Các yếu tố tác động

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại công ty TNHH PCSC (Trang 71 - 75)

2.1.1 .1Giá trị NK hàng FCL

2.3.3Các yếu tố tác động

2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU BẰNG

2.3.3Các yếu tố tác động

chi phí đáng kể.

3. Nhân viên bị động về kiến thức của hàng hóa.

Trước khi tiến hành làm thủ tục hải quan, nhân viên giao nhận chưa chuẩn bị kỹ các hồ sơ cần thiết như catalogue, tài liệu kỹ thuật, đồng thời nắm rõ hình dạng, đặc tính, cấu tạo, công dụng... của hàng hóa. Điều này sẽ gây khó khăn cho nhân viên giao nhận trong quá trình đăng ký tờ khai tại cảng, không đủ kiến thức hàng hóa để giải trình với HQ, dễ dẫn đến việc HQ sẽ yêu cầu chuyển luồng đỏ để kiểm tra hàng hóa thực tế. Khi ấy sẽ kéo dài thời gian trong quy trình lấy hàng về kho, gây tốn kém cho Công ty cũng như cho khách hàng.

4. Công tác chăm sóc khách hàng chưa được chú trọng.

Ngoài các phòng ban như trong sơ đồ cơ cấu tổ chức, công ty vẫn chưa có phòng ban chăm sóc khách hàng một cách riêng biệt. Công tác chăm sóc khách hàng sau dịch vụ đó là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến việc khách hàng có muốn trở lại để sử dụng dịch vụ công ty nữa hay không vì có rất nhiều đối thủ cạnh tranh khác họ hoàn toàn có thể lôi kéo khách hàng của công ty về phía họ bởi những điều tưởng như là không cần thiết này.

Chính vì vậy, trong thời gian tới công ty TNHH PCSC cần có những giải pháp hiệu quả để khắc phục hạn chế và phát huy những thành tựu đạt được nhằm góp phần nâng cao hơn nữa quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển của Công ty, nâng cao hiệu quả kinh doanh và khẳng định vị thế trên địa bàn.

2.3.3 Các yếu tố tác động      Về yếu tố chủ quan:  Nguồn lực về tài chính còn eo hẹp.

Tiềm lực tài chính của công ty vẫn còn rất hạn chế. Vốn điều lệ chỉ 2 tỷ VNĐ thì vẫn chưa đủ mạnh để thực hiện các chiến lược nhằm tăng sức cạnh tranh với các công ty đối thủ mà họ ngày một dần mạnh lên.

 Nguồn lực nhân viên của hạn chế.

Công ty lại thiếu nguồn nhân lực được đào tạo chuyên nghiệp. Kiến thức của các nhân viên có được là do tự đúc kết kinh nghiệm, học từ bạn bè đồng nghiệp, từ các đại học chuyên ngành trong nước.

 Cơ sở vật chất chưa đáp ứng đủ nhu cầu phát triển.

Cơ sở vật chất mặc dù được nâng cấp trang bị thường xuyên song vẫn không đáp ứng với nhu cầu phát triển của công ty. Phương tiện quản lý, hệ thống thông tin liên lạc khá đầy đủ và hiện đại nhưng các phương tiện và thiết bị phục vụ trực tiếp cho quá trình nghiệp vụ gần như không có. Công ty không sỡ hữu phương tiện bốc dỡ, đội xe, khi cần thiết đều sử dụng dịch vụ cho thuê của các công ty khác do đó còn chịu sự phụ thuộc về giá cả, đặc biệt trong thời gian cao điểm thì chi phí thuê mướn thường tăng cao ảnh hưởng đến giá thành dịch vụ của công ty.

Yếu tố khách quan:

 Cơ sở hạ tầng kỹ thuật Việt Nam còn lạc hậu, xuống cấp nghiêm trọng.

Hệ thống giao thông đường bộ chật hẹp chắp vá, mặc dù được Nhà nước đầu tư nâng cấp thường xuyên song vẫn chưa hoàng chỉnh. Chiều cao của hệ thống cầu đường bộ chưa đạt tiêu chuẩn gây khó khăn cản trở cho việc vận chuyển hàng hóa trong công tác giao nhận làm cho thời gian giao nhận kéo dài, do đó chí phí tăng lên. Hệ thống cảng biển nước ta phần nhiều là nông, hệ thống cầu cảng hẹp, trang thiết bị của cảng biển còn lạc hậu, năng suất xếp dỡ còn thấp, chưa thể tiếp nhận loại tàu có trọng tải lớn.

 Hệ thống Luật còn nhiều bất cập.

Hệ thống biểu thuế, đặc biệt là thủ tục HQ còn rườm rà, chi phí ngoài hóa đơn còn nhiều... do đó chi phí giao nhận ở Việt Nam còn khá cao so với các nước khác. Ví dụ như các quyết định miễn thuế nhập khẩu của Bộ Tài chính chỉ gửi tới Cục HQ các địa phương, trong khi đó thuế phát sinh khi các doanh nghiệp mở tờ khai hàng nhập khẩu lại ở các Chi cục HQ. Vì vậy nhiều khi do không nhận được các quyết định miễn thuế kịp thời nên các Chi cục HQ vẫn yêu các doanh nghiệp phải sớm giải quyết miễn thuế hoặc nộp thuế cho tờ khai đó... Đối với các lô hàng phải trưng cầu giám định HQ không chấp nhận kết quả giám định lần đầu đã lưu giữ mà bắt giám định lại... gây tốn thời gian và chi phí thông quan hàng hóa trong hoạt động giao nhận.

 Gặp phải sự cạnh tranh gay gắt.

Với đà phát triển mạnh mẽ của vận tải và buôn bán quốc tế, các dịch vụ giao nhận vận tải hàng hóa XNK cũng không ngừng phát triển và ngày càng mở rộng tại Việt Nam trong những năm gần đây. Hơn nữa kinh doanh dịch vụ giao nhận không cần nhiều vốn đầu tư mà vẫn thu được nhiều lợi nhuận. Chính vì vậy mà hàng loạt các công ty đổ xô vào kinh doanh lĩnh vục này làm cho tính cạnh tranh trên thị trường giao nhận hàng hóa quốc tế của Việt Nam ngày càng gay gắt. Do đó, để có thể đứng vững và phát triển PCSC cần có những đánh giá về đối thủ cạnh tranh trên các phương diện như: mục đích tương lai, chiến lược hiện tại, tiềm năng của đối thủ cạnh tranh là gì?... nắm bắt những điểm mạnh, điểm yếu của họ để từ đó có chiến lược kinh doanh đúng đắn.

Chúng ta có thể tìm hiểu những nét sơ lược về các công ty được xem là những đối thủ mạnh trên thị trường giao nhận vận tải Việt Nam hiện nay:

VINATRANS

Là doanh nghiệp nhà nước được hình thành từ những năm 70. Có bề dày kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế và là đại lý cho rất nhiều các hãng giao nhận vận tải quốc tế lớn trên thế giới. Những lợi thế của VINATRANS là:

- Cơ sở vật chất rất hiện đại, có thể được xem như tương đương với các hãng giao nhận vận tải lớn trên thế giới.

- Đội ngũ cán bộ lành nghề, giàu kinh nghiệm.

- Có chinh nhánh và văn phòng đại diện tại hầu hết các trung tâm kinh tế lớn của đất nước, tại Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Huế... bên cạnh trở chính đặt tại Hồ Chí Minh.

VIETRANS

Là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ thương mại, có trụ sở chính tại Hà Nội. Là tổ chức đầu tiên tại Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực giao nhận hàng hóa quốc tế. Trước năm 1986, VIETRANS là tổ chức duy nhất hoạt động trong lĩnh vực giao nhận kho vận ngoại thương phục vụ cho tất cả các công ty XNK trong cả nước nhưng hoạt động chủ yếu chỉ giới hạn ở các ga, cảng, cửa khẩu. Sau năm 1986, Việt Nam thực hiện chuyển đổi nên kinh tế, VIETRANS có cơ hội vươn lên thành một công ty giao nhận quốc tế có quan hệ đại lý rộng khắp trên thế giới và cung cấp mọi dịch vụ vận tải giao nhận kho vận cho mọi khách trong và ngoài nước. Tuy nhiên VIETRANS cũng mất thế độc quyền trên thị trường giao nhận vận tải quốc tế và bước vào một cuộc cạnh tranh gay gắt cùng các tổ chức kinh tế khác trong ngành. So với nhiều doanh nghiệp hoạt động trong cùng lĩnh vực VIETRANS hơn hẵn về quy mô lẫn thị phần chiếm giữ.

GEMATRANS

Là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Bô Giao Thông Vận Tải. Là công ty tương đối lớn trên thị trường với mạng lưới phủ kín trên phạm vi toàn quốc, chiếm khoảng 20% thị phần giao nhận kho vận nội địa. GEMATRANS là đại gia đáng kể nhất trong làng vận tải Container của Việt Nam. Công ty đã liên kết với hãng tàu “K” – Line của Nhật chở hàng chuyển tải cho hãng tàu Neddloyd (Hà Lan), hãng Hapag Lloyd (Đức), P&O (Anh), CMA (Pháp), DSR (Đức), Dịch Vụ GEMATRANS – “K”-Line nối Hồng Kông, Kaohsiung với thành phố Hồ Chí Minh; trong khi đó dịch vụ GEMATRANS – RCL lại nhắm tuyến Singapore – thành phố Hồ Chí Minh. Một số ưu điểm của GEMATRANS đó là:

- Sở hữu đội tàu quốc tế.

- Phát triển mạnh dịch vụ gom hàng xuất khẩu.

- Tận dụng được vận chuyển hai chiều, đây là thế mạnh nổi bật nhất của GEMATRANS so với các công ty giao nhận khác trong nước...

Sự cạnh tranh gay gắt không chỉ thể hiện giữa các doanh nghiệp cùng hoạt động trong lĩnh vực giao nhận với nhau mà còn diễn ra giữa các doanh nghiệp giao nhận trong nước và nước ngoài. Thị phần hoạt động của các doanh nghiệp giao nhận vận tải Việt Nam so với nước ngoài còn rất nhỏ bé, năng lực cạnh tranh còn thấp.

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Trong chương 2 sinh viên đã giới thiệu sơ lược về công ty TNHH PCSC cũng như về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty theo từng mặt hàng và phân tích chi tiết quy trình thực hiện nghiệp vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển. Chỉ ra được những vướng mắc, bất cập, những ưu, nhược điểm cũng như nguyên nhân tồn tại những nhược điểm đó trong hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại công ty.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH VÀ CÁC KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại công ty TNHH PCSC (Trang 71 - 75)