Nghiên cứu định tính

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chuyển đổi loại hình doanh nghiệp của các hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 41 - 48)

3.2 Phương pháp nghiên cứu và kết quả

3.2.1 Nghiên cứu định tính

Mô hình lý thuyết và thang đo nháp chủ yếu được xây dựng dựa trên tổng quan lý thuyết nền. Theo Nguyễn Đình Thọ (2014)[27], lý thuyết nền được xây dựng chung cho trên thị trường quốc tế, nó có sự khác biệt về văn hóa, mức độ phát triển kinh tế cũng như chưa phù hợp với thị trường Việt Nam, nên khi nghiên cứu trong một bối cảnh khác với bối cảnh đã được nghiên cứu, nhà nghiên cứu cần phải đánh giá lại mô hình lý thuyết, đánh giá lại thang đo xem có phù hợp bối cảnh

Mục tiêu nghiên cứu Lý thuyết nền Mô hình nghiên cứu

Nghiên cứu sơ bộ Định tính, thảo luận nhóm Định lượng sơ bộ Hoàn thiện bảng câu hỏi Nghiên cứu chính thức Cronbach Alpha EFA Phân tích Mô hình

Kiểm tra độ thích hợp của mô hình. Kiểm định giả thiết. Loại các biến có trọng số nhân

tố nhỏ, kiểm tra phương sai. Loại các biến có tương quan

33

nghiên cứu hay không. Do đó, để khám phá, đánh giá chuẩn hóa mô hình lý thuyết và thang đo của các khái niệm nghiên cứu trong luận văn, tác giả tiến hành nghiên cứu định tính thông qua phương pháp thảo luận với giáo viên hướng dẫn và thảo luận nhóm với đại diện các cơ quan, hiệp hội, doanh nghiệp.

Danh sách các đơn vị, hiệp hội, doanh nghiệp, … có thông tin cụ thể được thể hiện trong Phụ lục 2 đính kèm trong luận văn. Tổng số thành viên tham gia thảo luận nhóm là 11 người, bao gồm các thành viên của tổ chức Hội, Hiệp hội; đại diện các cơ quan, đại diện một số doanh nghiệp; chủ hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Câu hỏi dành cho thảo luận nhóm được thể hiện tại Phụ lục 4.

Kết quả cho thấy, những người tham gia thảo luận nhóm đều hiểu rõ đặc điểm của hộ kinh doanh cũng như những chính sách mà Nhà Nước đang hỗ trợ các hộ kinh doanh chuyển đổi loại hình hoạt động tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Họ cũng đồng ý rằng, ý định chuyển đổi thành doanh nghiệp của các hộ kinh doanh cá thể chịu tác động từ nhiều yếu tố. Yếu tố đề cập đến trong luận văn đó là các yếu tố về thái độ, tiêu chuẩn chủ quan, nhận thức kiểm soát hành vi và thể chế tác động đến ý định chuyển đổi loại hình doanh nghiệp của các hộ kinh doanh cá thể.

Hầu hết các thành viên đồng ý các thành phần đo lường là phù hợp và đầy đủ. Nội dung đo lường ý định chuyển đổi loại hình doanh nghiệp của các hộ kinh doanh là hợp lý. Tỷ lệ đồng thuận về thành phần đo lường ý định chuyển đổi loại hình doanh nghiệp của các hộ kinh doanh trên 85%, như vậy phù hợp với thực tiễn hiện nay của các hộ kinh doanh tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

34

Bảng 3.1 Mức độ đánh giá của các thành viên nhóm thảo luận

Mức độ đánh giá Tỷ lệ đồng thuận Kết luận Đồng ý Không đồng ý Không ý kiến Thái độ 11 100% Chuẩn chủ quan 11 100% Nhận thức Kiểm soát hành vi 10 1 91% Thể chế 10 1 91% Ý định chuyển đổi 10 1 91% (Nguồn: Tổng hợp từ tác giả)

Kế thừa từ các nghiên cứu trước đó, các thành phần tác động đến ý định chuyển đổi loại hình doanh nghiệp của các hộ kinh doanh như: Thái độ; Chuẩn chủ quan; Kiểm soát hành vi đã được nghiên cứu từ các nghiên cứu trước đó thông qua lý thuyết hành vi, lý thuyết hành vi có kế hoạch, … trong luận văn cũng đã khẳng định rõ ràng, đầy đủ, cụ thể và phù hợp với đối tượng nghiên cứu cũng như không gian nghiên cứu tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Các thang đo tác giả tổng hợp đã được kiểm nghiệm tại nhiều thị trường trên thế giới, đều cho giá trị và độ tin cậy tốt. Mặc dù các thang đo này đã được kiểm định nhiều lần tại các nghiên cứu trên nhiều thị trường khác nhau, tuy nhiên với nghiên cứu này, tác giả chỉ dùng để ứng dụng cho Việt Nam, nên các thang đo sẽ được đánh giá và hiệu chỉnh lại cho phù hợp với nghiên cứu thực tế tại thị trường Việt Nam nói chung và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nói riêng, do vậy cần sự đóng góp ý kiến thành viên trong nhóm thảo luận để việc hiệu chỉnh được đúng và hoàn thiện nhất, đảm bảo ý nghĩa của biến quan sát.

Với đặc thù đối tượng là các hộ kinh doanh cá thể và với tình hình thực tế tại địa phương, các thành viên trong nhóm đã thảo luận, xem xét và có ý kiến về việc sử dụng thang đo, các biến quan sát trong lý thuyết hành vi có kế hoạch, các thành viên thống nhất những biến quan sát nào dưới 80% đồng ý thì sẽ không đưa vào

35

quan sát (chi tiết tại phụ lục 3), tác giả tổng hợp kết quả đánh giá thang đo thực hiện trong nghiên cứu của mình, cụ thể như sau:

Bảng 3.2 Kết quả lấy ý kiến thang đo lý thuyết hành vi có kế hoạch

Stt Thang đo và các biến quan sát Nguồn

TD – Thái độ

1 Đã có dự định thực hiện hành vi từ trước Giner – Sorolla (1999) 2 Lợi ích cho bản thân khi thực hiện hành vi de Matos và ctg. (2007) 3 Thực hiện hành vi là một lựa chọn đúng đắn và tốt

nhất cho bản thân

Limayem và ctg. (2000)

CCQ – Chuẩn chủ quan

1 Sự quan, tâm hỗ trợ của xã hội cho thực hiện hành vi

Ajzen (1991)

2 Sự thống nhất theo xu hướng của cộng đồng về thực hiện hành vi

Ajzen (1991)

3 Sự ủng hộ của gia đình cho thực hiện hành vi Taylor and Todd (1995)

NT – Nhận thức kiểm soát hành vi

1 Có đầy đủ thông tin về việc hỗ trợ thực hiện hành vi

Taylor and Todd (1995)

2 Sự tin tưởng vào các điều kiện hỗ trợ của xã hội trong việc thực hiện hành vi

Ajzen (1991)

3 Sự quyết đoán của người thực hiện hành vi Taylor and Todd (1995) 4 Sự thuận lợi trong việc thực hiện hành vi Ajzen (1991)

YD – Ý định thực hiện hành vi

1 Đã có kế hoạch thực hiện hành vi từ trước Ajzen (1991) 2 Đã có ý định thực hiện hành vi Taylor – Todd (1995) 3 Mong muốn thực hiện hành vi Limayem và ctg. (2000)

(Nguồn: Tổng hợp từ tác giả dựa trên kết quả khảo sát định tính)

Để đánh giá mức độ ảnh hưởng và tác động mạnh trong việc thúc đẩy quyết định chuyển đổi loại hình doanh nghiệp của các hộ kinh doanh thì cần chú trọng đến các chính sách cải thiện môi trường đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cũng như

36

đưa ra các chính sách phù hợp tại địa phương cho các hộ kinh doanh, cụ thể hơn là thông qua việc đánh giá nội hàm của thể chế địa phương cấp tỉnh, chính vì vậy yếu tố thể chế được đưa vào mô hình nhằm giúp việc đánh giá chính xác những mong muốn của các hộ kinh doanh trong việc cải thiện môi trường cũng như gia tăng, điều chỉnh các chính sách hỗ trợ sao cho phù hợp nhất với nhu cầu và mong muốn của các hộ kinh doanh, để họ cảm thấy những lợi ích thiết thực nhất, hiệu quả nhất trong quyết định chuyển đổi loại hình doanh nghiệp của mình, giúp họ có động lực hơn trong việc quyết định chuyển đổi loại hình doanh nghiệp của mình.

Với yếu tố thể chế, tác giả kế thừa nghiên cứu của Lê Quang Cảnh (2019)[20], đưa thang đo thể chế quản trị vào thực hiện đánh giá và đo lường trong nghiên cứu của mình. Với thể chế quản trị thì có 4 chỉ số đo lường đó là (1) Chỉ số Minh bạch; (2) Chỉ số Chi phí không chính thức; (3) Chỉ số Thể chế pháp lý ở địa phương; (4) Chỉ số tính năng động và sáng tạo của lãnh đạo tỉnh.

Chỉ số minh bạch: Đây là chỉ số phản ánh khả năng tiếp cận thông tin từ các nguồn chính thức của doanh nghiệp, ví dụ như tiếp cận thông tin về quy hoạch kế hoạch, thông tin pháp lý và thông tin về ngân sách địa phương, và các văn bản pháp lý cần thiết cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Chỉ số chi phí không chính thức: Chỉ số này còn giúp cho các nhà đánh giá đo lường và việc kiểm soát vấn đề tham nhũng hiện nay. Đây là chỉ số đo lường đánh giá của doanh nghiệp về thực tế chi trả chi phí không chính thức, đặc biệt là những rào cản doanh nghiệp liên quan tới việc phải sử dụng đến các chi phí không chính thức để thực hiện các công việc chính thức.

Chỉ số thể chế pháp lý: Tại địa phương, chỉ số pháp thể chế pháp lý giúp cho việc đo lường lòng tin của doanh nghiệp tư nhân đối với hệ thống tòa án, tư pháp của các địa phương.

Chỉ số tính năng động và sáng tạo của lãnh đạo tỉnh: Chỉ số này đo lường sự năng động và sáng tạo của lãnh đạo địa phương trong thực hiện các chính sách của trung ương. Đồng thời cũng giúp đo lường sự chủ động trong việc thiết kế xây dựng các chính sách thúc đẩy phát triển của khu vực kinh tế tư nhân cũng như sự

37

vận dụng khung pháp lý phù hợp và mang tính hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp địa phương pháp triển

Với 4 chỉ số này các thành viên thảo luận nhóm cho ý kiến rằng: Do đối tượng khảo sát của đề tài đa phần là hộ kinh doanh cá thể, quy mô và hoạt động kinh doanh nhỏ, lẻ, chưa quan tâm nhiều về luật pháp, nên vấn đề về pháp luật và các câu hỏi liên quan đến pháp luật chưa nên đưa vào khảo sát, do vậy nhóm thảo luận thống nhất loại chỉ số thể chế pháp lý. 3 chỉ số còn lại được đo lường bằng khá nhiều chỉ số con cũng là một vấn đề cần chú ý. Vì trên thực tế các chỉ số thể chế quản trị dựa trên chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh – PCI, là bộ chỉ số được thiết kế cho nhiều đối tượng doanh nghiệp khác nhau và rộng khắp trên cả nước, được thiết kế mang tính bao quát, một số chỉ số yêu cầu đo lường chi tiết về tỷ lệ %, khi sử dụng các chỉ số con trong nghiên cứu này, tác giả nên xem xét và lựa chọn các tiêu chí sao cho phù hợp với đối tượng khảo sát nhất, lúc đó họ mới có thể trả lời thực chất chứ không chỉ đại khái.

Một số thành viên khác thì cho rằng: khi thực hiện khảo sát thì phải khảo sát đúng điều mà họ đang muốn, phải nắm sơ bộ về những điều gì mà hộ kinh doanh hiện nay quan tâm liên quan đến vấn đề chuyển đổi thành doanh nghiệp của họ, ví dụ như: khi chuyển đổi như vậy họ có phải mất chi phí gì không? thủ tục chuyển đổi có nhanh không? có phải có thêm khoản chi phí ngoài quy định cho việc hoàn tất thủ tục hồ sơ nhanh chóng không? vấn đề thuế, kế toán như thế nào sau khi chuyển đổi? có khi nào phải có những khoản chi phí không chính thức thì công việc của họ mới trôi chảy và thuận tiện không? vướng mắc, khó khăn của họ có được giải quyết kịp thời không? sự quan tâm, hỗ trợ và đồng hành của chính quyền đối với các hộ kinh doanh nói riêng và khu vực kinh tế tư nhân nói chung như thế nào? các chính sách khuyến khích hộ kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp có được thực thi hiệu quả chưa? sự năng động và sáng tạo của lãnh đạo tỉnh hiện nay như thế nào? … Với biến độc lập thể chế, khi kế thừa các chỉ số đo lường của bộ chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI cũng là một tiêu chí mới, đối tượng lại là hộ kinh doanh cá thể chứ không phải doanh nghiệp, nên hạn chế trong việc lấy ý kiến hết toàn bộ các khía cạnh nhỏ trong từng chỉ số, do vậy, dưới góc độ nghiên

38

cứu này, với phạm vi, đối tượng và thời hạn để nghiên cứu vấn đề này, … các thành viên trong nhóm thảo luận đề nghị tác giả chỉ nên dùng một số thang đo đại diện để đánh giá, điều này cũng mở ra cho các nhà nghiên cứu những hướng nghiên cứu tiếp theo trong tương lai.

Qua ý kiến của các thành viên nhóm thảo luận trong việc lựa chọn ra một số biến độc lập phù hợp nhất với đối tượng khảo sát, tác giả tổng hợp lại và thực hiện khảo sát lấy ý kiến các thành viên trong nhóm thảo luận, tiêu chí nào tỷ lệ đồng ý thấp hơn 85% thì bị loại (chi tiết tại phụ lục 3).

Bảng 3.3 Kết quả lấy ý kiến thang đo thể chế

Stt TC – Thể chế Nguồn

1 Tình trạng nhũng nhiễu khi giải quyết thủ tục hành

chính phổ biến

PGS, TS Lê Quang Cảnh

(2019) 2 Công việc đạt được kết quả sau khi trả chi phí không

chính thức

3 Dễ dàng trong tiếp cận các thông tin

4 Cảm nhận của doanh nghiệp về thái độ của chính quyền tỉnh đối với khu vực tư nhân

(Nguồn: Tổng hợp từ tác giả)

Dựa trên kết quả lấy ý kiến của các thành viên trong thảo luận nhóm thì mô hình lý thuyết được đánh giá là phù hợp với thực tiễn và bối cảnh nghiên cứu tại thị trường tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Tóm lại, các thành phần tác động đến hành vi ý định chuyển đổi thành doanh nghiệp của các hộ kinh doanh cá thể gồm: (1) Thái độ, (2) Chuẩn chủ quan, (3) Kiểm soát hành vi, (4) Thể chế; và khái niệm Ý định hành vi (ý định chuyển đổi loại hình doanh nghiệp của các hộ kinh doanh cá thể).

Tất cả các thang đo được đo lường dạng Likert 5 mức độ trong đó:

1 = không, 2 = đôi khi, 3 = hiếm khi, 4 = Thường xuyên, 5 = luôn luôn.

Từ ý kiến đóng góp trong thảo luận nhóm, tác giả thực hiện tổng hợp, điều chỉnh các thang đo và các biến quan sát cho phù hợp với thực tế của nội dung

39

nghiên cứu, từ đó tiến hành thiết kế xây dựng bảng câu hỏi khảo sát nháp để thực hiện khảo sát định lượng sơ bộ (phụ lục 5).

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chuyển đổi loại hình doanh nghiệp của các hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 41 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)