Duy trì và thiết lập các mối quan hệ giao dịch với các Ngân hàng khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 79 - 80)

1.1.3.1 .Căn cứ vào bản chất của bảo lãnh

3.2. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI NGÂN HÀNG

3.2.3. Duy trì và thiết lập các mối quan hệ giao dịch với các Ngân hàng khác

Do các ngân hàng không được phép bảo lãnh cho một khách hàng quá 25% vốn tự có của ngân hàng nên với các hợp đồng có giá trị lớn thì một ngân hàng khó có thể thực hiện được. Đồng bảo lãnh là một giải pháp vừa giúp cho ngân hàng có thể tham gia các dự án lớn, khi mà khả năng về vốn của ngân hàng có hạn, vừa phân tán rủi ro cho các ngân hàng cùng tham gia, qua đó, sẽ có sự hợp tác kinh nghiệm, sức mạnh, khả năng để hỗ trợ giữa các ngân hàng.

Để thực hiện được điều này, ngân hàng cần phải đặt ra cho mình một chiến lược hợp tác phát triển, cụ thể như sau:

- Đối với các ngân hàng trong nước thì hợp tác theo nguyên tắc bình đẳng, các bên đều có lợi, phối hợp chặt chẽ trong hoạt động đồng bảo lãnh nhằm phát huy tốt nhất các lợi thế của ngân hàng trong hoạt động bảo lãnh.

- Đối với các ngân hàng nước ngoài, ngân hàng cần không ngừng mở rộng quan hệ hợp tác với các ngân hàng tiên tiến trên thế giới, mở rộng giao dịch bảo lãnh ra ngoài biên giới nhằm đáp ứng nhu cầu mở rộng các giao dịch thương mại trong của các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường thế giới.

3.2.4. Đa dạng hóa các loại hình bảo lãnh

Hiện nay, ngân hàng không chỉ thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh với các loại bảo lãnh truyền thống của ngân hàng như bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh thanh toán mà còn đưa vào thực hiện các loại bảo lãnh mới như bảo lãnh vay vốn… do nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng. Tuy nhiên, do nền kinh tế luôn thay đổi, biến động không ngừng nên nhu cầu của khách hàng cũng thay đổi và ngày càng đa dạng hơn nên ngân hàng cần nắm rõ tình hình hoạt động

của doanh nghiệp, các nhu cầu của họ, nghiên cứu tìm hiểu các loại hình bảo lãnh mới, đưa ra được các đặc tính, tác dụng ưu nhược điểm, thông lệ quốc tế, điều kiện áp dụng, các rủi ro có thể xảy ra để có thể đưa ra áp dụng trong thực tế.

Phòng tín dụng và phòng Nghiên cứu sản phẩm phải có sự kết hợp chặt chẽ trong công tác nghiên cứu và mở rộng thị trường để có thể nghiên cứu giới thiệu sản phẩm bảo lãnh mới cho các khách hàng và hướng dẫn khách hàng trong quá trình thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh. Bên cạnh đó việc mở rộng thị trường cũng cần phải đảm bảo cho hoạt động động bảo lãnh được an toàn và hiệu quả nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 79 - 80)