5.2 Hàm ý chính sách
5.2.2 xuất, kiến nghị
Thời gian qua, tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã có tỷ lệ nhất định các hộ kinh doanh đăng ký thành lập doanh nghiệp, để có được kết quả này phần nào là do khung pháp luật về đầu tư và kinh doanh đã được tạo lập tương đối đồng bộ, toàn diện, tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho các hộ kinh doanh đăng ký chuyển đổi loại hình doanh nghiệp. Ngoài các chính sách từ Trung ương, tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cũng đã có nhiều chính sách, nhiều cơ chế khuyến khích phát triển doanh nghiệp đã được triển khai, thực hiện, do vậy, đó cũng là một động lực để các hộ kinh doanh chuyển thành doanh nghiệp nhằm tận dụng những lợi thế từ những hỗ trợ thiết thực dành cho các doanh nghiệp từ Nhà nước, đặc biệt là hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Để có thể tiếp tục đẩy mạnh sự phát triển bền vững của các hộ kinh doanh nói riêng và doanh nghiệp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nói chung không chỉ sự nỗ lực của chính quyền tỉnh là đủ mà còn cần có sự hỗ trợ và đồng hành của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp trong khu vực kinh tế tư nhân, trong đó lực lượng chủ chố chính là đội ngũ hộ kinh doanh cá thể, và cũng chính vì thế, việc đẩy mạnh việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp của các hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thời điểm này và thời gian tới là hết sức cần thiết.
Để làm được điều đó, đòi hỏi tất cả các hộ kinh doanh phải chủ động: chủ động trong phát triển chính bản thân của người chủ hộ kinh doanh, chủ động trong phát triển hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh, chủ động trong việc ứng dụng các phương thức và công cụ hiện đại cho việc phát triển doanh nghiệp, chủ động trong việc tiếp nhận sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương, đặc biệt là chủ động trong việc chuyển đổi thành doanh nghiệp để nhận được mọi quyền và lợi ích vốn có của một doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Các hộ kinh doanh cá thể hãy tập trung vào các nội dung như: Cần có những biện pháp hữu hiệu khắc phục
65
hạn chế, yếu kém trong hoạt động sản xuất, kinh doanh (nguồn lực tài chính, trình độ trang bị kỹ thuật, công nghệ, năng lực cạnh tranh); Đẩy mạnh xây dựng văn hóa kinh doanh, nâng cao trách nhiệm xã hội của mỗi hộ kinh doanh, đây chính là việc bản thân mỗi hộ kinh doanh tự tạo cho mình sự ủng hộ của cộng đồng xã hội với cộng đồng kinh doanh của mình; Phát triển các loại hình doanh nghiệp đa sở hữu, đây là xu hướng phát triển của kinh tế tư nhân và của liên kết các thành phần kinh tế, các hình thức sở hữu trong nền kinh tế thị trường; Cần mạnh dạn trong việc thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội trên toàn tỉnh; Đầu tư, mở rộng hoạt động kinh doanh của mỗi cơ sở, thực hiện cải tiến trang thiết bị sản xuất để nâng cao chất lượng dịch vụ, sản phẩm; Bởi, khi quy mô sản xuất ngày càng mở rộng, cạnh tranh ngày càng gay gắt … hộ kinh doanh với các đặc điểm yếu kém, hạn chế sẽ bộc lộ hàng loạt những yếu thế trong việc nghiên cứu và ứng dụng những thành tựu mới của khoa học và công nghệ, nắm bắt và hiện thực hóa các cơ hội kinh doanh, cải thiện khả năng cạnh tranh trên thị trường, …
Ngoài việc chủ động của các hộ kinh doanh thì các cơ quan chính quyền tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cũng cần chú trọng: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền một cách sâu rộng những chủ trương, chính sách của Đảng, phát luật của Nhà nước về các hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh, ngành nghề kinh doanh, các điều kiện thủ tục kèm theo trong kinh doanh; Thiết lập bộ hệ thống quản lý với những cán bộ, công chức có sự hiểu biết cao về phát luật trong toàn dân, hạn chế các lỗi vi phạm hành chính trong công tác quản lý nhà nước; Cần có cơ chế để người dân và các đơn vị sản xuất kinh doanh giám sát đối với chính quyền trong việc thực thi pháp luật, đảm bảo thi hành pháp luật đối với công dân và tổ chức; tổ chức các phong trào liên kết giữa các hộ kinh doanh để hỗ trợ nhau phát triển, từ đó tạo ra chuỗi liên kết ngành, nghề trong kinh doanh; tăng cường công tác kiểm tra, tổng kết, nhân rộng các mô hình làm kinh doanh có hiệu quả, qua đó, làm rõ vị trí, vai trò hộ kinh doanh trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập quốc tế.
Thực tế, để tạo điều kiện cho hộ kinh doanh có kế hoạch và quyết định nhanh trong việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp thì điều cần thiết nhất đó chính là phải hoàn chỉnh hệ thống pháp luật. Thực hiện rà soát, kiểm tra lại toàn bộ văn
66
bản trong công tác quản lý đối với hoạt động của hộ kinh doanh, kịp thời phát hiện, sửa đổi những quy định còn chồng chéo, chưa phù hợp. Chú trọng đến việc tiếp cận và nhận những thông tin, những tham vấn từ thực tế, vì thông qua thực tế, thực thi mới có thể phát hiện ra những điểm bất cập tại địa phương, từ đó mới nhanh chóng và kịp thời ban hành, bổ sung, hoàn thiện các quy định phù hợp nhất với tình hình hoạt động của các hộ kinh doanh cá thể tại địa phương. Xây dựng và ban hành Chương trình hành động khuyến khích các hộ kinh doanh đăng ký thành lập dưới các hình thức doanh nghiệp và đảm bảo cho doanh nghiệp sau chuyển đổi hoạt động hiệu quả. Tiếp tục nghiên cứu và thực hiện đơn giản hóa các quy định, quy trình, thủ tục chuyển đổi từ hộ kinh doanh sang các loại hình doanh nghiệp khác.
Do các hộ kinh doanh trên địa bàn còn hạn chế về trình độ tiếp cận cũng như nắm bắt thông tin, đặc biệt là thông tin liên quan đến hội nhập kinh tế quốc tế, do vậy cần xây dựng một chương trình truyền thông về vấn đề hội nhập một cách đơn giản và gần gũi nhất, điều đó mới thuận lợi cho người dân, cho hộ kinh doanh từng bước nắm vững các quy luật về kinh tế trong tiến trình hội nhập, để nhận rõ được lợi thế của mình khi chuyển đổi thành doanh nghiệp. Có thể thực hiện được điều này bằng cách thông qua các chương trình phát thanh truyền hình, hoặc các chương trình ứng dụng internet, thiết bị điện tử thông minh, … với nội dung đơn giản nhất, ngắn gọn nhất, dễ hiểu nhất, dễ nhớ nhất và có ý nghĩa nhất.
Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có thể phối hợp với các Sở, ban, ngành địa phương cũng như chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thi hành những chính sách của cơ quan cấp trên thực hiện để thúc đẩy hoạt động thương mại, dịch vụ của hộ kinh doanh ngày càng phát triển gồm:
Chính sách thuế: việc đưa ra sự ưu đãi về chính sách thuế cho hộ kinh doanh có thu nhập thấp là việc rất cấn thiết, thực hiện miễn và giảm thuế cho đối tượng này góp phần đáp ứng được nhu cầu và kích thích hộ kinh doanh phát triển. Đặc biệt, tại những huyện chưa có điều kiện phát triển nhanh, mạnh như Long Điền, Đất Đỏ, kể cả Côn Đảo, cần cho tiến hành khảo sát các hộ kinh doanh trên các địa bàn này, kết hợp tham khảo thông tin từ các cơ quan đơn vị tại địa bàn, để có nguồn thông tin xác thực nhất, sau đó thực hiện ưu tiên trong việc miễn giảm thuế.
67
Chính sách hỗ trợ vốn: vốn là tiền đề quan trọng đối với nhiều hộ kinh doanh trong việc đầu tư cơ sở vật chất, mở rộng sản xuất kinh doanh. Thông thường nguồn vốn trong các hộ kinh doanh thường nhỏ lẻ, khả năng huy động vốn không cao, lúc này cần phải có một chủ thể đứng ra trợ giúp vốn cho các hộ kinh doanh bằng cách tạo thuận lợi cho các hộ kinh doanh được tiếp nhận và sử dụng nguồn vốn qua các chương trình hướng nghiệp, khởi sự đổi mới doanh nghiệp, qua các quỹ hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, …
Đảm bảo địa điểm kinh doanh: hiện có rất nhiều hộ kinh doanh gặp trở ngại về công tác giải phóng mặt bằng và trật tự đô thị, do vậy, để đảm bảo mặt bằng cho hộ kinh doanh, lãnh đạo tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cũng cần thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng, tùy từng trường hợp cụ thể, có thể thực hiện hỗ trợ kinh phí hoặc hướng dẫn hộ kinh doanh tiếp cận địa điểm phù hợp để tiếp tục được kinh doanh, đảm bảo cuộc sống cho bản thân họ và gia đình. Hãy xây dựng và tạo niềm tin tốt đẹp về một hệ thống quản lý hiệu quả của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, đó cũng là một điểm nhấn trong việc tạo động lực cho hộ kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp trong tương lai.
Những giải pháp đề xuất ở trên nhằm giúp cho việc nâng cao hiệu quả hoạt động của các hộ kinh doanh cũng như giúp các hộ kinh doanh nhận ra môi trường kinh doanh bình đẳng, thuận lợi cho sự phát triển, cũng như nhận ra được những lợi thế khi chuyển đổi thành doanh nghiệp, giúp hộ kinh doanh quyết định mạnh mẽ hơn trong việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp của mình trong thời gian tới. Các thế hệ lãnh đạo giai đoạn hội nhập tiếp theo của Việt Nam cần duy trì và phát huy phương pháp tiếp cận hướng đến đổi mới, cách để giải quyết các thách thức, khó khăn mới sẽ phát sinh trong một môi trường kinh doanh, đầu tư luôn thay đổi.