Khi người bảo hiểm bồi thường một tổn thất theo đơn bảo hiểm thì đương nhiên họ được quyền thế nhiệm đối với tổn thất đó, nghĩa là họ được thay thế mọi quyền hạn của người được bảo hiểm đối với các bên khác có trách nhiệm về tổn thất. Trong trường hợp tổn thất toàn bộ, họ có quyền, nhưng không bắt buộc, chiếm hữu những gì còn lại của con tàu, tùy ý sử dụng theo ý họ. Tuy nhiên, người bảo hiểm chỉ được cầu hoàn tới số tiền mà họ đã bồi thường theo đơn bảo hiểm.
Ví dụ:
a/ Tổn hại do đâm va tàu: 1.500 Mức miễn thường: 2.000
Người bảo hiểm không phải bồi thường.
Cầu hoàn người thứ ba được 500, số tiền này thuộc về người được bảo hiểm. b/ Tổn hại do đâm va tàu: 5.000
Mức miễn thường: 2.000
Người bảo hiểm bồi thường: 5.000 – 2.000 = 3.000
Cầu hoàn người thứ ba được 1.500, số tiền này thuộc về người bảo hiểm. c/ Tổn hại do đâm va tàu: 3.000
Mức miễn thường: 2.000
Người bảo hiểm bồi thường: 3.000 – 2.000 = 1.000
Cầu hoàn người thứ ba được 1.500, thì người bảo hiểm hưởng 1.000 (bằng số tiền mà họ đã bồi thường), còn người được bảo hiểm hưởng 500.
Trong trường hợp người thứ ba bồi thường về tổn thất, thông thường phải cộng thêm tiền lãi. Tiền lãi này tính theo tỷ giá do tòa án quyết định và theo thời gian từ lúc phát sinh khiếu nại cho đến khi thanh toán tiền bồi thường. Tiền lãi của các khoản cầu hoàn sẽ được phân chia cho người bảo hiểm và người được bảo hiểm trên cơ sở thời gian thanh toán tiền bồi thường cho dù với việc cộng thêm tiền lãi đó người bảo hiểm có thể nhận được khoản tiền lớn hơn số tiền mà họ đã thanh toán.
Ví dụ:
Tổn hại do đâm va tàu: 30.000 Mức miễn thường: 20.000
Lãi của số tiền cầu hoàn 12.000 trên 360 ngày là 600 (nghĩa là người thứ ba bồi thường sau 360 ngày).
Giả sử người bảo hiểm thanh toán tiền bồi thường cho người được bảo hiểm sau 120 ngày. Vậy, người bảo hiểm sẽ được hưởng 10.000 của số tiền cầu hoàn và tiền lãi của 10.000 trong 240 ngày. Phần còn lại thuộc về người được bảo hiểm.