Chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 84 - 86)

1.1.3.1 .Căn cứ vào bản chất của bảo lãnh

3.2. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI NGÂN HÀNG

3.2.6. Chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực

Để đáp ứng một nguồn nhân lực có trình độ, kinh nghiệm vững vàng cho các hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động bảo lãnh nói riêng, Vietinbank cần phải quan tâm đến nhiều vấn đề: bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao ý thức tinh thần làm việc, sắp xếp vị trí phù hợp trình độ, năng lực đồng thời có chế độ đãi ngộ thích hợp.

- Định kỳ ngân hàng tổ chức các khoá đào tạo về kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn, nâng cao kiến thức về hoạt động bảo lãnh, tín dụng, thanh toán xuất nhập khẩu, tài trợ thương mại, … cho đội ngũ CBNV; về khả năng thực hiện công việc với kỹ thuật công nghệ hiện đại; về khả năng ứng xử khi tiếp xúc với khách hàng nhằm đáp ứng một cách nhanh chóng và thoả đáng các yêu cầu của khách hàng. Đồng thời, đào tạo đội ngũ quản lý có hàm lượng chất xám cao song song với đào tạo nhân viên nghiệp vụ nhằm giúp đội ngũ quản lý tinh thông lĩnh vực quản trị điều hành.

- Việc đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ cán bộ ngân hàng không chỉ thực hiện bằng hình thức cử đi học tại các trung tâm đào tạo và các trường đại học mà còn phải quan tâm tới công tác đào tạo tại chỗ. Phương pháp đào tạo này không chỉ tiết kiệm chi phí và thời gian mà còn rất thực tế và phù hợp với đặc điểm riêng của các ngân hàng. Thông qua việc những cán bộ có kinh nghiệm hướng dẫn cho những

các bộ trẻ sẽ giúp họ dễ hiểu và không bị bỡ ngỡ khi gặp những tình huống thực tiễn.

- Cần tổ chức các buổi hội thảo, giao lưu giữa cán bộ nghiệp vụ bảo lãnh với các chuyên gia, các ngân hàng khác để học hỏi kinh nghiệm. Đẩy mạnh phong trào thi đua làm việc và học tập của cán bộ ngân hàng thông qua việc tổ chức hội thi nghiệp vụ giỏi, cán bộ ngân hàng năng động… Những phong trào thi đua như vậy không chỉ tạo ra không khí làm việc sôi nổi, doàn kết trong ngân hàng mà còn giúp phát hiện ra những cá nhân xuân sắc, từ đó có chế độ đãi ngộ, khen thưởng phù hợp. Tích cực triển khai các dự án hiện đại hoá ngân hàng, hợp tác đào tạo với các ngân hàng bạn nhằm tranh thủ nguồn giảng viên có chất lượng, tiếp cận được với khoa học hiện đại, tiên tiến của thế giới.

- Đầu tư đào tạo ngoại ngữ, chú trọng tiếng Anh chuyên ngành Ngân hàng - Tài chính cho các nhân viên bảo lãnh, đặc biệt là nhân viên bảo lãnh phụ trách mảng bảo lãnh quốc tế. Nắm rõ các luật, quy tắc áp dụng trong nước và quốc tế như UCP 600, Inconterm 2000 cho CBNV để đáp ứng nhu cầu thương mại quốc tế. Điều này giúp ngân hàng hạn chế rủi ro trong các giao dịch có yếu tố nước ngoài mà nguyên nhân chủ yếu là không nắm rõ luật kinh doanh quốc tế và các luật thương mại quốc tế.

- Cập nhập thường xuyên và đầy đủ những thay đổi, điều chỉnh trong các văn bản pháp luật có liên quan.

- Thay đổi tư duy của cán bộ ngân hàng không nên có suy nghĩ là BLNH thì ngân hàng không phải xuất vốn nên thực hiện bảo lãnh tràn lan, tiến hành nghiệp vụ đơn giản, sơ sài theo hướng cứ hợp đồng bảo lãnh có mức ký quỹ 100% hay có TSBĐ đủ tiêu chuẩn là phát hành bảo lãnh. Thực tế này dễ dẫn đến việc cán bộ ngân hàng không đi sâu đi sát, đôn đốc khách hàng thực hiện đúng hợp đồng đã ký kết với bên thụ hưởng bảo lãnh. Và như vậy khi rủi ro xảy ra, bên thụ hưởng sẽ không tin tưởng vào ngân hàng nữa, làm giảm uy tín của ngân hàng.

- Giáo dục lý tưởng, đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ. Nâng cao tính kỷ cương, kỷ luật của cán bộ và nhân viên trong ngân hàng. Các nhân viên bảo lãnh và các

nhân viên ở các bộ phận khác có liên quan cần nhận thức rõ về đạo đức hành nghề, tránh tình trạng cố ý cấp bảo lãnh cho khách hàng khi chưa đủ điều kiện.

- Chú ý công tác tuyển dụng. Công tác tuyển dụng cần khách quan và đúng đắn nhằm tuyển dụng được những nhân viên có trình độ và phù hợp với yêu cầu công việc.

- Hiện nay, nhiều các ngân hàng cổ phần tìm cách thu hút các cán bộ có khả năng tại các NHTM quốc doanh bằng vị trí quản lý và mức lương cao, đặc biệt là các cán bộ có kinh nghiệm trong hoạt động tín dụng, hoạt động thanh toán quốc tế. Trước thực tế này, NHCT cần có biện pháp để bảo toàn được đội ngũ cán bộ thanh toán quốc tế của mình bằng việc sắp xếp vị trí phù hợp với trình độ của cán bộ, có chế độ trả lương, khen thưởng thích hợp. Để làm được điều này đòi hỏi không chỉ các cán bộ lãnh đạo của NHCT mà ngay từ các cấp quản lý trực tiếp tại các bộ phận thuộc chi nhánh cần có sự công minh, khách quan và có khả năng đánh giá chính xác năng lực, trình độ nhân sự .

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)