6. Bố cục của luận án
2.2. Điều kiện tự nhiên
2.2.5. Đường giao thông
Trong thế kỷ XIX, theo Đại Nam nhất thống chí, huyện Nam Đàn: ở cách phủ Anh Sơn 8 dặm về phía Đông; Đông Tây cách nhau 85 dặm, Nam Bắc cách nhau 28 dặm, phía Đông đến địa giới huyện Hưng Nguyên 65 dặm, phía Tây đến địa giới huyện Lương Sơn 20 dặm, phía Nam đến địa giới huyện Thanh Chương 13 dặm, phía Bắc đến địa giới huyện huyện Lương Sơn 15 dặm [154, tr.139].
Huyện Nam Đàn thuộc vùng hạ lưu sông Lam, có vị trí tiếp giáp với nhiều địa phương phía Tây Nam của trấn/tỉnh Nghệ An, dưới triều Nguyễnnơi đây có hệ thống đường giao thông khá phong phú với cả hệ thống đường bộ và đường thủy.
Căn cứ theo Hoàng Lê Cảnh Hưng bản đồ(hiện lưu ở văn khố Shido (Tư Đạo văn khố, 斯道文庫), Đại học Keio, Tokyo, Nhật Bản) do tác giả Lê Văn Ất dịch và nghiên cứu, cho biết: Trong bản đồ nhật trình vẽ đường đi từ Kinh đô (Thăng Long) đến khu vực Chiêm Thành xưa theo đường bộ (60 ngày), có mô tả lộ trình ngày nghỉ thứ 14 tại La Sơn (Hà Tĩnh) có tuyến đường bộ đi qua khu vực huyện Nam Đường (Nam Đàn). Bản đồ có chú thích rõ đường đi, gắn với các địa danh như:Cầu Đức, núi
Đao, Quán. Dựa trên bản đồ có thể thấy, con đường bộ đoạn đi qua địa bàn huyện Nam Đàn là một phần của tuyến đường giao thông huyết mạch trong hành trình từ
Thăng Long vào đến Chiêm Thành [5].
Sách Hoàng Việt nhất thống địa dư chí (do Lê Quang Định biên soạn xong năm 1806) cho biết có tuyến đường thủy: Từ bến Lương Trường (nơi thu nộp thuế lương thực) ở cửa Nam trấn thành Nghệ An theo đường thủy đến rạch Hoang Hùy thuộc huyện Nam Đường [49].
Sách Đồng Khánh địa dư chí ghi rõ: Về đườngbộ thuộc phủ Anh Sơn từhuyện Nam Đườngđến các xã, huyện, phủ khác có các tuyến đường chủ yếu như sau:
- Một con đườngquan báo từ phủ lỵ đi về phía Đông, qua Lương Sơn, Nam Đường, đến cầu Đích huyện Hưng Nguyên rồi đến tỉnh lỵ, dài 86 dặm 51 trượng, rộng 6 thước.
- Một con đường quan báo từ phủ lỵ đi về phía Tây, đến địa giới phủ Tương Dương, dài 51 dặm 13 trượng, rộng 6 thước.
- Một con đường nhỏ từ phủ lỵ đi về phía Nam, đến địa giới huyện Thanh Chương, dài 120 trượng, rộng 4 thước.
- Một đường nhỏ từ phủ lỵ đi về phía Bắc, đến địa giới phủ Diễn Châu, dài 1 dặm 115 trượng, rộng 4 thước [165, tr.1237].
Các tuyến đường bộ lớn nhỏcó chiều rộng 4 - 6 thước, tính theo phép đo chiều dài thời Nguyễn 1 thước = 0,425m, thì các tuyến đường có chiều rộng từ 1,7 - 2,55 m,
chủ yếu phục vụ nhu cầu đi lại của cư dân và các loại hình phương tiện nông nghiệp
trên địa bàn huyện Nam Đàn.
Các tuyến đường quan báo nối liền từ trấn/thành Nghệ An lên huyện lỵ Hưng Nguyên, Nam Đàn, Thanh Chương, Lương Sơn... đây là huyết mạch giao thông đường bộ quan trọng nhất đối với cư dân Nam Đàn ở thế kỷ XIX. Ngoài ra, còn có tuyến đường bộ đi từ xã Thanh Thuỷ (Nam Thanh) qua truông Băng (núi Đại Huệ) đến vùng Trù Ú, Đại Sơn (Đô Lương ngày nay). Từ Xuân Hồ, Xuân Liễu, cư dân Nam Đàn còn vượt truông Hến (thuộc xã Nam Xuân ngày nay) đến vùng Nghi Công, Nghi Kiều
(Nghi Lộc). Trong cuộc hành binh thần tốc cuối năm 1788 Hoàng đế Quang Trung và ba quân tướng sĩ đã đi từ Lam Thành, qua Nam Đường vượt truông Hến và truông
Vùng Đông Liệt, Ngọc Trừng, Trang Ri, Trang Đen... cư dân làng xã còn theo
tuyến đường bộ vượt qua dốc Kỳ Lợn đến truông Bồn (xã Nam Hưng ngày nay), đến xã Minh Sơn, Đại Sơn (Đô Lương ngày nay). Riêng cư dân các làng xã ở tổng Bích Triều và tổng Nam Kim có thể đi theo tuyến đường bộ thuộc làng Hoành Sơn, Vạn Lộc qua khe Su đến xã Sơn Tiến (huyện Hương Sơn) hoặc tuyến đường bộ từ xã Nam Kim vượt qua thung lũng hẹp thuộc dãy Thiên Nhẫn để đến xã Sơn Hoà, Sơn Tiến (huyện Hương Sơn) hay con đường bộ nối liền với xã Đức Trường (Đức Thọ) đi lên bến đò Linh Cảm.
Với mật độ phân bố, kích thước độ rộng của các tuyến đường, đường bộ đóng vai trò quan trọngđáp ứngnhu cầu đi lại, phục vụ sản xuất nông nghiệp và vận chuyển giao thông nội vùng. Liên quan đến giao lưu thương mại, đường bộ giữ vị trí khá khiêm tốn trong vận chuyển hàng hóa bởi sự thô sơ về công cụ chuyên chở, các tiểu thươngchủ yếu là gồng gánh, hoặc sử dụng xe thồ đưahàng hóa ra chợ làng, chợ tổng, huyện trao đổi, mua bán. Trong thời kỳ này, xe ngựa chủ yếu được sử dụng vào chức năng hành chính, quân sự, thông tin liên lạc hơn là kinh tế.
Với điều kiện địa hình độ dốc khá lớn, nhiều sông suối, khe cừ chia cắt ngang dọc, đường bộ không thể tiến hành dài ngày bằng phương tiện vận chuyển thô sơ vì cầu cống hiếm nơi có được, chủ yếu là đò ngang, đò dọc trên sông. Ngoài ra, việc vận chuyển, giao thương hàng hóa trên các tuyến đường bộ còn nhiều nguy cơ bị ách tắc do lũ lụt làm sụt lở đường sá, sự đe dọa của thú dữ hay trộm cướp do sơn tặc thường
xuyên xảy ra. Đó là thực tế không chỉ ở Nam Đàn mà còn là tình trạng chung của giao
thông đường bộ trên khắp cả nước trong thế kỷ XIX.
Dưới triều Nguyễn, Nhà nước rất quan tâm đến việc đào sông vừa tiện đường thông thương vừa phát triển thủy lợi. Việc tu bổ ghe thuyền trở thành phép nước, được quy định trong Hội điển: “Hàng năm thuyền nào cần đại tu, tiểu tu và quang xãm thì cứ theo Thánh dụ, thượng ty ấy khám cho thực tại thế nào, nói đủ nguyên do tâu lên xin làm”. Dưới thời Tự Đức (1848), để khuyến khích vận tải hàng hóa cho Nhà nước, nhà vua kêu gọi các thuyền buôn chuyển vào ngạch vận tải sẽ được miễn binh dịch, tạp dịch, cấp lương thực cho chủ và các tay chèo [8; tr.18 - 21].
Từ nhiều thế kỷ trước, cư dân ở lưu vực sông Lam đã khai thác triệt để hệ thống sông nhánh, sông phụ của sông Lam như: sông Ngàn Sâu, Ngàn Phố, Sông La (Hà
Tĩnh), sông Giăng, sông Cương Gang, sông Hiếu, sông Con... (Nghệ An) để phát triển mạng lưới giao thông đường sông nhằm vận chuyển các loại lâm đặc sản, nông phẩm từ miền ngược đến miền xuôi. Từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII, trấn thành Nghệ An nằm ở Lam Thành - Phù Thạch, do đó cư dân huyện Hưng Nguyên, Nam Đường, Thanh Chương, Đức Thọ, Hương Sơn có nhiều thuận lợi khi khai thác tuyến đường thuỷ dọc sông Lam. Đầu thế kỷ XIX, lỵ sở Nghệ An chuyển về Vĩnh Yên và Yên Trường (Vinh ngày nay), cảng sông Bến Thuỷ, sông Vinh, sông Cửa Tiền, kênh nhà Lê trở thành mạng lưới đường sông phục vụ cho việc vận chuyển hàng hoá, giao thương buôn bán, giao lưu văn hoá của cư dân ở trấn/tỉnh Nghệ An. Theo khảo sát của chúng tôi, trên địa bàn các tổng của huyện Nam Đàn dọc hai bờ tả/hữu sông Lam có các bến đò dọc và đò ngang sau đây: bến đò chợ Liễu nối Tuần La sang Hoành Sơn -
Trung Cần, Dương Liễu; bến đò Vạn rú và bến đò rú Gềnh nối liền cư dân các làng, xã ở tổng Lâm Thịnh, tổng Non Liễu với cư dân ở tổng Nam Kim. Bến đò Sa Nam bao
gồm đò dọc và đò ngang nối liền huyện lỵ Nam Đàn với các làng xã thuộc tổng Bích Triều (Chi Cơ, Tàm Tang, Phú Thọ, Vũ Nguyên). Bên cạnh đó, từ bến đò Sa Nam cư dân Nam Đàn còn có thể lên đò Phuống, đò Rộ, đò Giăng ở huyện Thanh Chương, thậm chí lên tận đò Lường ở huyện Lương Sơn. Việc vận chuyển gỗ, tranh, tre, nứa mét và các loại lâm sản, nông sản khác từ Lương Sơn, Thanh Chương về Nam Đàn hết sức thuận lợi. Cư dân các huyện, Hương Sơn, Đức Thọ (Hà Tĩnh) còn có thể theo dòng sông La sau đó ngược dòng sông Lam đến tất cả các bến đò và chợ trên địa bàn huyện Nam Đàn để buôn bán, trao đổi các loại hàng hoá.
Thậm chí, cư dân các làng xã ven biển từ Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc còn có thể chở các thuỷ hải sản, muối, nước mắm, sản phẩm nghề gốm, rèn... theo kênh nhà Lê, hoặc men theo dọc bờ biển vào cửa Hội Thống sau đó đi lên cảng sông Bến Thuỷ ngược dòng sông Lam lên tận bến đò Sa Nam để mua bán, trao đổi. Sông Lam trở thành một trong những tuyến đường giao thông thuỷ nối liền cư dân Nam Đàn với cư dân nhiều huyện ở hạ lưu sông Lam.
Lưu thông bằng đường thủy, đặc biệt là việc chuyên chở hàng hóa vào thế kỷ XIX cũng luôn bị đe dọa và thiếu an toàn về nạn cướp biển, bão tố, đá ngầm… Ở Nghệ An, năm 1846 xảy ra vụ đắm thuyền đã nhấn chìm 290 chiếc thuyền là một trong
Tóm lại, trong thế kỷ XIX hệ thống giao thông ở nước ta nói chung, Nghệ An, Nam Đàn nói riêng đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo mối liên kết hạ tầng
Nông - Công - Thương. Đường thủy đóng vai trò chủ lực trong vận tải dân dụng, đường bộ đóng vai trò quan trọng liên kết giao thông phục vụ chức năng hành chính, quân sự, thông tin liên lạc vùng miền vànhu cầu đi lại, sản xuất của nhân dân.