Do thời gian thực hiện hạn chế, luận văn sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện nên tính đại diện không cao. Để khắc phục, các nhà nghiên cứu tiếp theo cần áp dụng các phương pháp chọn mẫu khác để có được tính đại diện cao hơn.
Với số lượng hộ kinh doanh đăng ký hoạt động trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu là gần 100.000 hộ, chiếm tỷ lệ cao, nên việc nghiên cứu khảo sát với số lượng mẫu tương đối nhỏ (200 mẫu) có thể sẽ ảnh hưởng đến kết quả trong nghiên cứu định lượng do mức độ đại diện cho tổng thể thấp. Do vậy, với các nghiên cứu tiếp theo nên gia tăng số lượng mẫu nghiên cứu (có thể từ 500 mẫu trở lên), để kết quả khảo sát đạt được độ tin cậy và đại diện cho tổng thể mẫu cao hơn.
Trong quá trình khảo sát để thu thập thông tin, một số hộ kinh doanh chưa thực sự thể hiện đúng suy nghĩ và quan điểm của họ về vấn đề chuyển đổi thành doanh nghiệp, hoặc một số hộ kinh doanh còn chưa có chính kiến trong việc quyết định vì còn cần phải có ý kiến của gia đình và bạn bè, chính điều này phần nào sẽ ảnh hưởng nhất định đến kết quả nghiên cứu vì một số câu hỏi cũng có liên quan đến tính chất và ý định chủ quan của cá nhân.
Do hộ kinh doanh đa phần là hoạt động theo hình thức nhỏ lẻ, nguồn vốn đầu tư kinh doanh ít nên trong luận văn của mình tác giả cũng chưa nghiên cứu đến các yếu tố về vốn kinh doanh cũng như vấn đề liên quan đến vay vốn ngân hàng, do vậy, các nghiên cứu tiếp theo có thể bổ sung để đánh giá thêm các yếu tố này.
70
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Quốc hội (1999), Luật Doanh nghiệp năm 1999. 2 Quốc hội (2005), Luật Doanh nghiệp năm 2005.
3 Viện Ngôn ngữ học (2010), Từ điển Tiếng Việt, Nhà xuất bản Từ điển Bách Khoa.
4 Quốc hội (2020), Luật Doanh nghiệp năm 2020.
5 Hội đồng Bộ trưởng (1988), Nghị định số 27/HĐBT ngày 09/3/1988 6 Hội đồng Bộ trưởng (1992), Nghị định số 66/HĐBT ngày 02/3/1992 7 Chính phủ (2000), Nghị định số 02/2000/NĐ-CP ngày 03/2/2000 8 Chính phủ (2004), Nghị định số 109/2004/NĐ-CP ngày 02/04/2004 9 Chính phủ (2015), Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015. 10 Chính phủ (2021), Nghị định số 01/2021/NĐ-CP ngày 4/1/2021.
11 Ajzen & Fishbein (1975), Belief, attitude, intention and behavior: An introduction to theory and research, Reading, MA: Addison-Wesley
12 Mzoughi, P.N, R.B.Ahmeh & H. Ayed (2010), Explain the participation in a small group brand community: An extended TRA, Journal of Business & Economics Research.
13 Nguyễn Hồng Hà và Lê Thành Nam (2019), Yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chuyển đổi hộ kinh doanh cá thể sang doanh nghiệp, Đại học Trà Vinh. 14 Ajzen (1985), From intention to actions: A theory of planned behavior,
Heidelberg, Germany: Springer Press.
15 Phạm Thị Lan Hương (2014), Nghiên cứu hành vi mua xanh.
16 Hồ Trúc Vi & Phan Trọng Nhân (2017), Các nhân tố tác động đến ý định thực hiện hành vi theo cao học của sinh viên trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh.
71
17 PGS, TS. Nguyễn Văn Thắng (2015), Một số lý thuyết đương đại về quản trị kinh doanh ứng dụng trong nghiên cứu, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân.
18 Scott W.R (1995), Institutions and organizations, Thousand Oaks, CA: Sage.
19 Lê Thị Bích Ngọc và Bryant (2013), Tác động của thể chế tới hiệu quả xuất khẩu của doanh nghiệp
20 PGS, TS. Lê Quang Cảnh (2019), Tác động của thể chế tới tăng trưởng kinh tế địa phương cấp tỉnh, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
21 Ajzen (1991), The theory of planned behavior, Organizational Behavior and Human Decision Process
22 Taylor & Tood (1995), Decomposition and crossover effects in the theory of planned behavior: A study of consumer adoption intentions, International Journal of Research in Marketing
23 Limayem & ctg. (2000), What makes consumers buy from the internet? A longitudinal study of online shopping, IEEE Transactions on Systems, Man, and Cybernetics
24 Giner-Sorolla (1999), Affect in attitude: Immediate and deliberative perspectives in dual - process theories in social, New York, USA: The Guilford Press
25 De Matos & ctg. (2007), Consumer attitudes toward counterfeits: A review and extension, Journal of Consumer Marketing
26 Chaniotakis & ctg. (2010). Consumers’ intention of buying own - label premium food product. Journal of Product and Brand Management
27 Nguyễn Đình Thọ (2014), Giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh, NXB Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh
PHỤ LỤC 1
TỔNG QUAN VỀ TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU 1. Tình hình chung
Bà Rịa – Vũng Tàu là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, trong những năm gần đây, với sự phát triển nhanh, mạnh và bền vững, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã có những bước phát triển đột phá. Năm 2019, Bà Rịa – Vũng Tàu đứng Top thứ 3 cả nước trong việc thu nộp ngân sách Trung ương. Bà Rịa – Vũng Tàu luôn thực hiện thu hút đầu tư nước ngoài có chọn lọc, thu hút được nhiều dự án với quy mô hoạt động và vốn đầu tư lớn. Với chủ trương phát triển kinh tế từ nội lực, với sự chuyển dịch của các ngành mũi nhọn như: hàng không, cảng biển, … về khu vực Long Thành – Cái Mép, Bà Rịa – Vũng Tàu có khả năng trở thành điểm đắc địa nhất của khu vực Đông Nam bộ.
Giai đoạn 2015 – 2020, kinh tế của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu luôn duy trì phát triển, khẳng định vai trò là một cực tăng trưởng quan trọng của cả nước. Cơ cấu kinh tế trong tỉnh đang chuyển dịch đúng hướng, quy mô Tổng sản phẩm (GRDP) đứng thứ 3 cả nước và luôn là tỉnh nằm trong top đầu cả nước về đóng góp ngân sách. GRDP trừ dầu khí tăng bình quân 6,10%/năm. GRDP trừ dầu khí bình quân đầu người đạt 6.903 USD. Công nghiệp phát triển theo hướng bền vững, có chọn lọc, tiếp tục duy trì vai trò là ngành động lực, đóng góp lớn nhất trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 8,36%/năm. Hệ thống cảng biển có sự chuyển biến mạnh mẽ, dịch vụ hậu cần cảng được quan tâm đầu tư và đạt kết quả tích cực. Du lịch tạo được sức hút đối với các nhà đầu tư lớn. Các ngành dịch vụ phát triển đa dạng, chất lượng ngày càng cao, đáp ứng tốt nhu cầu xã hội. Thị trường xuất khẩu được mở rộng, kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng khá, đạt 22,1 tỷ USD. Nông nghiệp được chú trọng phát triển theo các mô hình công nghệ cao. Chương trình xây dựng nông thôn mới tạo chuyển biến rõ nét ở các vùng nông thôn. Môi trường đầu tư, kinh doanh được cải thiện. Tính năng động của bộ máy, sự minh bạch, hiệu quả trong giải quyết các thủ tục của nhà đầu tư và doanh nghiệp được nâng lên. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 233.162 tỷ đồng. Số lượng doanh
nghiệp tăng 49,3%, đóng góp cho ngân sách tăng 55,11%, giải quyết việc làm cho 119.806 lao động. Tổng thu ngân sách khoảng 384.830 tỷ đồng, luôn đứng top đầu cả nước về đóng góp ngân sách quốc gia. Cơ cấu nguồn thu thay đổi theo hướng bền vững, tỷ trọng thu nội địa vượt cao so với thu từ dầu khí, thu nội địa đạt 154.862 tỷ đồng, chiếm 40,24%. Bà Rịa – Vũng Tàu ưu tiên chi cho đầu tư phát triển và mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. Thực hiện tất cả những chính sách liên quan đến an sinh xã hội. Tỷ lệ hộ nghèo trong tỉnh còn 0,8%, đáp ứng không còn hộ nghèo nữa. An ninh chính trị được giữ vững, trật tự an toàn xã hội bảo đảm (Tỉnh ủy Bà Rịa – Vũng Tàu, 2020).
Các chỉ tiêu kinh tế xã hội tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2020
2. Mục tiêu phát triển của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 2021 – 2025
Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn 2021 – 2025: Phát triển tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thành tỉnh mạnh về công nghiệp, cảng biển, du lịch và nông nghiệp công nghệ cao. Nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân; bảo đảm an sinh xã hội. Chú trọng bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. Bảo đảm quốc phòng, an ninh vững chắc; bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự an toàn xã hội (Ủy ban Nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, 2021).
Mục tiêu phát triển doanh nghiệp giai đoạn 2021 – 2025:Tiếp tục thực hiện chủ trương thu hút đầu tư có chọn lọc, chú trọng thu hút các dự án có công nghệ tiên tiến và trung bình tiên tiến, có tính lan tỏa, có giá trị gia tăng cao, ít thâm dụng lao động và không xâm hại môi trường, tập trung vào các lĩnh vực: công nghiệp, cảng biển, dịch vụ hậu cần cảng, du lịch chất lượng cao và nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Thực hiện tốt các chính sách, giải pháp hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; phấn đấu đăng ký mới 11.000 doanh nghiệp và phát triển thêm 75 hợp tác xã; Cổ phần hóa đơn vị sự nghiệp công lập, … (Ủy ban Nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, 2020).
3. Tình hình doanh nghiệp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Năm 2020, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã cấp đăng ký kinh doanh cho 1.832 doanh nghiệp, với tổng vốn đăng ký là 22.126,7 tỷ đồng, trong đó có 26 doanh nghiệp tư nhân, vốn đăng ký là 47 tỷ đồng; 376 công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên, vốn điều lệ đăng ký là 5.769,7 tỷ đồng; 1.179 công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên, vốn điều lệ đăng ký là 6.772,4 tỷ đồng; 251 công ty cổ phần, vốn điều lệ đăng ký là 9.537,6 tỷ đồng. Đăng ký bổ sung, thay đổi cho 1.695 lượt doanh nghiệp, trong đó đăng ký bổ sung tăng vốn cho 415 doanh nghiệp, số vốn tăng thêm 11.977,1 tỷ đồng. Đăng ký hoạt động cho 260 chi nhánh, văn phòng đại diện. Đăng ký giải thể 166 doanh nghiệp, tăng 21,17% so cùng kỳ. Đăng ký tạm ngưng hoạt động cho 416 doanh nghiệp, tăng 8,33% so cùng kỳ, trong đó có 85% doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả.Nhìn chung, trong những năm qua, mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng cộng đồng doanh nghiệp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu vẫn
có những đóng góp to lớn vào sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Năm 2020, trước ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, nhiều doanh nghiệp đã gặp khó khăn, sản xuất kinh doanh bị đình trệ, ảnh hưởng đến tốc độ phát triển kinh tế, đặc biệt là khu vực dịch vụ. Tuy nhiên, với sự thích ứng kịp thời của cộng đồng doanh nghiệp tỉnh, sự nhạy bén và quyết tâm cao của chính quyền tỉnh, nên hầu hết các ngành kinh tế chủ yếu của tỉnh vẫn duy trì được sự tăng trưởng mặc dù có thấp hơn so với kế hoạch đề ra, tốc độ phát triển của các doanh nghiệp cũng tăng khả quan. Tính đến tháng 12/2020, trên địa bàn tỉnh có 18.225 doanh nghiệp trong nước hoạt động.
Tình hình Doanh nghiệp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2020
Loại hình doanh nghiệp Số lượng doanh nghiệp Vốn đăng ký (tỷ đồng) Số lượng Tỷ lệ %
Doanh nghiệp tư nhân 26 1.4 47 Công ty TNHH 2 thành viên 376 20.5 5.769,7 Công ty TNHH 1 thành viên 1.179 64.4 6.772,4 Công ty Cổ phần 251 13.7 9.537,6
Tổng số 1.832 100 22.126,7
(Nguồn: Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, 2020)
4. Tình hình và thực trạng các hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
4.1 Tình hình các hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Với Luật Doanh nghiệp và những hỗ trợ trong Luật dành cho đối tượng trong khu vực kinh tế tư nhân, đã góp phần tạo bước đột phá về cải cách hành chính, đặc biệt tạo môi trường thông thoáng cho tất cả các loại hình hoạt động sản xuất kinh doanh, xóa bỏ các rào cản cơ bản trong việc đăng ký gia nhập thị trường đối với doanh nghiệp. Từ đó, đã khơi dậy các nguồn lực của xã hội tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tếxã hội cả nước cũng như của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Khu vực hộ kinh doanh đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển nền kinh tế tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, khu vực kinh doanh này giúp cân đối thương mại, góp phần xóa đói giảm nghèo tại một số địa phương, nhìn chung trong những
năm qua hộ kinh doanh có sự phát triển, đổi mới hơn, tuy vẫn còn một số hạn chế nhưng sự phát triển vẫn là chủ yếu, thể hiện qua việc số hộ kinh doanh đăng ký hoạt động ngày càng nhiều, số cơ sở kinh doanh ngày càng tăng với số vốn ngày càng lớn, sự tham gia ngày càng đông đảo số lượng lao động vào các hộ kinh doanh, sự đóng góp từ hoạt động sản xuất, kinh doanh có nhiều ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển kinh tế xã hội trên toàn tỉnh.
Trong các loại hình sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh, các hộ kinh doanh là đối tượng kinh doanh chiếm số lượng khá đông, tình hình sản xuất kinh doanh trên địa bàn phát triển khá sôi động. Số lượng hộ kinh doanh đăng ký hoạt động xu hướng tăng liên tục qua các năm, phân bố rộng trên địa bàn các Huyện, Thị xã và các Thành phố thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Tổng số hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh hiện nay hơn90.000 hộ, bình quân mỗi năm, số hộ đăng ký kinh doanh trên địa bàn tỉnh dao động trong khoảng là 2.800 đến 3.000 hộ, nhiều hộ đã hoạt động và mỗi năm đều có đăng ký thay đổi.
Số lượng Hộ kinh doanh tại các Huyện, Thị, Thành phố
Stt Địa bàn Số lượng 1 Thành phố Vũng Tàu 29.142 2 Thị xã Phú Mỹ 13.669 3 Huyện Đất Đỏ 4.403 4 Huyện Châu Đức 8.543 5 Huyện Xuyên Mộc 10.979 6 Thành phố Bà Rịa 12.126
7 Huyện Côn Đảo 961
8 Huyện Long Điền 17.224
Tổng số 97.047
(Nguồn: Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, 2021)
Việc ra đời Luật Doanh nghiệp năm 2014, năm 2020 và sự cải cách mạnh mẽ trong cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng số hóa trong một số các lĩnh vực, các thủ tục, loại bỏ nhiều giấy tờ, hồ sơ kèm theo trong đăng ký thành lập hộ kinh doanh, ... đã tạo điều kiện để người dân đăng ký tham gia hoạt động kinh doanh
thông qua hình thức hộ kinh doanh. Ngoài ra, với sự thay đổi của cơ chế thị trường, sự hội nhập kinh tế, sự phát triển mạnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, … đã kích thích nhu cầu kinh doanh, tìm kiếm thu nhập thông qua các loại hình kinh tế, chính vì vậy mà hộ kinh doanh cũng ngày càng có sự phát triển mạnh mẽ.
Qua nghiên cứu, hầu hết các hộ kinh doanh đều có quy mô hoạt động nhỏ, một phần do đặc thù kinh doanh của loại hình này, một phần là do bị sự ràng buộc của quy định của pháp luật, nếu xét trên góc độ số lượng lao động được sử dụng trên một hộ kinh doanh thì hầu hết các hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh đều có số lượng lao động ít, thường là từ 3 đến 8 lao động, quy mô nguồn lực lao động thấp bởi đặc điểm chung đều theo hình thức nhỏ lẻ. Ngoài ra, đa số những hộ kinh doanh đều sử dụng lao động có sẵn trong gia đình, một số thì sử dụng lao động giản đơn, … Số lượng lao động tại khu vực này tăng chậm và chiếm tỷ lệ nhỏ, ít lao động là một điểm lợi thế của hộ kinh doanh vì không cần phải tập trung cho việc quản lý về mặt nhân sự, nhưng đó cũng là đặc điểm hạn chế vì quy mô hoạt động chưa được nâng cao. Các hộ kinh doanh tại địa bàn tỉnh ngày càng tăng mạnh đã góp phần thu hút nguồn lao động nhàn rỗi tại địa phương, tạo việc làm nhiều nhất cho địa phương, số được giới thiệu việc làm hàng năm trên địa bàn các Thành phố, Huyện, Thị xã hàng năm được tăng cao, thu nhập bình quân đầu người cũng tăng,