TD CCQ NT TC
Tolerance .792 .715 .894 842 VIF 1.263 1.400 1.118 1.188
56
Căn cứ kết quả giá trị chấp nhận của các biến độc lập (Tolerance) đều lớn hơn 0.5 và độ phóng đại phương sai (VIF) đều nhỏ hơn 2, cho nên tác giả khẳng định không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến.
Với các kết quả nhận được từ quá trình khảo sát, phân tích và đánh giá tác giả đưa ra các hàm ý chính sách cho nghiên cứu của mình trong việc thúc đẩy các hộ kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp.
4.4 Thảo luận
Để đảm bảo độ chính xác của kết quả nghiên cứu, tác giả thực hiện kết hợp giữa hai phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, đồng thời tác giả còn thực hiện kiểm tra các điều kiện chạy hồi quy như: hiện tượng đa cộng tuyến, phân phối phần dư, phương sai thay đổi, … để xác định được mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến quyết định chuyển đổi loại hình doanh nghiệp của các hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đó là Thái độ, Chuẩn chủ quan, Nhận thức kiểm soát hành vi, Thể chế.
Với tình hình thực tế hiện nay, ngoài các yếu tố được đánh giá trong luận văn, việc các hộ kinh doanh được thực hiện cơ chế thuế khoán đơn giản, dễ dàng hơn so với thủ tục đóng thuế khi trở thành doanh nghiệp cũng là điều mà khiến các hộ kinh doanh không muốn chuyển đổi thành doanh nghiệp.
Thực tế còn cho thấy, hộ kinh doanh cá thể còn đang gặp nhiều khó khăn trong quá trình kinh doanh, khó khăn nhất là thiếu vốn và khó tiếp cận các nguồn vốn vay. Nguyên nhân là đặc thù không có quan hệ và tài sản thế chấp, khả năng tiếp cận thị trường, tiếp cận với cơ quan Nhà nước, công nghệ, năng lực quản lý chưa hiệu quả do hạn chế về trình độ quản lý
Do vậy, quá trình chuyển đổi hộ kinh doanh cá thể thành doanh nghiệp nên thực hiện bằng các biện pháp mang hàm ý chính sách, mang tính tư vấn, kết hợp các yếu tố nghiên cứu trong luận văn này, kêu gọi sự đồng thuận từ cộng đồng, chủ động đồng hành cùng hộ kinh doanh trong quá trình làm ăn của họ, khuyến khích những hộ kinh doanh với ý tưởng sáng tạo, có thể bắt đầu nhỏ nhưng có triển vọng phát triển lớn, thị trường tiềm năng ở phạm vi rộng. . . thì nên kinh doanh theo mô hình doanh nghiệp để có điều kiện phát triển.
57
CHƯƠNG 5
KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH
5.1 Kết luận
5.1.1 Mức độ đạt được mục tiêu nghiên cứu của luận văn
Sau khi thực hiện nghiên cứu dựa trên cơ sở tổng hợp lý thuyết nền và các khái niệm, tác giả đã đề xuất mô hình lý thuyết về nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chuyển đổi loại hình doanh nghiệp trong các hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Để kiểm định mô hình lý thuyết, tác giả đã sử dụng 2 phương pháp nghiên cứu: định tính và định lượng với các thang đo gồm: Thái độ, Chuẩn chủ quan, Nhận thức kiểm soát hành vi và Thể chế. Nghiên cứu định tính giúp tác giả tổng hợp, hiệu chỉnh, bổ sung, loại bỏ bớt các thang đo không phù hợp, làm căn cứ xây dựng bảng câu hỏi khảo sát nháp. Sau nghiên cứu định tính, tác giả thực hiện nghiên cứu định lượng sơ bộ để kiểm định các thang đo bằng độ tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố EFA, kết quả cho thấy rằng, hầu hết thang đo đảm bảo độ tin cậy, đạt giá trị cho phép. Tác giả nghiên cứu định lượng chính thức để đánh giá mô hình đo lường, đánh giá mô hình tuyến tính, thực hiện kiểm định tương quan, sau nghiên cứu, kết quả cho thấy rằng, các thang đo đạt giá trị cho phép, mô hình ước lượng phù hợp với dữ liệu thị trường.
Việc thực hiện kỹ thuật phân tích, đánh giá mô hình cấu trúc, kiểm định giả thiết nghiên cứu, tác giả đã cho thấy rằng Các yếu tố Thái độ, Chuẩn chủ quan, Nhận thức kiểm soát hành vi, Thể chế đều có tác động cùng chiều đến quyết định chuyển đổi loại hình doanh nghiệp của các hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
(1) Thái độ của việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp tỷ lệ thuận với ý định chuyển đổi loại hình doanh nghiệp của các hộ kinh doanh cá thể.
(2) Các tiêu chuẩn chú quan liên quan đến chuyển đổi loại hình doanh nghiệp tỷ lệ thuận với ý định chuyển đổi loại hình doanh nghiệp của các hộ kinh doanh cá thể.
58
(3) Việc nhận thức, kiểm soát hành vi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp tỷ lệ thuận với ý định chuyển đổi loại hình doanh nghiệp của các hộ kinh doanh.
(4) Các yếu tố thể chế tại địa phương tỷ lệ thuận với ý định chuyển đổi loại hình doanh nghiệp của các hộ kinh doanh cá thể.
Như vậy, luận văn đã đạt được mục tiêu thứ nhất, đó là “Khám phá, đánh giá các yếu tố tác động đến ý định, hành vi chuyển đổi sang loại hình doanh nghiệp theo quy định trong Luật Doanh nghiệp của các hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu”.
Thông qua kết quả kiểm định mô hình cấu trúc, tác giả kết luận rằng thực sự có tồn tại tác động và ảnh hưởng của các yếu tố trên đến quyết định chuyển đổi loại hình doanh nghiệp của các hộ kinh doanh, do vậy, luận văn đã đạt được mục tiêu 2 đó là “Đo lường mức độ tác động và ảnh hưởng của các yếu tố này đến quyết định chuyển đổi loại hình doanh nghiệp của các hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu”.
Tác giả thực hiện phương pháp phân tích hồi quy bội để kiểm định các giả thiết, kết quả cho thấy rằng các yếu tố xây dựng ban đầu đó là: Thái độ, Chuẩn chủ quan, Nhận thức kiểm soát hành vi và Thể chế có ảnh hưởng đến quyết định chuyển đổi loại hình doanh nghiệp của các hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, trong đó nhân tố Chuẩn chủ quan là có tác động mạnh nhất, nhân tố Thể chế với ứng dụng các biến khảo sát đánh giá của Bộ Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, mặc dù kết quả không cao, đứng thứ 3 trong cả 4 nhân tố, nhưng cũng chứng tỏ được sự cần thiết phải có nhân tố này trong việc đánh giá mức độ tác động đến ý định, quyết định hành vi của chủ thể, cụ thể đó là các hộ kinh doanh đang hoạt động kinh doanh trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đưa ra hàm ý chính sách nhằm khuyến khích, thúc đẩy các hộ kinh doanh cá thể quyết định chuyển đổi thành doanh nghiệp, điều đó cũng khẳng định luận văn đạt được mục tiêu nghiên cứu số 3 và cũng đạt kỳ vọng ban đầu.
5.1.2 Kết quả nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu của luận văn gồm hai phần chính: phần mô hình đo lường và phần mô hình lý thuyết.
59
5.1.2.1 Mô hình đo lường
Có 4 khái niệm đơn hướng được nghiên cứu với thang đo dạng kết quả, gồm: Thái độ, Chuẩn chủ quan, Nhận thức kiểm soát hành vi, Thể chế, các thang đo trên được điều chỉnh và bổ sung, đánh giá thông qua Cronbach’s Alpha, phân tích EFA, thực hiện kiểm định lại bằng đánh giá mô hình đo lường. Kết quả cho thấy, các thang đo đều đạt độ tin cậy.
5.1.2.2 Mô hình lý thuyết
Kết quả kiểm định cho thấy mô hình lý thuyết phù hợp với dữ liệu thị trường, giả thiết nghiên cứu được đề ra gồm 4 giả thiết và đều được chấp nhận, có ý nghĩa quan trọng đối với quyết định chuyển đổi loại hình doanh nghiệp của các hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
5.2 Hàm ý chính sách
5.2.1 Tác động và khuyến nghị từ kết quả nghiên cứu
Từ kết quả nghiên cứu đề tài đã cho thấy rằng 4 nhân tố về Thái độ, Chuẩn chủ quan, Nhận thức kiểm soát hành vi và Thể chế có tác động tích cực đến quyết định chuyển đổi loại hình doanh nghiệp bởi thông qua hệ số hồi quy của các biến độc lập thể hiện việc 4 biến độc lập trong mô hình đều có ý nghĩa thống kê (trị giá sig đều nhỏ hơn 0.05), hệ số R bình phương hiệu chỉnh bằng 0.650, điều này nghĩa là mô hình hồi quy tuyến tính bội đã xây dựng phù hợp với tập dữ liệu là 65%, tức là có khoảng 65% biến thiên của ý định chuyển đổi loại hình doanh nghiệp của các hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu được giải thích bởi 4 nhân tố trên. Bên cạnh đó, trị thống kê F được tính từ R square của mô hình có mức ý nghĩa quan sát rất nhỏ (sig = 0.000), điều này cho thấy mô hình hồi quy tuyến tính bội phù hợp với tập dữ liệu và được sử dụng để thực hiện nghiên cứu là hoàn toàn hợp lý.
(1) Với yếu tố chuẩn chủ quan:
Kết quả nghiên cứu tính được hệ số β = 0.608, thể hiện rằng yếu tố chuẩn chủ quan tác động mạnh nhất đến ý định chuyển đổi loại hình doanh nghiệp của các hộ kinh doanh cá thể.
60
Chuẩn chủ quan là yếu tố quyết định xã hội về phản ánh áp lực xã hội đối với quyết định chuyển đổi loại hình doanh nghiệp của các hộ kinh doanh cá thể, các ảnh hưởng chuẩn chủ quan này có thể là ảnh hưởng khác nhau giữa các nền văn hóa, cũng có thể là ảnh hưởng yếu tố xã hội về niềm tin của một người đối với ý kiến những người khác đồng tình với quyết định của mình. Việt Nam được đánh giá nền văn hóa tập thể, khác với các nước phương Tây, tâm lý người Việt Nam cũng thường theo xu hướng đám đông, do vậy, họ thường thông qua việc quan sát hành vi của mọi người xung quanh để tìm hiểu và sẽ cảm thấy yên tâm hơn khi có nhiều người đã quyết định chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, nên xu hướng quyết định chuyển đổi loại hình doanh nghiệp cũng sẽ bị ảnh hưởng nhiều bởi những người xung quanh.
Do vậy, để có thể giúp cho yếu tố này tác động tích cực hơn trong quyết định chuyển đổi loại hình doanh nghiệp của các hộ kinh doanh thì cần: Thực hiện công khai, minh bạch các nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước; Cung cấp đầy đủ thông tin về mục tiêu, điều kiện, trình tự, thủ tục của từng hình thức, nội dung, chương trình hỗ trợ dành cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa; Các kế hoạch, chương trình trợ giúp phải công khai các tiêu chí cụ thể như: đối tượng và điều kiện được tham gia; nguyên tắc ưu tiên trong trường hợp cung không đáp ứng được cầu; trình tự thủ tục xem xét, đánh giá; tổng kinh phí của chương trình, kế hoạch hỗ trợ; kinh phí tối đa hỗ trợ cho một doanh nghiệp; kết quả hỗ trợ bao gồm số lượng đối tượng thụ hưởng và tổng kinh phí thực hiện hỗ trợ; … điều này sẽ giúp các hộ kinh doanh nhận thấy được mức độ quan tâm và hỗ trợ rất lớn của Nhà nước đến đối tượng là doanh nghiệp, từ đó họ giúp dần thay đổi quan điểm của mình.
Các cơ quan nhà nước tại địa phương cũng cần tận dụng các câu lạc bộ doanh nghiệp, các nhóm doanh nghiệp (hiện nay có rất nhiều, đa phần là tự phát, nhưng họ tập hợp được rất nhiều các hộ kinh doanh, các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong khu vực kinh tế tư nhân, đặc biệt là bao gồm cả những bạn bè và người nhà của các chủ hộ kinh doanh, là đối tượng tác động mạnh đến hành vi của các chủ hộ kinh doanh) để họ truyền tải các thông điệp đến cộng đồng người dân tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, đó là những thông điệp về chính sách hỗ trợ hộ kinh doanh
61
chuyển đổi thành doanh nghiệp, các chính sách hỗ trợ hộ kinh doanh trong việc giải quyết các vấn đề về thuế, kế toán, … chính những nhóm doanh nghiệp, những câu lạc bộ doanh nghiệp, những hội ngành nghề, … là những công cụ đắc lực nhất giúp lan tỏa các thông điệp, các chính sách của nhà nước một cách hiệu quả nhất. Nên thay đổi đối tượng truyền tải thông tin và kết nối, chúng ta sẽ thực sự thấy được kết quả rõ rệt. Khi các thông điệp về lợi ích trong việc chuyển đổi từ hộ kinh doanh được lan tỏa thì có thể giúp giải quyết được vấn đề về sự ủng hộ của gia đình, bạn bè, người thân, … đặc biệt khi có sự chuyển đổi mạnh của một số lớn những hộ kinh doanh trong việc thành lập doanh nghiệp, thì tự khắc các hộ kinh doanh khác sẽ nhìn thấy điều đó và cũng thay đổi theo.
Trên thực tế, Nhà nước, chính quyền tại địa phương đã có quá nhiều cơ chế, chính sách trong việc hỗ trợ các hộ kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp rồi, nhưng vấn đề tồn tại ở đây là cách truyền thông và lan tỏa thông điệp này, để chủ hộ kinh doanh, để cộng đồng doanh nghiệp và người dân đang hoạt động kinh doanh, đang sinh sống tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nhận thấy được hết tầm quan trọng của thông điệp mới là việc cần chú trọng giải quyết.
(2) Mức độ tác động xếp thứ hai là yếu tố Thái độ:
Yếu tố này tác động đến quyết định chuyển đổi loại hình doanh nghiệp của các hộ kinh doanh thông qua việc bản thân của cá nhân chủ hộ kinh doanh đó đánh giá được việc chuyển đổi này là tích cực hay tiêu cực; có những chủ hộ kinh doanh đã nhận rõ được lợi ích của chính bản thân mình nói riêng và cả tập thể của hộ kinh doanh nói chung nếu như chuyển đổi hộ kinh doanh thành doanh nghiệp; kể cả có trường hợp những người chủ hộ kinh doanh này đã có những dự định trong việc chuyển đổi thành doanh nghiệp rồi nhưng họ vẫn cứ chần chừ chưa quyết định bởi sự ngại thay đổi.
Đa phần các hộ kinh doanh hoạt động theo hình thức nhỏ, lẻ, gia đình nên họ không muốn thay đổi, vì hiện thời họ cảm thấy đang kinh doanh ổn định rồi. Do vậy, để kích thích và tạo động lực cho các hộ kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp cần tạo cơ chế cho phép chuyển đổi nguyên trạng sang hình thức doanh nghiệp tư nhân, cụ thể: chủ hộ kinh doanh chuyển thành chủ doanh nghiệp tư nhân;
62
các hợp đồng lao động, các nghĩa vụ, các quyền và lợi ích hợp pháp, …cũng được chuyển đổi nguyên trạng, … nhìn chung là thực hiện đơn giản hóa các quy định, các quy trình, các thủ tục chuyển đổi.
Đặc biệt, cần chú trọng đến việc giải tỏa tâm lý cho các chủ hộ kinh doanh thông qua các hình thức tổ chức hội thảo, tọa đàm tại địa bàn (phường, xã, huyện, …) để tuyên truyền, vận động, chia sẻ tầm quan trọng cũng như lợi ích khi hộ kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp, tác động đến tâm lý và thay đổi dần tư duy lo ngại, e ngại, sợ thay đổi sẽ rắc rối, sẽ mệt, … của người dân, từ đó mới có thể thúc đẩy được quyết định chuyển đổi của các hộ kinh doanh. Để làm được việc này một cách hiệu quả nhất, tác giả khuyến nghị nên giao cho các đầu mối tổ chức Hội, Hiệp hội tại địa phương triển khai thực hiện, nó sẽ mang tính chất đồng hành, gần gũi, hỗ trợ, đại diện, … và quan trọng là nó sẽ mang tính trung lập hơn so với các cơ quan Nhà nước trực tiếp thực hiện.
(3) Đối với nhân tố Thể chế:
Theo kết quả nghiên cứu thì có tác động đứng vị trí thứ 3 trong 4 nhân tố, hệ số β đạt 0.207. Mặc dù vậy, với các chỉ số liên quan như chi phí không chính thức, thể chế pháp lý, tính minh bạch và tiếp cận thông tin, chỉ số tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh đã thật sự tạo ra một cái nhìn mới cho tất cả các hộ kinh