2.2 Một số lý thuyết nền áp dụng trong nghiên cứu
2.2.1 Lý thuyết hành động hợp lý
Hiện nay, vấn đề về hành vi cũng như khía cạnh ý định hành vi đã được rất nhiều các tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu. Các công trình tiêu biểu phải nhắc đến đóng góp của Ajzen và Fishbein vào năm 1975, đó chính là Thuyết hành động hợp lý (Theory of reasonedaction – TRA), khẳng định ý định hành vi của con người phụ thuộc vào chuẩn chủ quan và thái độ dẫn đến hành vi. Theo tác giả: Ý định thực hiện hành vi nào đó chịu tác động bởi 2 yếu tố: “Thái độ với hành vi” và “chuẩn chủ quan” đối với hành vi đó. Nghiên cứu cũng cho rằng trước khi quyết định thực hiện một hành vi nào đó mọi người sẽ cân nhắc và xem xét những kết quả hay hậu quả có thể xảy ra nếu thực hiện các hành vi đó, rồi sau đó, mọi người sẽ lựa chọn thực hiện hành vi nào có khả năng mang lại kết quả như mong muốn. Ý định thực hiện hành vi của một người sẽ dẫn tới việc thực hiện hành vi của người đó, hay nói cách khác, ý định thực hiện hành vi càng cao thì khả năng thực hiện hành vi đó càng lớn.
Hình 2.1 Mô hình hành động hợp lý (TRA)
(Nguồn: Ajzen và Fishbein, 1975)[11]
Thái độ dẫn đến hành vi
Chuẩn chủ quan
20
Các nghiên cứu sử dụng lý thuyết hành động hợp lý nhằm giải thích và dự đoán ý định thực hiện hành vi cũng như dự đoán hành vi của con người trong các tình huống và lĩnh vực khác nhau. Lý thuyết hành động hợp lý xem xét các mối quan hệ giữa “niềm tin”, “thái độ”, “ý định” và “hành vi”. Trong lý thuyết này, “ý định” là nhân tố có trước và sẽ dẫn đến “hành vi”. Có 2 yếu tố tác động đến “ý định” bao gồm “thái độ” và “chuẩn chủ quan”. “Thái độ” lại chịu tác động bởi yếu tố “niềm tin”. Sử dụng lý thuyết hành động hợp lý sẽ giúp các nghiên cứu xác định được những nhân tố tác động, dẫn đến việc thực hiện một hành vi nào đó và dự đoán điều mà một người sẽ làm hoặc không làm.
Lý thuyết hành động hợp lý giả định rằng: nhìn chung, bản chất con người có tính hợp lý, khi họ ra quyết định về một việc gì đó, họ sẽ sử dụng một cách hệ thống, triệt để những thông tin sẵn có liên quan tới việc đó để phân tích sự việc một cách có ý thức. Hành vi của một cá nhân được thực hiện với tư cách là kết quả của ý định thực hiện hành vi đó. Hay nói cách khác, ý định hành vi phải có trước và sẽ dẫn tới việc thực hiện hành vi.
Mzoughi và cộng sự (2010)[12] nghiên cứu sự tham gia của các cá nhân vào cộng đồng thương hiệu nhóm nhỏ với đối tượng là những người bạn có chung niềm say mê game, tham gia vào các hoạt động giao lưu và thi đấu. Mô hình được áp dụng là mô hình TRA, có sự mở rộng mô hình bằng cách bổ sung thêm các yếu tố mang tính xã hội (cảm nhận về sự gắn kết, nhận dạng xã hội), yếu tố tâm lý (sự phù hợp về hình ảnh bản thân) và yếu tố động lực (cảm nhận thích thú).
21
Hình 2.2 Mô hình lý thuyết Mzoughi và cộng sự
(Nguồn: Mzoughi và cộng sự, 2010)[12]
Nghiên cứu của Tiến sĩ Nguyễn Hồng Hà và Lê Thành Nam (2019)[13] với nội dung “Yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chuyển đổi hộ kinh doanh cá thể sang doanh nghiệp” được thực hiện tại tỉnh Trà Vinh, thông qua việc thu thập dữ liệu sơ cấp từ 500 hộ kinh doanh cá thể thuộc 7 huyện, 1 thành phố trên địa bàn tỉnh Trà Vinh và sử dụng phương pháp hồi quy nhị phân, nghiên cứu đã tìm ra được 5 nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chuyển đổi hộ kinh doanh cá thể lên doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Trà Vinh. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đề xuất các hàm ý chính sách để đẩy mạnh quá trình chuyển đổi hộ kinh doanh cá thể sang doanh nghiệp.