũng hoặc những nơi xen lẫn gò đồi và núi rừng, có địa hình không bằng phẳng, phụ thuộc nhiều vào tự nhiên. Đất ở vùng ven sông thường bị ngập lụt, nhưng lại được phù sa bồi đắp thường xuyên, còn những diện tích đất gần rừng, gò đồi thì chất lượng xấu, muốn canh tác được phải tiến hành khai hoang vỡ đất, cải tạo mất nhiều thời gian và công sức, cho nên những loại đất này thường bị bỏ hoang, về lâu dài trở thành các diện tích hoang hóa ít đượcsử dụng vào mục đích canh tác nông nghiệp.

3.1.2. Ruộng đất tư nhân

Ở Nam Đàn, từ năm 1802 đến năm 1884, sở hữu tư nhân chia theo từng loại: tư điền, tư thổ và thổ trạch tư. Theo phản ánh của địa bạ, diện tích ruộng đất tư ở huyện Nam Đàn chiếm một tỷ lệ tương đối lớn. Cụ thể như sau:

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Kinh tế huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An dưới triều Nguyễn thời kỳ 1802 1884. ( The Economy of Nam Dan District, Nghe An Province under Nguyen Dynasty in the period 1802 1884 ) (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)