Lý thuyết Thể chế

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chuyển đổi loại hình doanh nghiệp của các hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 33 - 35)

2.2 Một số lý thuyết nền áp dụng trong nghiên cứu

2.2.3 Lý thuyết Thể chế

“Thể chế” được hiểu là luật chơi. Luật chơi thì có cả những quy định chính thống và không chính thống.

(1) Thể chế chính thống: gồm các luật lệ, các chính sách của nhà nước được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành.

(2) Thể chế không chính thống: gồm các tục lệ, truyền thống, văn hóa, … Mặc dù Lý thuyết thể chế đã được các nhà nghiên cứu phát triển và sử dụng theo nhiều cách tiếp cận khác nhau nhưng kinh tế học thể chế và lý thuyết thể chế từ góc độ xã hội học vẫn được xem là 2 cách tiếp cận thông dụng nhất.

(1) Thể chế trong cách tiếp cận của kinh tế học gồm: quyền sở hữu, hợp đồng, pháp luật, hệ thống chính sách, …

(2) Thể chế trong cách tiếp cận của xã hội học đó là sự chấp nhận của xã hội thông qua các luật lệ rõ ràng để kiểm soát hành vi (kiểm soát), các chuẩn mực giá trị đạo đức để điều chỉnh hành vi (chuẩn mực), các định hướng giải nghĩa vấn đề (nhận thức).

Kinh tế học thể chế nghiên cứu sự ra đời của thể chế, tác động của thể chế tới hành vi của xã hội, cũng như sự thay đổi của thể chế qua thời gian. PGS, TS. Nguyễn Văn Thắng (2015)[17] đã tóm tắt một số luận điểm cơ bản trong kinh tế học thể chế dựa trên các công trình nghiên cứu trước, theo ông, thể chế được gọi là “luật chơi của xã hội”, hay chính thống hơn, là các hạn chế, quy định do con người tạo ra để định hướng các tương tác và giao dịch của họ.

25

Thể chế bao gồm các ràng buộc và hành động thuộc nhận thức, chuẩn mực và luật lệ nhằm tạo ra sự ổn định và ý nghĩa của hành vi xã hội (Scott, 1995)[18]. Theo định nghĩa này, thể chế gồm: (1) Các hệ thống biểu trưng, nhận thức xã hội về chuẩn mực đạo đức; (2) Quy trình luật lệ được thực thi; (3) Định hình hành vi của xã hội. Scott cũng đưa ra 3 trụ cột của lý thuyết thể chế dưới góc độ xã hội học như sau: (1) Kiểm soát là “quá trình xác lập các luật lệ rõ ràng, giám sát và trừng phạt hành vi vi phạm”. Quá trình kiểm soát bao gồm năng lực ban hành luật lệ, kiểm tra xem xét sự tuân thủ luật lệ, cơ chế thưởng – phạt để định hướng hành vi tương lai. (2) Chuẩn mực gồm các tiêu chuẩn giá trị và chuẩn mực đạo đức. Trụ cột này vừa giúp xác định mục tiêu đồng thời cũng xác lập các con đường phù hợp để đạt được mục tiêu đó. (3) với Nhận thức, trụ cột này nhấn mạnh đến các yếu tố thuộc nhận thức của thể chế như luật lệ tạo nên bản chất của hiện thực và những khung định hướng để giải nghĩa vấn đề. Theo cách tiếp cận này, hành động của một thực thể chính là kết quả của việc họ hiểu và giải nghĩa môi trường như thế nào.

Nghiên cứu của Lê Thị Bích Ngọc và Bryant (2013)[19] về tác động của thể chế tới hiệu quả xuất khẩu của doanh nghiệp. Nghiên cứu này sử dụng dữ liệu khảo sát năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) để đo lường 2 yếu tố của thể chế cấp tỉnh đó là tính minh bạch và quyền sở hữu, thể hiện ở sự ưu ái với doanh nghiệp nhà nước. Nghiên cứu cho thấy thể chế cấp tỉnh càng minh bạch thì chiến lược xuất khẩu của doanh nghiệp càng hiệu quả.

Nghiên cứu của Lê Quang Cảnh (2019)[20]: “Tác động của thể chế tới tăng trưởng kinh tế địa phương cấp tỉnh” đã tiến hành thực hiện nghiên cứu lựa chọn các tiêu chí phản ánh nội hàm của thể chế địa phương cấp tỉnh; xây dựng được mô hình và đo lường tác động của thể chế tới tăng trưởng kinh tế địa phương cấp tỉnh trong bối cảnh của Việt Nam; đề xuất được các giải pháp và khuyến nghị nhằm hoàn thiện thể chế cấp tỉnh và tăng cường hơn nữa đóng góp của thể chế đối với tăng trưởng kinh tế địa phương cấp tỉnh ở Việt Nam. Nghiên cứu này góp phần nghiên cứu thước đo thể chế quản trị địa phương và xây dựng mô hình đo lường tác động của thể chế tới tăng trưởng kinh tế địa phương trong bối cảnh xử lý vấn đề nội sinh khi đo lường tác động của thể chế tới tăng trưởng.

26

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chuyển đổi loại hình doanh nghiệp của các hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)