QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG HÓA NK BẰNG ĐƯỜNG BIỂN

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại công ty TNHH PCSC (Trang 26 - 30)

1.4.1 Sơ đồ quy trình giao nhận hàng hóa NK bằng đường biển

Hình 1.01 – Quy trình giao nhận hàng hóa NK bằng đường biển.

1.4.2 Các thao tác để chuẩn bị nhận hàng nhập khẩu1.4.2.1 Ðối với hàng không phải lưu kho, bãi tại cảng 1.4.2.1 Ðối với hàng không phải lưu kho, bãi tại cảng

Trong trường hợp này, chủ hàng hoặc người được chủ hàng uỷ thác đứng ra giao nhận trực tiếp với tàu.

Ðể có thể tiến hành dỡ hàng, 24 giờ trước khi tàu đến vị trí hoa tiêu, chủ hàng phải trao cho cảng một số chứng từ:

 Bản lược khai hàng hoá (2 bản)  Sơ đồ xếp hàng (2 bản)  Chi tiết hầm hàng (2 bản)  Hàng quá khổ, quá nặng (nếu có)

Chủ hàng xuất trình vận đơn gốc cho đại diện của hãng tàu

Trực tiếp nhận hàng từ tàu và lập các chứng từ cần thiết trong quá trình nhận hàng như:

 Biên bản giám định hầm tàu (lập trước khi dỡ hàng) nhằm quy trách nhiệm cho tàu về những tổn thất xảy sau này.

 Biên bản dỡ hàng (COR) đối với tổn thất rõ rệt.  Thư dự kháng (LOR) đối với tổn thất không rõ rệt.  Bản kết toán nhận hàng với tàu (ROROC)  Biên bản giám định.

 Giấy chứng nhận hàng thiếu (do đại lý hàng hải lập)….

Khi dỡ hàng ra khỏi tàu, chủ hàng có thể đưa về kho riêng để mời HQ kiểm hoá (nếu có). Nếu hàng không có niêm phong seal thì phải mời HQ áp tải về kho:  Làm thủ tục hải quan.

 Chuyên chở về kho hoặc phân phối hàng hoá.

1.4.2.2 Ðối với hàng phải lưu kho, lưu bãi tại cảng

Cảng nhận hàng từ tàu

 Dỡ hàng và nhận hàng từ tàu (do cảng đảm nhận)

 Lập các giấy tờ cần thiết trong quá trình giao nhận (nhân viên giao nhận phải cùng lập)

 Ðưa hàng về kho bãi cảng.

Cảng giao hàng cho các chủ hàng

Khi nhận được thông báo hàng đến, chủ hàng phải mang vận đơn gốc, giấy giới thiệu của Công ty đến hãng tàu hoặc đại lý hãng tàu để lấy D/O. Hãng tàu hoặc đại lý giữ lại giấy thông báo hàng đến và trao 3 bản D/O cho người nhận hàng. - Chủ hàng đóng phí lưu kho, phí xếp dỡ và lấy biên lai.

- Chủ hàng mang 2 bản D/O còn lại đến bộ phận kho vận để làm phiếu xuất kho. Bộ phận này giữ 1 D/O và làm 4 phiếu xuất kho cho chủ hàng.

Làm thủ tục hải quan qua các bước sau:

- Xuất trình và nộp các giấy tờ:

Giấy giới thiệu Công ty. Tờ khai hàng NK.

Giấy phép nhập khẩu (đối với Doanh nghiệp lần đầu mở tờ khai). Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước.

Hợp đồng ngoại thương. P/L 1 bản gốc. C/I 1 bản gốc B/L 1 bản sao. C/O (nếu yêu cầu)

Giấy chứng nhận phẩm chất hoặc kiểm dịch (nếu mặt hàng thuộc diện bắt buộc).

- Tùy thuộc vào kết quả phân luồng mà HQ sẽ quyết định cho thông quan hàng hóa ngay lập tức hay bắt buộc kiểm tra bộ chứng từ và kiểm tra hàng hóa thực tế.

Bao gồm:

Luồng xanh ( miễn kiểm tra):

Trách nhiệm khai báo trên tờ khai HQ do doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm, HQ áp dụng hình thức miễn kiểm tra và cho vào thông quan ngay. Sau khi hoàn tất thủ tục đăng ký tờ khai và được sự phê chuẩn đồng ý của lãnh đạo HQ. Doanh nghiệp được đóng dầu miễn kiểm tra, nhận lại tờ khai được xác nhận đóng lệ phí HQ và thông quan ngay lập tức.

Luồng vàng ( kiểm tra bộ chứng từ):

Doanh nghiệp sau khi hoàn tất thủ tục đăng ký tờ khai thì hồ sơ sẽ được chuyển sang bộ phận kiểm tra giá thuế để tiến hành kiểm tra tính hợp pháp về giá nhập khẩu và mức thuế suất mà doanh nghiệp khai báo, công chức HQ phụ trách giá thuế ra thông báo xác nhận số thuế mà doanh nghiệp phải nộp vào phía sau tờ khai. Nếu qua quá trình kiểm tra việc quy giá thuế phù hợp với thực tế dữ liệu lưu trữ của cơ quan HQ công chức HQ thuế sẽ ký xác nhận vào tờ khai tại ô số (36) của tờ khai và ghi ý kiến của mình vào đó, trình lãnh đạo đội kiểm báo ký duyệt và chuyển lên lãnh đạo HQ cửa khẩu xác nhận cho thông quan. Đại diện doanh nghiệp đóng phí HQ, thuế NK, GTGT nếu có và nhận lại tờ khai để thông quan hàng.

Luồng đỏ (Kiểm tra hồ sơ và hàng hóa thực tế ):

Hồ sơ sau khi được đăng ký xong sẽ chuyển qua làm tiếp phần kiểm tra thuế như luồng vàng, sau đó sẽ trình lãnh đạo cửa khẩu để duyệt tỷ lệ kiểm tra hàng hóa (Ví dụ: kiểm tra 5%, 10% hoặc toàn bộ ) nếu hàng hóa thuộc những mặt hàng có tỷ lệ gian lận thương mại cao thì lãnh đạo HQ có quyền đề xuất kết hợp kiểm tra hàng hóa giữa 2 công chức kiểm hóa với tổ kiểm soát cửa khẩu để kiểm tra.

- Sau khi hải quan xác nhận hàng hóa đã được thông quan chủ hàng có thể mang ra khỏi cảng và chở về kho riêng.

1.4.3 Tổ chức nhận hàng

1.4.3.1 Nếu là hàng nguyên (FCL/FCL)

Khi nhận được thông báo hàng đến (NOA) thì chủ hàng mang vận đơn gốc và giấy giới thiệu của cơ quan đến hãng tàu để lấy D/O.

Chủ hàng mang D/O đến HQ làm thủ tục và đăng ký kiểm hoá (chủ hàng có thể đề nghị đưa cả container về kho riêng hoặc ICD để kiểm tra hải quan nhưng phải trả vỏ container đúng hạn nếu không sẽ bị phạt).

Sau khi hoàn thành thủ tục hải quan, chủ hàng phải mang bộ chứng từ nhận hàng cùng D/O đến văn phòng quản lý tàu tại cảng để xác nhận D/O.

Lấy phiếu xuất kho và nhận hàng.

1.4.3.2 Nếu là hàng lẻ (LCL/LCL)

Khi đó, công ty dịch vụ sẽ kết hợp nhiều lô hàng lẻ (LCL shipments), sắp xếp, phân loại và đóng chung vào container, sau đó thu xếp vận chuyển từ cảng xếp tới cảng đích. Việc kết hợp đóng chung như vậy gọi là gom hàng, hay consolidation.

Chủ hàng mang MB/L hoặc HB/L (nếu là người gom hàng) đến hãng tàu hoặc đại lý hãng tàu để lấy D/O, sau đó nhận hàng tại CFS quy định và làm các thủ tục như trên.

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Chương 1 của bài đã trình bày về khái niệm tổng quan về giao nhận hàng hóa, cơ sở lý luận và các nguyên tắc của dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu bao gồm các khái niệm, vai trò, quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm các bên, các chứng từ cơ bản sử dụng trong hoạt động giao nhận hàng NK. Đồng thời, chương 1 cũng giới thiệu khái quát chung về quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển theo hai trường hợp là nhận hàng lẻ và hàng nhận nguyên container. Cùng với phân tích quy trình giao nhận ở chương 2 để đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình giao nhận nhập khẩu hàng hóa nói riêng và các dịch vụ khác tại công ty PCSC nói chung ở chương 3 nhằm mục tiêu trở thành một trong những công ty phát triển mạnh mẽ và bền vững trong lĩnh vực dịch vụ giao nhận tại Việt Nam.

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VỀ “QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY TNHH PCSC”

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại công ty TNHH PCSC (Trang 26 - 30)