Các nhân tố thuộc về nội bộ ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 33 - 38)

1.1.3.1 .Căn cứ vào bản chất của bảo lãnh

1.3.3. Các nhân tố thuộc về nội bộ ngân hàng

Vì thế hoạt động này phải chịu tác động trực tiếp của các nhân tố chủ quan trong nội bộ ngân hàng. Cụ thể là:

- Chiến lược kinh doanh của ngân hàng: Chiến lược kinh doanh của ngân hàng là nhân tố ảnh hưởng đầu tiên tới sự phát triển của hoạt động bảo lãnh. Nếu không có chiến lược kinh doanh các ngân hàng sẽ luôn bị động. Một chiến lược kinh doanh hiệu quả sẽ giúp ngân hàng có một phương hướng phát triển nhất quán, giúp cho ngân hàng khai thác tốt nhất năng lực hiện có của ngân hàng, đồng thời nó cũng giúp cho ngân hàng có thể thích ứng một cách nhanh chóng với những biến đổi của môi trường kinh doanh. Trên cơ sở có chiến lược kinh doanh đúng đắn, ngân hàng mới có thể có những kế hoạch bộ phận đúng đắn cho từng thời kì để đảm bảo thực hiện mục tiêu đề ra. Các kế hoạch bộ phận ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của hoạt động bảo lãnh như: kế hoạch Marketing, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực…

- Chính sách bảo lãnh của ngân hàng: Mức phí bảo lãnh phản ánh chi phí mà khách hàng phải bỏ ra để được ngân hàng bảo lãnh đồng thời lại là tỷ lệ sinh lời đủ để bù đắp cho những rủi ro mà ngân hàng phải chịu. Ngân hàng nào cũng muốn có mức phí bảo lãnh cao nhất có thể để tạo ra nguồn thu bảo lãnh lớn. Tuy nhiên, phí bảo lãnh cao mà dịch vụ ngân hàng không đem lại cho khách hàng độ thỏa dụng tương xứng thì chắc chắn ngân hàng đó không thể cạnh tranh được với các ngân hàng khác và nhanh chóng mất khách hàng. Vì vậy, một ngân hàng có chất lượng bảo lãnh tốt chỉ khi ngân hàng đó xây dựng được một mức biểu phí phù hợp.

Mức ký quỹ của khách hàng được ngân hàng quyết định căn cứ vào mức độ rủi ro của khoản bảo lãnh, khi khách hàng không hoàn trả tiền đã được ngân hàng thanh toán hộ theo cam kết bảo lãnh. Nếu khách hàng kí quỹ bằng tiền sẽ giúp ngân hàng có thêm nguồn vốn chi phí thấp. Do đó, các ngân hàng đều muốn khách hàng ký quỹ nhiều vừa đảm bảo an toàn cho ngân hàng, vừa giúp ngân hàng có vốn kinh doanh. Tuy nhiên, nếu khách hàng ký quỹ số tiền quá nhiều, khách hàng sẽ bị ứ đọng vốn làm giảm khả năng sản xuất kinh doanh, từ đó có thể dẫn đến nguy cơ khách hàng mất khả năng thanh toán. Như vậy, ký quỹ lớn đem lại lợi ích cho ngân

hàng nhưng cũng có thể làm tăng rủi ro cho ngân hàng. Ngân hàng có chất lượng bảo lãnh tốt tức là phải xây dựng được mức ký quỹ phù hợp.

- Quy trình thực hiện bảo lãnh của ngân hàng: Một quy trình bảo lãnh tốt phải

đảm bảo tính chặt chẽ, dầy đủ không bỏ sót các bước quan trọng, đồng thời phải đáp ứng được yêu cầu nhanh chóng, tránh rườm rà làm mất quá nhiều thời gian và làm ảnh hưởng đến việc ký kết hợp đồng giao dịch của khách hàng. Quy trình bảo lãnh có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng bảo lãnh của ngân hàng. Nếu quy trình bảo lãnh đã trở nên lạc hậu so với thực tế sẽ làm cho công tác thẩm định của ngân hàng thiếu chính xác, có thể dẫn tới đánh giá không đúng về khách hàng. Trong quy trình bảo lãnh, việc thẩm định và quản lý bảo lãnh phải được chú trọng và thực hiện

kỹ nhất.

- Chất lượng công tác thẩm định: Do chứa đựng nhiều rủi ro nên hoạt động bảo lãnh không thể thiếu công tác thẩm định khách hàng. Trong khâu này ngân hàng sẽ xem xét khả năng tài chính của khách hàng, khả năng tự tài trợ và khả năng thực hiện giao dịch liên quan đến bảo lãnh của khách hàng. Ngoài ra, ngân hàng cũng xem xét mức độ tín nhiệm của khách hàng trước khi ra quyết định bảo lãnh.

Thẩm định khách hàng tốt sẽ giúp ngân hàng hạn chế được những rủi ro không đáng có do khách hàng (bên được bảo lãnh) gây ra. Từ đó đảm bảo sự an toàn cho nghiệp vụ bảo lãnh nói riêng và ngân hàng nói chung, góp phần phát triển hoạt động bảo lãnh. Bên cạnh đó, thẩm định khách hàng tốt sẽ giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng và không bị bỏ qua những khách hàng có đủ điều kiện để được bảo lãnh.

Trong nhiều trường hợp, do muốn tránh rủi ro, ngân hàng quá khắt khe khi thẩm định khách hàng khiến cho nhiều doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp tư nhân khó khăn khi yêu cầu ngân hàng bảo lãnh. Kết quả là ngân hàng thường tập trung bảo lãnh cho các doanh nghiệp nhà nước, ít tập trung đến các doanh nghiệp nhỏ. Do đó, hạn chế khả năng mở rộng khách hàng cũng như số lượng hợp đồng bảo lãnh và doanh số bảo lãnh của ngân hàng. Có thể khẳng định chất lượng thẩm định khách hàng có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động bảo lãnh ngân hàng về cả số lượng và chất lượng.

- Công tác tổ chức ngân hàng: Tổ chức ngân hàng được sắp xếp một cách khoa học, đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các phòng ban chức năng sẽ tạo điều kiện đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng, giúp ngân hàng theo dõi, quản lý sát sao các khoản bảo lãnh, các khoản cho vay, huy động vốn. Đây là cơ sở để tiến hành các hoạt động bảo lãnh an toàn và quản lý hiệu quả các khoản bảo lãnh. - Chất lượng đội ngũ cán bộ: Trong ngân hàng, đội ngũ cán bộ chính là những người xây dựng và thực hiện hoạt động cung cấp dịch vụ bảo lãnh. Vì vậy, một đội ngũ cán bộ có trình độ nghiệp vụ cao, có phẩm chất đạo đức tốt, tinh thông về ngoại ngữ... sẽ đáp ứng được tốt hơn nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng đồng thời giảm thiểu được những rủi ro phát sinh trong quá trình bảo lãnh của ngân hàng. Ngoài ra sự năng động, nhiệt tình của cán bộ ngân hàng cũng là một điểm mạnh khiến khách hàng hài lòng và có ấn tượng tốt với dịch vụ bảo lãnh của ngân hàng và từ đó có thể sẽ sử dụng nhiều hơn các loại hình dịch vụ khác của ngân hàng. Như vậy, chất lượng đội ngũ cán bộ ngân hàng ngày càng cao thì dịch vụ bảo lãnh nói riêng và hoạt động của ngân hàng nói chung sẽ ngày càng phát triển.

- Ngoài ra còn một vài nhân tố khác như

+ Quy mô vốn, tình hình tài chính của ngân hàng ảnh hưởng đến quy mô, cơ cấu bảo lãnh của ngân hàng

+ Công nghệ ngân hàng ảnh hưởng đến thời gian đáp ứng dịch vụ bảo lãnh cho khách hàng và khả năng hạn chế rủi ro trong hoạt động bảo lãnh

+ Sự phát triển của các nghiệp vụ của ngân hàng nói chung, đặc biệt là các nghiệp vụ liên quan như: tín dụng, thanh toán…Các nghiệp vụ này nếu phát triển sẽ tạo điều kiện thuận lợi và là nền tảng cơ sở cho hoạt động bảo lãnh phát triển và ngược lại

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương 1, luận văn đã hệ thống hóa lý luận về những vấn đề cơ bản nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng như: khái niệm, đặc điểm, vai trò, phân loại nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng. Cùng với đó là các chỉ tiêu đánh giá, các nhân tố ảnh hưởng tới việc phát triển nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng. Đây chính là cơ sơ lý luận nền

tảng để khóa luận có thể phân tích, đánh giá thực trạng về nghiệp vụ bảo lãnh tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam tại chương 2 để từ đó đưa ra những nhận xét về tình hình thực hiện nghiệp vụ này tại ngân hàng.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 33 - 38)