(Nguồn: hllps: www.vielinbcink.vn web home vn gιoι-lhιeu he-lhong-lo-chuc.hlml )
Hiện nay Vietinbank là thành viên sáng lập và là đối tác liên doanh với Ngân hàng INDOVINA, có quan hệ đại lý với trên 900 ngân hàng, định chế tài chính tại hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Vietinbank cũng là ngân hàng đầu tiên của Việt Nam được cấp chứng chỉ ISO 9001/2000, là thành viên của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Hiệp hội ngân hàng Châu Á, Hiệp hội Tài chính viễn thông Liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT), Tổ chức phát hành và Thanh toán thẻ Visa, Master quốc tế.
Sau hơn 28 năm hoạt động và phát triển, bằng chính nỗ lực của mình, Vietinbank đã và đang vươn lên giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế, từng bước chiếm lĩnh thị trường, nâng cao khả năng cạnh tranh với các ngân hàng trong và ngoài nước. Hiện nay Vietinbank là một trong bốn ngân hàng thương mại lớn nhất, có vai trò quan trọng trong nền kinh tế, là trụ côt của ngành ngân hàng đồng thời cũng là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam mở chi nhánh tại Châu Âu, đánh giá buớc phát triển vuợt bậc của nền tài chính Việt Nam trên thị truờng khu vực và thế giới.
2.1.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh của Vietinbank giai đoạn 2011-2015
Giai đoạn 2011-2015 là một giai đoạn đầy khó khăn và thách thức với nền kinh tế nuớc ta nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng khi năm 2011 lạm phát tăng cao lên 18,13%, gây khó khăn cho đời sống nhân dân và hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo áp lực đối với việc thực hiện các mục tiêu ổn định vĩ mô; lãi suất cho vay lên tới 20- 25%/năm, nhiều tổ chức tín dụng (TCTD) vuợt trần lãi suất huy động (14%/năm) gây xáo trộn trên thị truờng tiền tệ. Nhung nhờ những chính sách điều hành đúng đắn của NHNN đồng thời là những nỗ lực trong hoạt động quản trị và kinh doanh của Ban lãnh đạo và cán bộ công nhân viên của Vietinbank đã có những kết quả kinh doanh ấn tuợng
❖ Hoạt động huy động
Vốn huy động là một trong những nguồn lực quan trọng và chủ yếu nhất của mỗi ngân hàng trong quá trình kinh doanh của mình. Chính vì vậy nếu hoạt động tín dụng tăng cao nhung hoạt động huy động lại kém thì ngân hàng không thể kinh doanh hiệu quả và đạt kết quả cao đuợc.
Bảng 2.1. Tình hình quy mô vốn huy động của Ngân hàng Công thương giai đoạn 2011-2015
Nhu vậy trong giai đoạn 2011-2015 thì vốn huy động của Vietinbank tăng qua từng năm, cụ thể nếu nhu năm 2011 số vốn huy động chỉ có 420.928.145triệu đồng thì đến năm 2015 con số này đã tăng gần hai lần tới mức 711.094.102 triệu đồng. Tuy nhiên nếu nhìn vào tốc độ tăng truởng thì ta thấy có sự tăng truởng không đều qua từng năm khi năm 2015 là thời điểm ngân hàng này có tốc độ tăng truởng tốt nhất ở mức 19,6%.
Bước sang năm 2011 với nhiều bất ổn của nền kinh tế khi lạm phát tăng cao lên 18,13%, gây khó khăn cho đời sống nhân dân và hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo áp lực đối với việc thực hiện các mục tiêu ổn định vĩ mô; lãi suất cho vay lên tới 20- 25%/năm, nhiều tổ chức tín dụng (TCTD) vượt trần lãi suất huy động (14%/năm) gây xáo trộn trên thị trường tiền tệ nhưng với các chính sách và hành động của NHNN thì thị trường và nền kinh tế đã bắt đầu ổn định. Vào năm 2015 thì nền kinh tế đã có dấu hiệu phục hồi, thị trường tài chính toàn cầu diễn biến tương đối ổn định, trong nước mặt bằng lãi suất giữ ở mức thấp, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát còn ở mức rất thấp với chưa đầy 1%, chính vì vậy mà những nỗ lực vượt qua khó khăn của Vietinbank đã đạt được con số tăng trưởng cao nhất trong 5 năm. Với những thành tích như vậy thì trong từ 2011 đến 2015 Vietinbank luôn là trong nhóm 3 ngân hàng có thị phần tiền gửi lớn nhất là Ngân hàng Đầu tư và phát triển, Ngân hàng Ngoại thương và Ngân hàng Công Thương.
❖ Hoạt động sử dụng vốn - Cho vay
Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới và trong nước đã có các dấu hiệu phục hồi nhưng vẫn còn nhiều bất ổn, tốc độ tăng trưởng chậm, hoạt động sản xuất kinh doanh còn nhiều khó khăn do tổng cầu yếu tuy nhiên hoạt động tín dụng của các ngân hàng trong hệ thống nói chung và Vietinbank nói chung vẫn có những điểm đáng chú ý. Cụ thể năm 2012, hoạt động tín dụng của ngành ngân hàng bị ảnh hưởng mạnh bởi những khó khăn chung của nền kinh tế (tăng trưởng âm trong 6 tháng đầu năm 2012). Sang quý III/2012, kinh tế vĩ mô được cải thiện. Với việc kết hợp nhiều giải pháp: tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, dành nguồn vốn lớn với lãi suất ưu đãi để triển khai các chương trình/gói tín dụng mục tiêu như cho vay nông nghiệp nông thôn, thu mua, xuất khẩu, doanh nghiệp vừa và nhỏ, công nghiệp hỗ trợ, cho vay khách hàng cá nhân, tăng cường tìm kiếm và tiếp thị khách hàng chú trọng tăng trưởng dư nợ ngắn hạn, phục vụ vốn cho lĩnh vực sản xuất kinh doanh,... tổng dư nợ cho vay khách hàng đến 31/12/2012 của VietinBank đạt 333 nghìn tỷ đồng, tăng 13,6% so với đầu năm - đây là kết quả đáng ghi nhận, đóng góp tích cực vào mục tiêu tăng trưởng tín dụng, kích thích tăng trưởng kinh tế của ngành ngân hàng. Đến năm 2013, hoạt động tín dụng của VietinBank tăng trưởng đáng kể với số dư nợ tín dụng đến 31/12/2013 là 460 ngàn tỷ đồng, đạt 105% kế hoạch của đại hội cổ đông và tăng trưởng 13,4% so với năm 2012. Bước sang năm
2014 hoạt động cấp tín dụng của VietinBank tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ để đạt số dư 544 ngàn tỷ đồng, tăng 18% so đầu năm (tăng trưởng toàn ngành là 12.62%), đạt 105% kế hoạch. Trong đó, dư nợ cho vay nền kinh tế đạt 440 ngàn tỷ đồng, tăng 17% so với năm 2013. Tiếp tục năm 2015 với nhiều khởi sắc của nền kinh tế thì tín dụng toàn ngành đạt 18%, tăng trưởng vượt trội so với năm 2015 thì tính đến cuối năm dư nợ tín dụng của Vietinbank là 677 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 25% so với năm 2014, riêng dư nợ cho vay khách hàng đạt 538 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 22,3%, đóng góp lớn vào tăng trưởng tín dụng toàn ngành
Ta có thể tổng hợp qua mô hình sau:
Hình 2.2. Tình hình dư nợ tín dụng của NH Công thương giai đoạn 2011-2015
Tổng dư nợ tín dụng (tỳ đồng)
IOOJOOU »00.1100 100.000 400.000 300.000 OOO-OIMI 700-000 000.000 *MW.IMI0 10OOJMW
2∏ I I
2U12 4l⅛5.744J 2(1] :> 4M).<⅝7⅛ J 21J I 4 5 42.<JΓ J
2flis 676.6SR
(Nguồn: Báo cáo thường niên Vietinbank năm 2015)
Như vậy mặc dù trong giai đoạn 2011-2015 nền kinh tế còn nhiều khó khăn nhưng những dấu hiệu tích cực từ hoạt động tín dụng của ngành ngân hàng nói chung và đặc biệt là sự bứt phá mạnh mẽ của Vietinbank với những con số ấn tượng từ những chính sách tín dụng bám sát với thay đổi thị trường đồng thời là sự hoạt động rà soát, sàng lọc đội ngũ khách hàng, tiếp tục lựa chọn đầu tư đối với những khách hàng kinh doanh có hiệu quả, tình hình tài chính lành mạnh, có tín nhiệm với ngân hàng đồng thời nâng cao chất lượng công tác thẩm định tín dụng nhất là đối với những khách hàng mới, các dự án lớn, đặc biệt ngày càng chú trọng vào thị trường bán lẻ khi tính đến cuối năm 2015 thị phần bán lẻ của Vietinbank tăng lên 51%, tiếp tục khai thác thị trường tiềm năng này.
- Hoạt động đầu tư
Hoạt động đầu tư được phát triển theo hướng tăng cường khả năng sinh lời. Tính đến cuối năm 2012, qui mô hoạt động đầu tư của VietinBank đạt giá trị 134,5 nghìn tỷ đồng và chiếm 26,7% tổng tài sản. Bên cạnh các sản phẩm đầu tư truyền thống, trong năm 2012, VietinBank đã triển khai thành công nhiều sản phẩm đầu tư hiện đại như quyền chọn lãi suất, hoán đổi lãi suất và hoán đổi tiền tệ chéo, các sản phẩm phái sinh hàng hóa nhằm hỗ trợ phục vụ các nhu cầu về quản lý rủi ro lãi suất và tỷ giá của ngân hàng và khách hàng. Năm 2013 với tốc độ tăng trưởng 19% lên mức 160 nghìn đồng và sau hai năm, năm 2014 và 2015 hoạt động đầu tư tiếp tục tăng trưởng với mức 10,5% và 10,3% tương ứng mức đầu tư là 177 tỷ đồng vào năm 2014 và 195 tỷ đồng vào năm 2015.
+ Về hoạt động trên thị trường liên ngân hàng: Đến năm 2013 tỷ trọng đầu tư vào thị trường này đã tăng lên 52%. Nhưng đến năm 2014 và 2015 thì tỷ trọng này lại giảm dần xuống 43% và 34% mà thay vào đó đầu tư nhiều hơn vào GTCG. Như vậy có thể thấy sau những giai đoạn phát triển nóng của thị trường liên ngân hàng, được điều chỉnh bởi NHNN thì đến giai đoạn sau này thị trường liên ngân hàng đã ổn định hơn nhiều chính vì vậy mà nó không còn nhiều hấp dẫn nữa.
+ Về hoạt động đầu tư trái phiếu, giấy tờ có giá (không bao gồm chứng khoán vốn): Tổng số dư đầu tư chứng khoán cuối năm 2012 của VietinBank là hơn 73 nghìn tỷ đồng, tăng 8,6% so với cuối năm 2011, trong đó phần lớn là Trái phiếu Chính phủ và Trái phiếu doanh nghiệp có độ thanh khoản cao và thị phần lớn trên thị trường trái phiếu Việt Nam. Đến năm 2013 tổng số dư đầu tư chứng khoán đạt gần 84 ngàn tỷ đồng, chiếm 52% tổng danh mục đầu tư, tăng 13,6% so với cuối năm 2012, chủ yếu là Trái phiếu Chính phủ và Trái phiếu Doanh nghiệp, góp phần đầu tư vốn cho các dự án trọng điểm quốc gia. Đến 31/12/2014 thì tổng số đầu tư vào kênh này tăng lên 98 nghìn tỷ đồng. Sang năm 2015 hoạt động đầu tư chiếm 25% tổng tài sản, tăng lên mức 195 nghìn tỷ đồng trong đó Vietinbank không ngừng đa dạng hóa hoạt động kinh doanh, đẩy mạnh cung cấp các sản phẩm phái sinh lãi suất, tiền tệ, danh mục đầu tư liên tục được điều chỉnh theo hướng tăng khả năng sinh lời, đảm bảo dự trữ thanh khoản, nâng cao vai trò vị thế của ngân hàng trong thời gian tới trên thị trường
+ Về hoạt động đầu tư góp vốn liên doanh mua cổ phần: Đến 31/12/2012, tổng số vốn góp đầu tư của VietinBank vào công ty liên doanh, liên kết và đầu tư dài hạn khác là gần 3 nghìn tỷ đồng. Năm 2013 thì mức độ đầu tư vào thị trường này cũng
không tăng so với 2012 và sang năm 2014 mức đầu tư này chỉ ở mức nhẹ, lên đến 4 nghìn tỷ đồng. Như vậy với hoạt động góp vốn liên doanh thì đây không phải là một kênh đầu tư ưa thích của ngân hàng này vì đơn giản thì hiện nay không nhiều công ty hay doanh nghiệp có tình hình hoạt động làm ăn ổn định và hiệu quả, hơn nữa khi góp vốn thì các khoản đầu tư này sẽ mất thời gian dài để sinh lời hơn các hoạt động đầu tư trên.
- Hoạt động kinh doanh ngoại tệ
NHNN trong giai đoạn 2011-2015 thể hiện rất rõ nét vai trò của mình trong hoạt động điều tiết thị trường, một trong những thành công đó là thị trường ngoại tệ đã ổn định mỗi khi thị trường quốc tế biến động chính vì vậy mà giai đoạn này hầu như ngân hàng chỉ thực hiện hoạt động này trên thị trường liên ngân hàng với tỷ trọng không quá cao. Tính đến cuối năm 2013 doanh số mua bán ngoại tệ trên thị trường liên ngân hàng là 32,6% tỷ USD, đạt bình quan 120 triệu USD/ngày, chiếm 10-12% doanh số mua bán toàn thị trường. Thị phần tăng từ 8,6% lên 11% cuối năm 2013 từ đó đã khẳng định vị thế hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Vietinbank. Đến năm 2015 Vietinbank tiếp tục duy trì thị phần thứ hai sau ngân hàng Ngoại thương, là một trong những ngân hàng dẫn dắt, tạo lập thị trường. Bên cạnh đó trong bối cảnh thị trường ngoại hối có nhiều diễn biến phức tạp, Vietinbank đã tư vấn kịp thời giúp khách hàng có phương án tối ưu về kinh doanh ngoại tệ, đáp ứng đầy đủ nhu cầu ngoại tệ của khách hàng, góp phần tích cực vào sự ổn định của thị trường ngoại hối.
- Các hoạt động khác
+ Dịch vụ thẻ và ngân hàng điện tử
Vietinbank tiếp tục dẫn đầu thị trường với 23% thị phần thẻ ATM và 35% thị trường thẻ tín dụng quốc tế, đồng thời là ngân hàng có hệ thống POS đứng đầu thị trường trong nước trong năm 2013. Đến năm 2015 với doanh số thanh toán tăng 61% so với năm 2014 trong khi thị phần thẻ ghi nợ nội địa, thẻ tín dụng quốc tế và POS tiếp tục được duy trì ở mức cao.
Trong khi đó dịch vụ ngân hàng điện tử tăng trưởng mạnh cả về số lượng và giá trị giao dịch. Năm 2014 Vietinbank đã vinh dự nhận Giải thưởng Ngân hàng điện tử tiêu biểu Việt Nam năm 2013 do Tập đoàn IDG và Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam trao tặng.
2011 2012 2013 2014 2015 + Hoạt động thanh toán XNK
Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt từ các ngân hàng trong và ngoài nước có thế mạnh về ngoại tệ, thời gian vừa qua Vietinbank đã triển khai nhiều giải pháp hữu hiệu như thực hiện các chính sách khách hàng tốt, ưu đãi lãi suất cho vay, ưu đãi phí cho các khách hàng tiềm năng. Cụ thể doanh số thanh toán XNK của năm 2013 đã tăng 14,9% so với 2012, thị phần trong hoạt động TTQT&TTTM chiếm 14% kim ngạch XNK cả nước. Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng thì dịch vụ tài trợ thương mại có nhiều đổi mới về quy trình xử lý nghiệp vụ được cải tiến, các sản phẩm kinh doanh truyền thống được phát triển song song với đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu của từng phân khúc khách hàng chuyên biệt, thúc đẩy hợp tác với các ngân hàng uy tín trong nước và quốc tế.
+ Hoạt động kiều hối
Trong năm 2013 doanh số kiều hối tăng trưởng 10% tổng doanh thu cung cấp dịch vụ tăng trưởng 30% so với năm 2012. Đối với dịch vụ chuyển tiền nhanh Western Union, Vietinbank là đơn vị tiên phong trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương và đầu tiên tại Việt Nam phát triển thành công giải pháp công nghệ hiện đại để cung cấp đồng bộ các sản phẩm dịch vụ tiên tiến đến khách hàn như: chuyển tiền online, nhận tiền qua Internet, bằng tin nhắn điện thoại di động và trên ứng dụng Smartphone. Vietinbank cũng đã phát triển thành công mạng lưới chuyển tiền với các Ngân hàng quốc tế lớn, uy tín cao tại tất cả các khu vực trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia trọng điểm về kiều hối. Năm 2015 doanh số chuyển tiền của Vietinbank tăng 3%, chiếm 15% thị phần chuyển tiền qua kênh kiều hối chính thức.
2.2. Thực trạng huy động vốn của Vietinbank
2.2.1. Chỉ tiêu định lượng
2.2.1.1. Quy mô và cơ cấu vốn huy đông
Quy mô và cơ cấu vốn huy động là một trong những yếu tố quan trọng để đánh giá chất lượng huy động vốn. Nguồn vốn phải đạt đến một quy mô nhất định thì mới có thể tài trợ cho các hoạt động cho vay và đầu tư cũng như việc mở rộng các dịch vụ của ngân hàng. Nguồn vốn cũng cần có một cơ cấu hợp lý giữa vốn nội tệ và ngoại tệ, vốn ngắn hạn và vốn dài hạn thì mới đáp ứng được các hoạt động nghiệp vụ có thể mạnh và mang tính đặc thù của ngân hàng. Tính ổn định của quy mô, cơ cấu nguồn vốn và tốc độ tăng trưởng, xu hướng biến đổi của nguồn vốn cũng là một vấn đề cần được quan tâm. Trong những năm qua Vietinbank đã đổi mới căn bản cơ chế huy động vốn đi liền với việc đổi mới phương pháp quản lý vốn tập trung, chủ động tìm kiếm các biện pháp thu hút vốn nước ngoài và trở thành một trong những NHTM có nguồn vốn lớn nhất.
a) Quy mô vốn huy động
Bảng 2.2. Quy mô vốn huy động của NH Công thương giai đoạn 2011-2015
động từ tiền gửi 315.485.678 309.088.717 396.362.824 0 536.359.411 2. Vốn huy động từ phát hành GTCG 11.089.117 28.669.229 616.564.76 5.294.073 720.860.49 3. Vốn đi vay 16.195.943 76.831.391 48.598.92