5.2 Hàm ý chính sách
5.2.1 Tác động và khuyến nghị từ kết quả nghiên cứu
Từ kết quả nghiên cứu đề tài đã cho thấy rằng 4 nhân tố về Thái độ, Chuẩn chủ quan, Nhận thức kiểm soát hành vi và Thể chế có tác động tích cực đến quyết định chuyển đổi loại hình doanh nghiệp bởi thông qua hệ số hồi quy của các biến độc lập thể hiện việc 4 biến độc lập trong mô hình đều có ý nghĩa thống kê (trị giá sig đều nhỏ hơn 0.05), hệ số R bình phương hiệu chỉnh bằng 0.650, điều này nghĩa là mô hình hồi quy tuyến tính bội đã xây dựng phù hợp với tập dữ liệu là 65%, tức là có khoảng 65% biến thiên của ý định chuyển đổi loại hình doanh nghiệp của các hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu được giải thích bởi 4 nhân tố trên. Bên cạnh đó, trị thống kê F được tính từ R square của mô hình có mức ý nghĩa quan sát rất nhỏ (sig = 0.000), điều này cho thấy mô hình hồi quy tuyến tính bội phù hợp với tập dữ liệu và được sử dụng để thực hiện nghiên cứu là hoàn toàn hợp lý.
(1) Với yếu tố chuẩn chủ quan:
Kết quả nghiên cứu tính được hệ số β = 0.608, thể hiện rằng yếu tố chuẩn chủ quan tác động mạnh nhất đến ý định chuyển đổi loại hình doanh nghiệp của các hộ kinh doanh cá thể.
60
Chuẩn chủ quan là yếu tố quyết định xã hội về phản ánh áp lực xã hội đối với quyết định chuyển đổi loại hình doanh nghiệp của các hộ kinh doanh cá thể, các ảnh hưởng chuẩn chủ quan này có thể là ảnh hưởng khác nhau giữa các nền văn hóa, cũng có thể là ảnh hưởng yếu tố xã hội về niềm tin của một người đối với ý kiến những người khác đồng tình với quyết định của mình. Việt Nam được đánh giá nền văn hóa tập thể, khác với các nước phương Tây, tâm lý người Việt Nam cũng thường theo xu hướng đám đông, do vậy, họ thường thông qua việc quan sát hành vi của mọi người xung quanh để tìm hiểu và sẽ cảm thấy yên tâm hơn khi có nhiều người đã quyết định chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, nên xu hướng quyết định chuyển đổi loại hình doanh nghiệp cũng sẽ bị ảnh hưởng nhiều bởi những người xung quanh.
Do vậy, để có thể giúp cho yếu tố này tác động tích cực hơn trong quyết định chuyển đổi loại hình doanh nghiệp của các hộ kinh doanh thì cần: Thực hiện công khai, minh bạch các nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước; Cung cấp đầy đủ thông tin về mục tiêu, điều kiện, trình tự, thủ tục của từng hình thức, nội dung, chương trình hỗ trợ dành cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa; Các kế hoạch, chương trình trợ giúp phải công khai các tiêu chí cụ thể như: đối tượng và điều kiện được tham gia; nguyên tắc ưu tiên trong trường hợp cung không đáp ứng được cầu; trình tự thủ tục xem xét, đánh giá; tổng kinh phí của chương trình, kế hoạch hỗ trợ; kinh phí tối đa hỗ trợ cho một doanh nghiệp; kết quả hỗ trợ bao gồm số lượng đối tượng thụ hưởng và tổng kinh phí thực hiện hỗ trợ; … điều này sẽ giúp các hộ kinh doanh nhận thấy được mức độ quan tâm và hỗ trợ rất lớn của Nhà nước đến đối tượng là doanh nghiệp, từ đó họ giúp dần thay đổi quan điểm của mình.
Các cơ quan nhà nước tại địa phương cũng cần tận dụng các câu lạc bộ doanh nghiệp, các nhóm doanh nghiệp (hiện nay có rất nhiều, đa phần là tự phát, nhưng họ tập hợp được rất nhiều các hộ kinh doanh, các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong khu vực kinh tế tư nhân, đặc biệt là bao gồm cả những bạn bè và người nhà của các chủ hộ kinh doanh, là đối tượng tác động mạnh đến hành vi của các chủ hộ kinh doanh) để họ truyền tải các thông điệp đến cộng đồng người dân tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, đó là những thông điệp về chính sách hỗ trợ hộ kinh doanh
61
chuyển đổi thành doanh nghiệp, các chính sách hỗ trợ hộ kinh doanh trong việc giải quyết các vấn đề về thuế, kế toán, … chính những nhóm doanh nghiệp, những câu lạc bộ doanh nghiệp, những hội ngành nghề, … là những công cụ đắc lực nhất giúp lan tỏa các thông điệp, các chính sách của nhà nước một cách hiệu quả nhất. Nên thay đổi đối tượng truyền tải thông tin và kết nối, chúng ta sẽ thực sự thấy được kết quả rõ rệt. Khi các thông điệp về lợi ích trong việc chuyển đổi từ hộ kinh doanh được lan tỏa thì có thể giúp giải quyết được vấn đề về sự ủng hộ của gia đình, bạn bè, người thân, … đặc biệt khi có sự chuyển đổi mạnh của một số lớn những hộ kinh doanh trong việc thành lập doanh nghiệp, thì tự khắc các hộ kinh doanh khác sẽ nhìn thấy điều đó và cũng thay đổi theo.
Trên thực tế, Nhà nước, chính quyền tại địa phương đã có quá nhiều cơ chế, chính sách trong việc hỗ trợ các hộ kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp rồi, nhưng vấn đề tồn tại ở đây là cách truyền thông và lan tỏa thông điệp này, để chủ hộ kinh doanh, để cộng đồng doanh nghiệp và người dân đang hoạt động kinh doanh, đang sinh sống tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nhận thấy được hết tầm quan trọng của thông điệp mới là việc cần chú trọng giải quyết.
(2) Mức độ tác động xếp thứ hai là yếu tố Thái độ:
Yếu tố này tác động đến quyết định chuyển đổi loại hình doanh nghiệp của các hộ kinh doanh thông qua việc bản thân của cá nhân chủ hộ kinh doanh đó đánh giá được việc chuyển đổi này là tích cực hay tiêu cực; có những chủ hộ kinh doanh đã nhận rõ được lợi ích của chính bản thân mình nói riêng và cả tập thể của hộ kinh doanh nói chung nếu như chuyển đổi hộ kinh doanh thành doanh nghiệp; kể cả có trường hợp những người chủ hộ kinh doanh này đã có những dự định trong việc chuyển đổi thành doanh nghiệp rồi nhưng họ vẫn cứ chần chừ chưa quyết định bởi sự ngại thay đổi.
Đa phần các hộ kinh doanh hoạt động theo hình thức nhỏ, lẻ, gia đình nên họ không muốn thay đổi, vì hiện thời họ cảm thấy đang kinh doanh ổn định rồi. Do vậy, để kích thích và tạo động lực cho các hộ kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp cần tạo cơ chế cho phép chuyển đổi nguyên trạng sang hình thức doanh nghiệp tư nhân, cụ thể: chủ hộ kinh doanh chuyển thành chủ doanh nghiệp tư nhân;
62
các hợp đồng lao động, các nghĩa vụ, các quyền và lợi ích hợp pháp, …cũng được chuyển đổi nguyên trạng, … nhìn chung là thực hiện đơn giản hóa các quy định, các quy trình, các thủ tục chuyển đổi.
Đặc biệt, cần chú trọng đến việc giải tỏa tâm lý cho các chủ hộ kinh doanh thông qua các hình thức tổ chức hội thảo, tọa đàm tại địa bàn (phường, xã, huyện, …) để tuyên truyền, vận động, chia sẻ tầm quan trọng cũng như lợi ích khi hộ kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp, tác động đến tâm lý và thay đổi dần tư duy lo ngại, e ngại, sợ thay đổi sẽ rắc rối, sẽ mệt, … của người dân, từ đó mới có thể thúc đẩy được quyết định chuyển đổi của các hộ kinh doanh. Để làm được việc này một cách hiệu quả nhất, tác giả khuyến nghị nên giao cho các đầu mối tổ chức Hội, Hiệp hội tại địa phương triển khai thực hiện, nó sẽ mang tính chất đồng hành, gần gũi, hỗ trợ, đại diện, … và quan trọng là nó sẽ mang tính trung lập hơn so với các cơ quan Nhà nước trực tiếp thực hiện.
(3) Đối với nhân tố Thể chế:
Theo kết quả nghiên cứu thì có tác động đứng vị trí thứ 3 trong 4 nhân tố, hệ số β đạt 0.207. Mặc dù vậy, với các chỉ số liên quan như chi phí không chính thức, thể chế pháp lý, tính minh bạch và tiếp cận thông tin, chỉ số tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh đã thật sự tạo ra một cái nhìn mới cho tất cả các hộ kinh doanh khi họ tiến hành trả lời khảo sát thông qua bảng câu hỏi khảo sát. thì môi trường thể chế cấp tỉnh tác động đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, các tác giả khảo sát và cho thấy rằng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh có ý nghĩa thống kê đến sự khác biệt trong kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp là điều mà các hộ kinh doanh cá thể mong muốn đạt được nếu thực sự họ quyết định chuyển đổi thành doanh nghiệp. Tất cả các biến quan sát liên quan đến việc đánh giá về hiện tượng nhũng nhiễu, về tính nhanh chóng, về sự quan tâm hỗ trợ của chính quyền tỉnh, về sự linh động trong việc tạo môi trường đầu tư kinh doanh, … cho các hộ kinh doanh đã giúp đánh giá được mối quan tâm và sự tác động của nó đến quyết định chuyển đổi thành doanh nghiệp của các hộ kinh doanh. Để nhân tố này thật sự đạt hiệu quả cao trong việc thúc đẩy các hộ kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp thì chính quyền tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cần:
63
Tiếp tục cắt giảm thời gian thực hiện các thủ tục hành chính, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào thủ tục đăng ký kinh doanh; Tập trung rà soát, loại bỏ những quy định, thủ tục không phù hợp, gây khó khăn cho tổ chức, hộ kinh doanh và nhân dân; Thực hiện minh bạch hóa các quy định về thuế, thông tin cụ thể, rõ ràng sao cho hộ kinh doanh có thể hiểu đúng và xác định được số tiền thuế phải nộp; Vấn đề về cải cách tư pháp, hỗ trợ pháp lý cho các hộ kinh doanh trong hoạt động kinh doanh cần được quan tâm và chú trọng; Cần có sự ổn định của các chính sách, các chương trình, kế hoạch hành động hỗ trợ hộ kinh doanh cũng như doanh nghiệp trong quá trình hoạt động và phát triển; Tiếp tục nỗ lực và kiên trì thực hiện quyết liệt những chỉ đạo của Chính phủ thông qua Nghị quyết 19, Nghị quyết 02 về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia nhằm tạo ra sự chuyển đổi tích cực hơn nữa trên thực tế.
(4) Nhận thức kiểm soát hành vi.
Đây là có tác động yếu nhất đối với sự ảnh hưởng đến quyết định chuyển đổi loại hình doanh nghiệp của các hộ kinh doanh cá thể. Thực tế thì các chủ hộ kinh doanh đã nhận thức được kế hoạch và dự định trong việc chuyển đổi của mình. Vấn đề quan trọng ở đây là chính quyền cần tạo thêm niềm tin cho họ để họ mạnh dạn quyết định chuyển đổi thành doanh nghiệp. Để thực hiện được việc này, tác giả đề nghị các cơ quan chính quyền tại địa phương nên tích cực kết hợp cùng các câu lạc bộ doanh nghiệp, các nhóm doanh nghiệp, các hội, hiệp hội doanh nghiệp tổ chức gặp các hộ kinh doanh cá thể định kỳ, để có thể tạo sự gần gũi, thân thiện của chính quyền với người dân và doanh nghiệp. Hình thức tổ chức có thể thực hiện theo các cấp độ khác nhau. Ví dụ như chúng ta có thể tổ chức buổi gặp mặt định kỳ 1 tháng 1 lần, đối với cấp Thành phố (tương tự như vậy cho cấp Huyện và Thị xã) thì tổ chức tại UBND Thành phố, với sự có mặt của lãnh đạo Thành phố (nếu có mặt đại diện lãnh đạo tỉnh thì càng đạt được hiệu quả hơn), sự có mặt của các tổ chức Hội, hiệp hội, các câu lạc bộ doanh nghiệp, đặc biệt là phải có sự có mặt đông đủ của các hộ kinh doanh, trong buổi gặp mặt đó hãy để tất cả mọi người được nói, được bày tỏ quan điểm của mình trong không khí cởi mở và thân thiện. Các cuộc gặp mặt như thếđặc biệt giúp cộng đồng doanh nghiệp, các hộ kinh doanh thuận tiện trong
64
việc trao đổi trực tiếp với các cán bộ nhà nước, bản thân họ cũng có những ý kiến phản biện, đưa ra các đề xuất nhằm giúp cả người dân và lãnh đạo chính quyền hiểu nhau hơn, giúp cho các văn bản luật càng sát với thực tế hơn, giúp cho việc phối kết hợp trong việc triển khai đồng bộ cách chính sách tại địa phương tốt hơn và hiệu quả hơn.