1.1.3.1 .Căn cứ vào bản chất của bảo lãnh
1.2. PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH NGÂN HÀNG
1.2.1. Khái niệm về phát triển hoạt động bảo lãnh ngân hàng
Hoạt động bảo lãnh của một ngân hàng được coi là phát triển khi nó không ngừng tăng lên về số lượng và nâng cao về chất lượng. Số lượng và chất lượng của dịch vụ bảo lãnh có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Bảo lãnh ngân hàng phải thỏa mãn lợi ích cho tất cả các bên tham gia, góp phần phát triển ngân hàng và nền kinh tế.
* Xét trên giác độ của một NHTM: Cũng như các hoạt động khác, hoạt động
bảo lãnh được coi là phát triển khi lợi ích mà nó đem lại cho ngân hàng là rất lớn và rủi ro là nhỏ nhất. Điều đó có nghĩa là ngân hàng không phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, không phải cấp khỏan tín dụng bắt buộc cho người được bảo lãnh và phí bảo
lãnh góp phần làm tăng doanh thu cho ngân hàng. Một khách hàng muốn được ngân hàng cấp bảo lãnh thì phải có tài khỏan ký quỹ tại ngân hàng. Khỏan tiền ký quỹ này là một phần trong nguồn vốn của ngân hàng và được sử dụng với mục đích sinh lời như các nguồn vốn khác. Như vậy chất lượng bảo lãnh của ngân hàng này còn được thể hiện ở việc ngân hàng sử dụng nguồn vốn này như thế nào để làm tăng lợi nhuận qua các hoạt động khác như cho vay, thanh toán... Đồng thời thực hiện tốt nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng sẽ tạo dựng được lòng tin của khách hàng và nâng cao uy tín của mình trên thị trường quốc tế.
* Xét trên giác độ của khách hàng: NHTM luôn phải xây dựng mối quan hệ bền
chặt với khách hàng, bởi sự hợp tác lâu dài và bền vững ngân hàng có thể hiểu rõ nhu cầu của khách hàng và thỏa mãn một cách tối ưu nhu cầu của khách hàng. Chính vì vậy mà để có thể duy trì được mối quan hệ lâu dài này thì ngân hàng luôn phải chú trọng đến chất lượng dịch vụ mà mình đưa ra. Nó quyết định sự thành công của ngân hàng, do đó chúng ta có thể hiểu hoạt động bảo lãnh được coi là phát triển khi: tạo ra sự thuận tiện nhanh chóng mà đem lại lợi ich cho khách hàng: thủ tục nhanh gọn, mức phí thấp hoặc có nhiều chương trình khuyến mãi kèm theo…
* Xét trên giác độ nền kinh tế: hoạt động bảo lãnh được coi là phát triển khi:
Đáp ứng nhu cầu về vốn và công nghệ của nền kinh tế, thúc đẩy phát triển và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.
Không vượt quá các tỷ lệ đảm bảo an tòan trong hoạt động ngân hàng theo quy định của thống đốc NHNN, gây bất ổn cho toàn hệ thống…
Hoạt động bảo lãnh không thể coi là phát triển khi nó chỉ đơn phương mang lại lợi nhuận cho ngân hàng. Bởi vì nếu vậy thì sự phát triển đó chỉ là sự tăng trưởng lợi nhuận tức thời không bền vững. Như vậy sự phát triển hoạt động bảo lãnh phải được đánh giá trên nhiều khía cạnh và phát triển phải là phát triển ổn định, bền vững.
1.2.2. Các tiêu chí đánh giá về phát triển hoạt động bảo lãnh
1.2.2.1. Tiêu chí đánh giá về qui mô hoạt động bảo lãnh a) Sự mở rộng về đối tượng và số lượng khách hàng
Trong quá trình phát triển hội nhập nền kinh tế, các thành phần kinh tế đều tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh một cách sôi động. Các hoạt động này mang lại những món lợi lớn nhưng cũng tiềm ẩn rủi ro cao. Mọi đối tượng tham gia vào hoạt động kinh tế đều có thể gặp rủi ro, một trong số đó là rủi ro do đối tác gây ra. Bảo lãnh ngân hàng là một trong những biện pháp để ngăn chặn rủi ro. Như vậy, hoạt động bảo lãnh ngân hàng hoàn toàn có thể được mọi thành phần kinh tế sử dụng. Và số lượng khách hàng có nhu cầu đối với hoạt động bảo lãnh ngân hàng ngày càng tăng.
Ngân hàng có hoạt động bảo lãnh phát triển là phải đáp ứng được các nhu cầu đó ngày càng nhiều. Do đó, số lượng khách hàng đông đảo và đối tượng khách hàng sử dụng bảo lãnh ngân hàng phong phú đa dạng là một tiêu chí thể hiện sự phát triển của hoạt động bảo lãnh ngân hàng.
b) Sự đa dạng hóa các sản phẩm bảo lãnh
Như đã phân tích ở trên, hoạt động bảo lãnh được chia thành nhiều loại khác nhau. Theo từng cách phân chia, mỗi loại hình bảo lãnh có mục đích sử dụng và hướng tới những đối tượng riêng. Tuy nhiên, do khả năng hạn chế, nhiều ngân hàng mới chỉ tập trung vào một số đối tượng nhất định. Vì vậy, hoạt động bảo lãnh cũng chỉ có một số loại hình và bỏ qua các loại bảo lãnh khác. Điều đó khiến cho ngân hàng không thu hút được tối đa số lượng cũng như đối tượng khách hàng, đồng thời cũng khiến số lượng hợp đồng bảo lãnh không nhiều, dư nợ hoạt động bảo lãnh không cao, nói cách khác là thể hiện sự chưa phát triển của hoạt động bảo lãnh.
Nếu một ngân hàng có thể thực hiện đa dạng hóa các loại hình bảo lãnh chứng tỏ ngân hàng đó có uy tín và nguồn lực lớn và thực sự phát triển về hoạt động bảo lãnh. Như vậy, đa dạng hóa các loại hình bảo lãnh cũng là mục tiêu mà các ngân hàng cần tới trong quá trình phát triển hoạt động bảo lãnh.
c) Doanh thu từ hoạt động bảo lãnh
Doanh thu từ dịch vụ bảo lãnh là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh trực tiếp khả năng sinh lời của dịch vụ bảo lãnh, đóng góp của dịch vụ bảo lãnh vào kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Doanh thu từ dịch vụ bảo lãnh được xác định trên cơ sở doanh số bảo lãnh, mức phí bảo lãnh và thời gian bảo lãnh.
Doanh thu từ dịch vụ bảo lãnh lớn và tăng trưởng đều đặn qua các năm thể hiện sự phát triển của dịch vụ bảo lãnh và gián tiếp phản ánh chất lượng của dịch vụ bảo lãnh đang dần được nâng cao.
Khi so sánh mối quan hệ giữa doanh thu từ dịch vụ bảo lãnh với tổng doanh thu dịch vụ và với tổng doanh thu của ngân hàng, ta có các chỉ tiêu sau:
Tỷ trọng doanh thu từ Doanh thu từ dịch vụ bảo lãnh x 100% dịch vụ bảo lãnh so với =
tổng doanh thu dịch vụ Tổng doanh thu dịch vụ
Tỷ trọng doanh thu từ Doanh thu từ dịch vụ bảo lãnh x 100% dịch vụ bảo lãnh so với =
tổng doanh thu Tổng doanh thu
Các chỉ tiêu này cho biết khả năng sinh lời và vị trí của dịch vụ bảo lãnh trong hoạt động cung cấp dịch vụ và trong toàn bộ hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
1.2.2.1. Tiêu chí đánh giá về chất lượng hoạt động bảo lãnh a) Lợi nhuận từ nghiệp vụ bảo lãnh
Lợi nhuận từ nghiệp vụ bảo lãnh chính là tổng số tiền thu được từ phí dịch vụ bảo lãnh của ngân hàng. Nếu lợi nhuận cao chứng tỏ ngân hàng thực hiện hoạt động bảo lãnh có hiệu quả và ngược lại. Thường phí bảo lãnh sẽ được thu theo tỉ lệ phần trăm so với giá trị hợp đồng. Hợp đồng có giá trị càng cao thì phí bảo lãnh thu được càng lớn. Bởi vậy phí thu được từ hợp đồng bảo lãnh càng cao càng thể hiện được sự hiệu quả trong việc thực hiện bảo lãnh của ngân hàng cũng như quy mô hoạt động bảo lãnh càng lớn.
Nguồn tài sản đảm bảo không chỉ là nguồn thu nợ của ngân hàng mà còn có ý nghĩa thúc dục người đi vay phải trả nợ. Mặt khác, không phải bất kỳ tài sản nào cũng được nhận làm tài sản đảm bảo. Tài sản đó phải dễ dàng chuyển nhượng trên thị trường hay nói cách khác tài sản đó phải dễ dàng chuyển thành tiền khi cần thiết. Chính vì vậy chất lượng tài sản đảm bảo cũng là chỉ tiêu phản ánh chất lượng bảo lãnh ngân hàng.
c) Thủ tục bảo lãnh
Thủ tục bảo lãnh là một trong các yếu tố khách hàng rất quan tâm khi lựa chọn ngân hàng bảo lãnh. Nếu thủ tục bảo lãnh nhanh gọn thì giảm bớt được nhiều thời gian cũng như chi phí cho việc phát hành bảo lãnh của ngân hàng, và đối với khách hàng đó là sự hiệu quả. Ngược lại, khách hàng sẽ phải mất thêm thời gian và chi phí cho một hoạt động bảo lãnh. Và như vậy có thể dẫn tới sự lựa chọn khác của khách hàng.
Tuy nhiên, bên cạnh việc giảm thiểu những thủ tục rườm rà trong quá trình phát hành bảo lãnh, ngân hàng vẫn cần đảm bảo đúng quy trình nghiệp vụ và hợp pháp. Có vậy, hoạt động bảo lãnh mới thực sự phát triển.
d) Giá trị dư nợ bảo lãnh quá hạn
Dư nợ bảo lãnh quá hạn là chỉ tiêu phản ánh giá trị các khoản bảo lãnh mà ngân hàng phải thanh toán hộ khách hàng khi đến hạn thanh toán khách hàng không đủ khả năng trả nợ cho ngân hàng.Chất lượng bảo lãnh tốt có nghĩa dư nợ bảo lãnh quá hạn càng thấp. Ngân hàng phân loại nợ thuộc nhóm 3,4 hay 5 và trích lập dự phòng như các khoản vay thông thường. Cũng cần phải xem xét tỷ trọng nợ nhóm 3,4,5 trong dư nợ bảo lãnh quá hạn. Tỷ trọng các nhóm nợ cũng là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh chất lượng bảo lãnh của ngân hàng.
e) Khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của Ngân hàng
`Theo quy định của pháp luật, một ngân hàng không được phép thực hiện bảo lãnh vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng. Trong phạm vi đó, ngân hàng có thể thực hiện bất kỳ bảo lãnh nào. Với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, các ngân hàng luôn tận dụng tối đa các cơ hội. Do đó, các ngân hàng sẵn sàng ký các hợp đồng bảo
lãnh có giá trị lớn (nhưng vẫn không vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng). Tuy nhiên ngân hàng cần phải cân nhắc nguồn vốn của mình để đảm bảo khi phát sinh nghĩa vụ thì ngân hàng có đủ vốn để thanh toán cho bên nhận bảo lãnh, tránh xảy ra tình trạng rủi ro thanh khoản.
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH