Nâng cao chất lượng công tác thẩm định khách hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 76 - 79)

1.1.3.1 .Căn cứ vào bản chất của bảo lãnh

3.2. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI NGÂN HÀNG

3.2.2 Nâng cao chất lượng công tác thẩm định khách hàng

Thẩm định khách hàng trước khi phát hành bảo lãnh là khâu rất quan trọng trong quy trình bảo lãnh. Có thẩm định tốt mới ngăn ngừa được rủi ro phải trả thay khách hàng khi khách hàng không có khả năng trả nợ cho ngân hàng hoặc trả không đủ. Để nâng cao chất lượng công tác thẩm định, ngân hàng cần phải thu thập thông tin và số liệu chính xác, phù hợp; đánh giá và phân tích các yếu tố liên quan tới khách hàng cũng như những biến động của môi trường bên ngoài một cách khách quan; bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên trong công tác thẩm định nói riêng và nghiệp vụ bảo lãnh nói chung; áp dụng phương pháp tính phí toán linh hoạt, hợp lý. Công tác thẩm định cần tiến hành toàn diện trên các tất cả các mặt:

- Năng lực pháp lý của khách hàng: Ngân hàng cần thẩm định vấn đề này đầu

của mình, nó cũng là điều kiện tiên quyết để giải quyết các tranh chấp pháp luật khi có rủi ro sảy ra.

- Tư cách đạo đức, uy tín và khả năng quản lý điều hành của doanh nghiệp: Tư

cách đạo đức, uy tín của doanh nghiệp là một yếu tố vô cùng quan trọng và ảnh hưởng rất lớn đến rủi ro trong hoạt động bảo lãnh vì nó quyết định đến mong muốn thực hiện hợp đồng cũng như mong muốn trả nợ của khách hàng trong trường hợp ngân hàng trả thay. Ngân hàng có thể thông qua:

+ Cách ứng xử, quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp giữa nhân viên với người quản lý, giữa nhân viên với nhau.

+ Quan hệ với các đối tượng trong kinh doanh như: nhà cung cấp, khách hàng,…

+ Quan hệ cộng đồng, các tổ chức xã hội.

Một vấn đề khác cần quan tâm là khả năng quản lý của chủ doanh nghiệp, một quyết định đúng đắn của chủ doanh nghiệp sẽ mang lai hiệu quả cao trong kinh doanh, ngược lại,một quyết định sai lầm có thể gây hậu quả khó lường thậm chí là phá sản doanh nghiệp.

Tuy nhiên, trên thực tế ngân hàng chưa có sự có sự quan tâm đúng mức tới các yếu tố này nên rất có thể rủi ro trong kinh doanh. Do đó yêu cầu đặt ra là cần phải đánh giá tư cách đạo đức, uy tín và khả năng quản lý điều hành của doanh nghiệp.

- Năng lực tài chính của khách hàng: Năng lực tài chính của khách hàng là

nhân tố quan trọng quyết định khả năng hoàn thành hợp đồng và khả năng trả nợ của khách hàng. Ngân hàng cần tiến hành phân tích hiện trạng tài chính và các dự báo về tài chính trong tương lai của khách hàng nhằm tìm kiếm và dự đoán các tr- ường hợp không mong muốn có thể xảy ra , làm giảm khả năng thực hiện hợp đồng của khách hàng. Phân tích tài chính bao gồm đánh giá về quản trị vốn và các hoạt động kinh doanh, phân tích các hệ số tài chính, phân tích lưu chuyển tiền tệ, phân

tích các dự báo tài chính.

- Phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư của doanh nghiệp: Điều quan

phương án sản xuất kinh doanh là yếu tố chủ chốt giúp ngân hàng đạt được hiệu quả bảo lãnh như mong muốn và giảm thiểu rủi ro. Khi thẩm định cán bộ thẩm định cần xem xét các khía cạnh sau:

+ Mục tiêu của dự án, phương án đó là gì? Nó có phù hợp với điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp hay không?

+ Xem xét tình hình, kết quả và hiệu quả của dự án trên góc độ hạch toán kinh tế của bản thân doanh nghiệp. Ngân hàng nên kiểm tra các yếu tố khác của dự án như: phương án tiêu thụ sản phẩm, thời gian hoàn vốn, cơ cấu nguồn vốn, sự hợp lý của quy mô nguồn vốn…

+ Ngoài ra, ngân hàng cũng nên xem xét các yếu tố khác mà có ảnh hưởng trực tiếp đến dự án đầu tư như: nhu cầu của thị trường về sản phẩm dịch vụ mà dự án cung cấp, các đối thủ cạnh tranh hiện tại và tiềm ẩn,…

Trong quá trình thẩm định, ngân hàng không chỉ căn cứ vào thông tin một chiều từ khách hàng cung cấp mà phải có được thông tin đa chiều để so sánh, đối chiếu và phân tích trên cơ sở đó mới ra quyết định bảo lãnh. Đó có thể là thông tin từ các trung tâm chuyên cung cấp thông tin, thông tin từ các bạn hàng của khách hàng, thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng, hoặc thông tin do chính các cán bộ tín dụng thu thập được. Mọi khoản bảo lãnh trước hết phải được xem xét về khả năng thực hiện các hợp đồng kinh tế, năng lực tài chính cũng như kinh doanh của khách hàng yêu cầu bảo lãnh, các tài sản đảm bảo chỉ là nguồn thu dự phòng khi có rủi ro xảy ra. Ngoài ra, để có tỷ lệ kí quĩ, bảo đảm thích hợp, ngân hàng cần thiết phải nghiên cứu xây dựng một hệ thống chấm điểm khách hàng. Trên cơ sở đánh giá các rủi ro về tín dụng, bổ sung thêm một số các chỉ tiêu liên quan tới ngành nghề, các dự báo về thị trường trong từng giai đoạn nhất định, với các chỉ tiêu đánh giá theo từng loại hình doanh nghiệp, các nhân viên phòng phục vụ khách hàng, các lãnh đạo phòng ban tín dụng, hay hội đồng tín dụng xem xét quyết định tỷ kệ kí quĩ , mức bảo đảm tài sản của khách hàng.

Hiện nay, các khách hàng của ngân hàng hoạt động trên nhiều các lĩnh vực khác nhau. Do đó, đòi hỏi cán bộ thẩm định phải am hiểu ngành nghề, lĩnh vực hoạt động

của khách hàng . Điều này là rất khó khăn do trình độ của cán bộ tín dụng là có hạn, do vậy, ngân hàng cần phối hợp với các ngân hàng khác, các chuyên gia, nhà tư vấn, khai thác thông tin để có đánh giá, quyết định chính xác (ngân hàng cần lấy thông tin từ nhiều nguồn như: thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng, từ các đối tượng của khách hàng, từ các ngân hàng mà khách hàng đã có quan hệ tín dụng…)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 76 - 79)