Nghiên cứu định lượng chính thức

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chuyển đổi loại hình doanh nghiệp của các hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 52 - 55)

3.2 Phương pháp nghiên cứu và kết quả

3.2.2.2 Nghiên cứu định lượng chính thức

Mẫu nghiên cứu chính thức được chọn bằng phương pháp thuận tiện, khảo sát trực tuyến qua Goole Forms. Tác giả liên hệ trực tiếp qua điện thoại, facebook, zalo với các hộ kinh doanh để nhờ họ dành thời gian từ 3 đến 5 phút trả lời khảo sát. Khi nhận được sự đồng ý, tác giả gửi bảng câu hỏi khảo sát theo hình thức trực tuyến đến cho họ, chủ yếu gửi qua email và các kênh mạng xã hội. Danh sách các hộ kinh doanh được cung cấp bởi bộ phận cấp đăng ký kinh doanh tại các UBND Thành phố, Huyện, Thị xã trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Tuy nhiên, mức độ sẵn lòng hỗ trợ và hợp tác từ phía các hộ kinh doanh còn rất hạn chế. Kết quả khảo sát trực tuyến cho thấy có 220 hộ kinh doanh phản hồi, trong đó có 20 phản hồi không hợp lệ. Số phản hồi hợp lệ chính thức còn lại là 200.

Nghiên cứu định lượng chính thức với mẫu nghiên cứu là n = 200 hộ kinh doanh các thể đang hoạt động kinh doanh trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Trình tự các bước thực hiện như sau:

Bước 1: Kiểm định thang đo bằng Cronbach’s Alpha

Tác giả thực hiện phương pháp này để đánh giá, phân tích và loại bỏ các biến không phù hợp, đồng thời hạn chế các biến rác trong quá trình nghiên cứu. Sau đó, dựa trên kết quả nhận được, tác giả thực hiện đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s alpha. Các biến quan sát mà có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 thì sẽ bị loại bỏ. Với hệ số Cronbach’s alpha, theo kết quả thì thang đo có từ 0.6 trở lên là có thể sử dụng được, còn thang đo nào có độ tin cậy từ 0.8 trở lên (chỉ đến gần 1) là thang đo lường tốt.

Bước 2: Phân tích nhân tố khám phá (EFA).

Sau khi đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s alpha, tác giả tiếp tục thực hiện phân tích nhân tố khám phá, đây là kỹ thuật được sử dụng

44

nhằm thu nhỏ, tóm tắt các dữ liệu, phương pháp này rất có ích cho việc xác định các tập hợp biến cần thiết cho vấn đề nghiên cứu, được sử dụng để xác định mối tương quan giữa các biến với nhau.

Khi thực hiện phân tích nhân tố khám phá, căn cứ vào kết quả của trị số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin), tác giả sử dụng kết quả của chỉ số này để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố. Điều bắt buộc là trị số KMO phải có giá trị trong khoảng từ 0.5 đến 1 thì lúc đó phân tích này mới thích hợp, còn trong trường hợp trị số này nhỏ hơn 0.5 thì lúc đó có nhiều khả năng phân tích nhân tố không thích hợp với các dữ liệu.

Ngoài ra, phân tích nhân tố còn dựa vào giá trị eigenvalue để xác định số lượng nhân tố, những nhân tố có eigenvalue lớn hơn 1 thì mới được giữ lại trong mô hình, còn lại đều bị loại khỏi mô hình. Đại lượng eigenvalue đại diện cho lượng biến thiên được giải thích bởi nhân tố, do vậy những nhân tố có eigenvalue nhỏ hơn 1 sẽ không có tác dụng tóm tắt thông tin tốt.

Một phần quan trọng có trong bảng kết quả phân tích nhân tố đó chính là ma trận nhân tố (component matrix), hay còn gọi là ma trận nhân tố khi các nhân tố được xoay (rotated component matrix), ma trận nhân tố chứa các hệ số biểu diễn các biến chuẩn hóa bằng các nhân tố (mỗi biến là một đa thức của các nhân tố). Những hệ số tải nhân tố (factor loading) biểu diễn tương quan giữa các biến và các nhân tố. Hệ số này cho biết nhân tố và biến có liên quan chặt chẽ với nhau. Nghiên cứu sử dụng phương pháp rút trích nhân tố nên các hệ số tải nhân tố phải có trọng số lớn hơn 0.5 thì mới đạt yêu cầu.

Bước 3: Xây dựng và kiểm định mô hình hồi quy

Sau khi rút trích được các nhân tố từ phân tích nhân tố khám phá EFA, tác giả thực hiện dò tìm các vi phạm giả định cần thiết trong mô hình hồi quy tuyến tính bội như: kiểm tra phần dư chuẩn hóa, kiểm tra hệ số phóng đại phương sai VIF, … Nếu các giả định không bị vi phạm thì lúc đó tác giả nhận định mô hình hồi quy tuyến tính được xây dựng, đồng thời hệ số R2 đã được điều chỉnh trong kết quả nghiên cứu cũng giúp cho chúng ta biết mô hình hồi quy được xây dựng phù hợp đến mức nào.

45

CHƯƠNG 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1 Đặc điểm mẫu nghiên cứu

Để có thể thực hiện được nghiên cứu, phân tích, đánh giá về các hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, tác giả cũng cần hiểu rõ được tình hình kinh tế xã hội tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, tiềm năng phát triển cũng như thực trạng các hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, do vậy, tác giả thực hiện tổng hợp các thông tin chung về tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (chi tiết tại phụ lục 1).

Trên cơ sở đó, tác giả thực hiện chọn mẫu với đặc điểm mẫu nghiên cứu chính thức là: n = 200 mẫu (loại 20 mẫu do không đạt), đối tượng là các hộ kinh doanh cá thể đang hoạt động và kinh doanh trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, được phân loại theo lĩnh vực kinh doanh, quy mô lao động, số năm hoạt động, giới tính của chủ hộ kinh doanh.

Bảng 4.1 Đặc điểm mẫu nghiên cứu chính thức

Đặc điểm mẫu Nội dung Tần số Tỷ lệ %

Quy mô lao động

Từ 1 đến 9 người 191 0.955 Từ 10 đến 20 người 6 0.03 Từ 20 người trở lên 3 0.015

Thời gian hoạt động

Từ 3 đến 5 năm 121 0.605 Từ 5 đến 10 năm 66 0.33 Từ 10 năm trở lên 13 0.065 Lĩnh vực hoạt động Sản xuất 83 0.415 Dịch vụ, thương mại 110 0.55 Khác 7 0.035

Giới tính chủ hộ kinh doanh Nam 108 0.54

Nữ 92 0.46

46

Quy mô hoạt động: phụ thuộc rất nhiều yếu tố như nguồn vốn, số lượng lao động, khả năng hoạt động, … trong nghiên cứu của mình, tác giả xét đến số lượng lao động trong các hộ kinh doanh để đánh giá quy mô hoạt động. Theo kết quả khảo sát thì các hộ kinh doanh cá thể đa số là quy mô nhỏ, số lượng lao động dưới 10 người chiếm đến 95.5%, những hộ kinh doanh có số lao động từ 10 đến 20 người chiếm 3%, chỉ có 1.5% là các hộ có số lao động trên 20 người chủ yếu là các hộ thu gom hải sản tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Thời gian hoạt động: các hộ kinh doanh đa phần hoạt động trong vòng 5 năm trở lại, chiếm đến 60.5%, số hộ có thời gian hoạt động từ 5 đến 10 năm chiếm 33%, còn lại một số hộ kinh doanh (thường là kinh doanh theo kiểu truyền thống gia đình) thì có thời gian hoạt động lâu hơn, trên 10 năm và chiếm 6.5%.

Lĩnh vực hoạt động: các hộ kinh doanh hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực thương mại và dịch vụchiếm 55%, lĩnh vực sản xuất như cơ khí, nước uống, thủy sản, mỹ nghệ, … chiếm 41.5%. Thương mại và dịch vụ là lĩnh vực khá phổ biến trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Như vậy, đặc điểm mẫu phù hợp với thực tế.

Giới tính của chủ hộ kinh doanh: do hộ kinh doanh thường có mô hình hoạt động nhỏ lẻ nên có rất nhiều hộ do nữ làm chủ, chiếm tỷ lệ 46%, còn lại 54% các hộ kinh doanh là do nam làm chủ.

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chuyển đổi loại hình doanh nghiệp của các hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)