- Lương và lương thực của thủy thủ: khi tàu không hoạt động sau một tai nạn, người được bảo hiểm có thể thấy vẫn cần phải giữ thuyền trưởng, sỹ quan và thủy thủ hoặc một số trong những người ấy nên phải chịu lương bổng và lương thực cho họ. Nếu các chi phí này đã được đưa vào tổn thất chung thì không thể đòi bảo hiểm bồi thường, bất kể tàu ngừng hoạt động là hậu quả của một rủi ro được bảo hiểm. Tuy nhiên khi cần đến thuyền trưởng, sỹ quan và thủy thủ để đưa tàu đến nơi sửa chữa hoặc để điều động tàu khi chạy thử liên quan đến các sửa chữa mà các sửa chữa này thuộc trách nhiệm của bảo hiểm thì sẽ được bảo hiểm bồi thường.
Người bảo hiểm giới hạn trách nhiệm của mình về lương bổng và lương thực vào thời gian tàu thực sự di động (hành thủy). Nếu người được bảo hiểm đã trả các chi phí ấy trong thời gian chờ di động hay trong thời gian sửa chữa thì họ phải tự gánh chịu.
- Công tác phí: không bồi thường theo bảo hiểm này bất kỳ số tiền nào là thù lao cho người được bảo hiểm về thời gian và công sức để thu thập và cung cấp thông tin, tài liệu. Cũng không bồi thường những khoản hoa hồng hay thù lao cho người khác tiến hành các công việc như trên. Các chi phí này có thể được đưa vào tổn thất chung (nếu có).
- Chi phí đưa tàu đi sửa chữa: khi tàu cần phải đưa đến nơi sửa chữa thì chi phí di chuyển được cộng vào chi phí sửa chữa nếu người được bảo hiểm phải trả chi phí ấy
và việc di chuyển là do yêu cầu của người bảo hiểm (người bảo hiểm có quyền quyết định cảng mà tàu phải tới để lên đà sửa chữa). Người được bảo hiểm không phải gánh chịu một phần chi phí đưa tàu đi sửa chữa nếu họ có những sữa chữa riêng cho mình trong thời gian sửa chữa thuộc trách nhiệm bảo hiểm. Nếu người được bảo hiểm cầu hoàn được từ người thứ ba cho chuyen hành trình thì cầu hoàn này giải trừ trách nhiệm của người bảo hiểm.
- Chi phí kiểm tra vỏ tàu: người bảo hiểm chấp nhận bồi thường chi phí hợp lý để kiểm tra vỏ sau khi tàu bị mắc cạn dù không phát hiện tổn thất. Bồi thường này không áp dụng cho các trường hợp “nằm cạn” khác.