Phí bảo hiểm.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH BẢO HIỂM HÀNG HẢI ppsx (Trang 59 - 61)

a) Phương pháp tính phí bảo hiểm.

Biểu phí bảo hiểm của Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam xác định theo tỷ lệ số tiền bảo hiểm mà hai bên thỏa thuận được thể hiện bằng số phần trăm của số tiền bảo hiểm đó. Tỷ lệ này phụ thuộc vào trọng tải hay công suất máy, phạm vi hoạt động, mức miễn thường, loại tàu, điều kiện bảo hiểm, phân cấp tàu và tuổi tàu ..., cụ thể như sau:

- Phân biệt theo trọng tải, công suất và phạm vi hoạt động.

Trọng tải, công suất Phạm vi hoạt động

Từ 100 - 500 DWT Vùng biển Việt Nam Từ 300 - 500 BHP Vùng biển Việt Nam Từ 500 - 1.500 DWT Vùng biển Việt Nam Từ 500 - 1.000 BHP Việt Nam, Bắc hải (China)

Từ 1.500 - 2.500 DWT Việt Nam, Cambodia, Hongkong, Malaysia, Singpore, Thailand

Từ 1.000 - 2.000 BHP Việt nam, Cambodia, QuangZhou, Hongkong Từ 2.500 - 5.000 DWT

Việt Nam, Cambodia, QuangZhou, Hongkong, Malaysia, Singapore, Thailand, Indonesia, Mianma, Philipin, Japan

Trên 2.000 BHP Việt Nam, Cambodia, QuangZhou, Malaysia, Singapore, Thailand

Từ 5.000 DWT trở lên Ngoài các phạm vi nói trên Công suất > 2.000 BHP Ngoài các phạm vi nói trên

- Phân biệt theo điều kiện bảo hiểm.

- Phân biệt theo loại tàu gồm: tàu chở hàng khô, tàu chở hàng đông lạnh, tàu chở khách, tàu kéo và tàu khác.

- Phân biệt theo các trường hợp đặc biệt:

+ Tàu được phân cấp đăng kiểm được giảm 20% tỷ lệ phí gốc. + Tàu không được phân cấp thu thêm phí tăng dần theo tuổi tàu. + Tàu đóng trong và trước đại chiến thế giới thứ hai thu thêm phí.

+ Tàu chở hàng đông lạnh tăng từ 40 – 60% phí so với tàu cùng loại chở hàng khô. Nếu phần hàng đông lạnh chỉ chiếm nhỏ hơn ½ trọng tải thì tăng 25% số phí phải nộp so với tàu hàng khô cùng loại.

+ Tàu bị tổn thất về máy móc, nồi hơi, các bộ pận khác chưa sửachữa nhưng vẫn đủ khả năng đi biển, phí bảo hiểm phải nộp tăng từ 10-30% so với phí gốc.

+ Tàu hoạt động ngoài phạm vi đã qui định.

b) Tỷ lệ phí bảo hiểm.

Tỷ lệ phí bảo hiểm hàng năm áp dụng cho các loại tàu, nhóm tàu do các công ty bảo hiểm tính toán phù hợp với biểu phí do Bộ Tài chính ban hành, trên cơ sở cân đối tình hình tổn thất của toàn bộ các đội tàu tham gia bảo hiểm tại công ty. Tỷ lệ phí này được thông báo cho các chủ tàu vào tháng 12 năm trước năm bảo hiểm. Tỷ lệ phí bảo hiểm cũng sẽ được điều chỉnh tăng lên đối với các tàu, các chủ tàu có tỷ lệ bồi thường tổn thất lớn quá 65% so với số phí thu được và ngược lại có điều chỉnh hạ giảm nếu tỷ lệ bồi thường tổn thất nhỏ hơn 50%.

c) Loại tiền đóng phí.

Đối với tàu biển hoạt động quốc tế, các công ty bảo hiểm chỉ nhận bảo hiểm bằng ngoại tệ, do vậy phí bảo hiểm sẽ thanh toán bằng đồng đô la Mỹ.

d) Thời hạn thanh toán phí bảo hiểm.

Đối với tàu tham gia bảo hiểm 1 năm tại Bảo Việt, phí bảo hiểm được thanh toán theo 4 kỳ, mỗi kỳ bằng ¼ số phí.

+ Kỳ 1 : thanh toàn chậm nhất vào ngày 15/01. + Kỳ 2 : thanh toán chậm nhất vào ngày 10/04. + Kỳ 3 : thanh toán chậm nhất vào ngày 10/07. + Kỳ 4 : thanh toán chậm nhất vào ngày 10/10.

Đối với tàu bảo hiểm trên 6 tháng nhưng dưới 1 năm, phí bảo hiểm được thanh toán làm 2 kỳ, mỗi kỳ ½ số phí và nộp vào 10 ngày đầu tiên của mỗi kỳ và ngày thanh toán này được ghi rõ trong giấy báo thu phí bảo hiểm.

Đối với tàu bảo hiểm thời hạn dưới 6 tháng hoặc bảo hiểm chuyến thì phí bảo hiểm nộp một lần ngay khi cấp đơn bảo hiểm.

Trường hợp tàu bảo hiểm theo thời hạn mà xảy ra tổn thất toàn bộ thì sau 15 ngày kể từ khi tàu bị tổn thất toàn bộ hay khi biết btin tổn thất toàn bộ, người được bảo hiểm phải thanh toán toàn bộ phí bảo hiểm còn lại mặc dù chưa đến kỳ thanh toán.

Phí bảo hiểm được coi là thanh toán đúng thời hạn và đầy đủ khi tiền đã vào tài khoản của công ty bảo hiểm hoặc có giấy xác nhận của ngân hàng về việc chuyển trả

phí bảo hiểm của người được bảo hiểm, kể cả số tiền lãi của số phí còn nợ cho thời gian tính từ ngày phát sinh nợ đến ngày thanh toán.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH BẢO HIỂM HÀNG HẢI ppsx (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)