Nghiên cứu định lượng sơ bộ

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chuyển đổi loại hình doanh nghiệp của các hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 48 - 52)

3.2 Phương pháp nghiên cứu và kết quả

3.2.2.1 Nghiên cứu định lượng sơ bộ

Khi có bảng câu hỏi khảo sát nháp, tác giả tiếp tục thực hiện phương pháp định lượng sơ bộ. Do hạn chế về thời gian thực hiện nên tác giả thực hiện phương pháp chọn mẫu thuận tiện theo tiêu chí về quy mô hoạt động, thời gian hoạt động, lĩnh vực hoạt động và giới tính của chủ hộ kinh doanh. Mẫu nghiên cứu sơ bộ, n = 105, thực hiện khảo sát với các hộ kinh doanh cá thể đang hoạt động kinh doanh trên địa bàn Thành phố Vũng Tàu.

Bảng câu hỏi khảo sát được thực hiện qua hình thức khảo sát trực tuyến với công cụ Goole Forms. Tác giả liên hệ trực tiếp qua điện thoại, qua các công cụ mạng xã hội với các hộ kinh doanh để nhờ họ dành thời gian từ 3 đến 5 phút trả lời khảo sát. Khi nhận được sự đồng ý, tác giả gửi bảng câu hỏi khảo sát theo hình thức trực tuyến đến cho họ, chủ yếu gửi trực tuyến qua email và các kênh mạng xã hội. Danh sách các hộ kinh doanh được cung cấp bởi bộ phận cấp đăng ký kinh doanh tại Ủy ban nhân dân Thành phố Vũng Tàu.

Như vừa đề cập ở trên, các thang đo sử dụng trong nghiên cứu này được kế thừa từ các thang đo gốc tại các thị trường nước ngoài. Kết quả nghiên cứu định tính đã bổ sung, điều chỉnh thang đo phù hợp với thị trường tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Do đó, các thang đo này được sử dụng trong nghiên cứu định lượng sơ bộ để tiếp tục đánh giá hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích yếu tố khám phá EFA.

Nghiên cứu định lượng sơ bộ với cỡ mẫu n = 105, kỹ thuật phân tích và tiêu chí đánh giá được thể hiện trong bảng dưới đây.

40

Bảng 3.4 Quy trình phân tích dữ liệu trong nghiên cứu định lượng sơ bộ

Thứ tự phân tích

Kỹ thuật

phân tích Tiêu chí đánh giá Nguồn Bước 1 Cronbach’s

Alpha

Hệ số tương quan biến tổng > 0.3 Giá trị Cronbach’s Alpha > 0.6

Nunnally & Burnstein

(1994) Bước 2 EFA

Giá trị KMO nằm trong khoảng (0.5;1) Và giá trị Sig: < 0.5

Hệ số tải: > 0.5

Phương sai trích lũy kế: > 50%

(Nguồn: Tổng hợp từ tác giả dựa trên kết quả nghiên cứu)

Kiểm định thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha Kiểm định sơ bộ độ tin cậy Cronbach’s Alpha của các thang đo: Thái độ, Chuẩn chủ quan, Nhận thức kiểm soát hành vi và Thể chế, sau đó thực hiện đánh giá thang đo nhằm mục đích loại bỏ những biến rác.

Bảng 3.5 Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha của thang đo

Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu

loại biến

Phương sai thang đo nếu

loại biến

Tương quan biến tổng

Cronbach’s Alpha nếu loại

biến này Thái độ:  = 0.817 TD1 5.3048 4.022 .686 .737 TD2 5.2190 3.903 .658 .759 TD3 4.9619 3.383 .675 .749 Chuẩn chủ quan:  = 0.797 CCQ1 5.4286 3.074 .651 .719 CCQ2 5.3810 3.007 .624 .741 CCQ3 5.4190 2.457 .664 .707 Nhận thức kiểm soát hành vi: = 0.795 NT1 8.2571 6.404 .623 .736 NT2 7.9617 5.960 .695 .697

41 NT3 8.0095 6.433 .611 .742 NT4 7.7143 7.225 .498 .794 Thể chế:  = 0.850 TC1 7.7429 6.847 .676 .817 TC2 7.6952 5.599 .786 .765 TC3 7.7048 6.595 .622 .837 TC4 7.7714 6.409 .684 .811 Ý định:  = 0.816 YD1 6.4381 4.056 .691 .724 YD2 6.4571 3.347 .778 .628 YD3 6.5124 4.861 .560 .850

(Nguồn: Tổng hợp từ tác giả dựa trên kết quả nghiên cứu)

Thang đo “Thái độ” gồm có 3 biến quan sát. Hệ số Cronbach’s Alpha là 0.817 > 0.6 và hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát > 0.3 nên đảm bảo độ tin cậy, đáp ứng và đủ điều kiện phân tích EFA.

Thang đo “Chuẩn chủ quan”, có 3 biến quan sát và hệ số Cronbach’s Alpha là 0.797 > 0.6, hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát > 0.3 nên đảm bảo độ tin cậy và đáp ứng yêu cầu phân tích EFA ở bước tiếp theo.

Thang đo “Nhận thức kiểm soát hành vi” gồm có 4 biến quan sát, hệ số Cronbach’s Alpha là 0.795 > 0.6. Hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát > 0.3 nên đảm bảo độ tin cậy, đáp ứng yêu cầu và đủ điều kiện phân tích EFA ở bước tiếp theo.

Thang đo “Thể chế” gồm có 4 biến quan sát. Hệ số Cronbach’s Alpha là 0.850 > 0.6. Hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát > 0.3 nên đảm bảo độ tin cậy và đáp ứng yêu cầu phân tích EFA ở bước tiếp theo.

Phân tích nhân tố khám phá EFA

Sau khi phân tích Cronbach’s Alpha để kiểm tra độ tin cậy của thang đo, tác giả thực hiện phân tích nhân tố khám phá nhằm đánh giá độ giá trị của thang đo.

Phương pháp rút trích được sử dụng để phân tích nhân tố trong nghiên cứu này là phương pháp rút các thành phần chính với phép quay vuông góc (varimax).

42

Bảng 3.6 Phân tích các yếu tố khám khá EFA

Biến quan sát Các yếu tố

TD1 .826 TD2 .818 TD3 .801 CCQ1 .805 CCQ2 .823 CCQ3 .768 NT1 .792 NT2 .828 NT3 .784 NT4 .709 TC1 .844 TC2 .897 TC3 .716 TC4 .796

Giá trị ban đầu 4366 2.515 1.730 1.114 Phần trăm phương sai trích 19.848 17.959 16.319 15.339 Phần trăm phương sai trích lũy kế 19.484 37.807 54.125 69.464

Giá trị KMO: 0.780

Kiểm định Bartlett Chi – bình phương (2) 607.048 Bậc tự do (df) 91

Sig .000

Phương pháp chiết xuất: Phân tích thành phần chính. Phương pháp xoay: Varimax với Kaiser Normalization. a. Phép quay hội tụ trong 5 lần lặp.

(Nguồn: Tổng hợp từ tác giả dựa trên kết quả ngiên cứu)

Dựa trên kết quả điều tra trên cho thấy, giá trị KMO = 0.780 > 0.5 và giá trị Sig = 0.000 nhỏ hơn 0.05. Kết quả EFA còn cho thấy 4 thành phần được trích tại

43

eigenvalue đều lớn hơn 1 và phương sai trích lũy kế 69.464% > 50%. Như vậy, phương sai trích đạt yêu cầu, các biến quan sát có trọng số đạt yêu cầu.

Do vậy, các yếu tố tác động đến ý định chuyển đổi loại hình doanh nghiệp của các hộ kinh doanh cá thể tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu gồm: Thái độ, Chuẩn chủ quan, Nhận thức kiểm soát hành vi và Thể chế.

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chuyển đổi loại hình doanh nghiệp của các hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)