Cơ cấu vốn huyđộng củaVietinbank theo đơn vị tiền tệ 2011-2015

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại NH TMCP công thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 145 (Trang 53 - 57)

Hình 2.7. Cơ cấu vốn huy động theo đơn vị tiền tệ giai đoạn 2011-2015

(Nguồn: Báo cáo tài chính giai đoạn 2011-2015 và tác giả tính tốn)

Dựa trên cơ cấu huy động từ tiền gửi phân loại theo đơn vị tiền tệ thì ta có một số nhận xét sau:

- Tiền gửi bằng VNĐ là một bộ phận quan trọng của tiền gửi vì đây là luợng tiền ln chiếm tỷ trọng cao nhất và lãi suất là tốt nhất. Thực vây, nhìn bảng số liệu tính tốn trên của Vietinbank ta thấy tỷ trọng luợng tiền gửi bằng VNĐ luôn chiếm từ 78% - 90% trong đó năm có tỷ trọng cao nhất 87,12% vào năm 2014 và thấp nhất là 78% vào năm 2012. Tiền gửi bằng VNĐ từ năm 2013 thì tăng đều qua từng năm với mức tăng và tốc độ tăng khác nhau. Đặc biệt năm 2012 là thời điểm mà ta thấy luợng tiền gửi bằng VNĐ đã giảm so với 2011 với tốc độ giảm 7,3% tuơng ứng với khối luợng giảm 18.537.755 triệu đồng nguyên nhân chủ yếu là trong năm này Vietinbank đã tiến hành phát hành trái phiếu ra thị truờng quốc tế vì vậy mà luợng tiền VNĐ khơng cao nhu năm 2011, sau đó vào năm 2013 luợng tiền gửi này đã tăng trở lại với tốc độ tăng khá ấn tuợng 41,1% nhung vào 2014 tốc độ tiền gửi tiếp tục tăng nhung với tốc độ không quá cao. Đặc biệt tốc độ tăng truởng tiền gửi đã tăng mạnh lên tới 86,6% so với 2014.

- So với tiền gửi bằng VNĐ thì tiền gửi bằng USD thuờng luôn chiếm tỷ trọng thấp hơn nhiều. Nhung đặc biệt ta thấy vào năm 2012 luợng tiền gửi bằng USD

có tỷ trọng và tốc độ tăng so với năm 2011 cực kỳ ấn tượng với 21,8%. Nguyên nhân của việc này thì đã được nhắc đến trong phân tích trên khi Vietinbank đã phát hành lượng trái phiếu thành công ra thị trường quốc tế, từng bước khẳng định uy tín của mình trên thị trường quốc tế. Năm 2013 tốc độ tăng có giảm 16,4% nhưng khơng q lo ngại vì đơn giản là năm 2012 ngân hàng này đã huy động được một lượng vốn khá lớn bằng USD. Sau đó lượng tiền huy động bằng USD đã tăng trở lại.

2.2.1.2. Sự ổn định của vốn huy động và khả năng thanh toán

Trong nguồn vốn của mỗi ngân hàng thì được chia làm ba nhóm với mức độ ổn định khác nhau là :

(1)Nguồn vốn vay trên thị trường liên ngân hàng hay gọi là vay của các TCTD khác Đây là nguồn vốn có đặc điểm nổi bật là chi phí cao, nhưng có thể vay được với một khối lượng vốn lớn như mong muốn và nhanh chóng. Chính vì vậy mà các ngân hàng thường chỉ sử dụng nguồn vốn này khi có vấn đề về thanh khoản

(2)Tiền gửi có kỳ hạn, tiền ký quỹ

Đây là nguồn vốn có tính ổn định cao nhất đồng thời chi phí sử dụng vốn tương đối rẻ trong ba nguồn vốn huy động tuy nhiên điểm bất lợi nhất khi sử dụng nguồn vốn này là ngân hàng khơng thể có sự huy động theo kỳ hạn mà mình mong muốn chính vì vậy mà ngân hàng phải sắp xếp kế hoạch sử dụng cho hợp lý

(3)Tiền gửi không kỳ hạn

Đây là nguồn vốn chiếm tỷ trọng cao thứ hai sau tiền gửi có kỳ hạn. Mục đích của nguồn vốn chủ yếu được dùng để thanh tốn vì vậy mà đặc trưng lớn nhất của nguồn vốn này là sự bất ổn định.

Trong cơ cấu huy động vốn của Vietinbank thì nguồn tiền gửi thuộc nhóm 2 và 3 chiếm trên 80% tổng nguồn vốn. Sau khi các chi nhánh huy động xong thì sẽ báo cáo số liệu về hội sở của Vietinbank, ở đây trách nhiệm của Hội sở là tính tốn và so sánh với kế hoạch sử dụng vốn, nếu sau q trình tính tốn số vốn huy động không đủ để đáp ứng nhu cầu sử dụng thì ngân hàng sẽ vay trên thị trường liên ngân hàng. Do đó, trọng tâm của hoạt động quản lý sự ổn định của nguồn vốn sẽ tập trung vào nguồn vốn tiền gửi có kỳ hạn và khơng kỳ hạn, cịn lại việc thiếu hay thừa nguồn vốn huy động từ

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015

tổ chức kinh tế và dân cư so với nhu cầu sử dụng và thanh khoản sẽ được cho vay hoặc vay đối với Hội sở theo lãi suất điều chuyển nội bộ.

Chính vì vậy, việc phân tích biến động tiền gửi của từng nhóm khách hàng và nguyên nhân được ngân hàng thường xuyên thực hiện. Với cơng nghệ hiện đại, mạng lưới máy tính được cập nhật từng phút, Ban lãnh đạo và các bộ phận có liên quan như: Phịng ngân quỹ, Phịng kế tốn,....sẽ có được các thơng tin về tình trạng nguồn vốn và sử dụng vốn ngay sau mỗi giao dịch được thực hiện một cách thành cơng, từ đó có các biện pháp điều chỉnh kịp thời. Đồng thời cán bộ chuyên trách của khối phòng như phòng giao dịch, khách hàng hay quản lý kinh doanh vốn thường xuyên thu thập thông tin và phân tích các nhân tố có thể làm tăng, giảm nguồn vốn, ngăn chặn có rủi ro có thể phát sinh sớm. Nhờ hoạt động dự đoán sự biến động của nguồn vốn tiền gửi, Vietinbank đã duy trì được sử ổn định của nguồn vốn nói chung từ đó tạo ra khả năng thanh toán tốt cho ngân hàng, nhất là trong những giai đoạn căng thẳng về thanh khoản. Cụ thể từ tháng 4/2013 Vietinbank đã chính thức thành lập khối Kinh doanh vốn và thị trường, chun mơn hóa, thúc đẩy khâu bán hàng, tạo đầu mối duy nhất tham gia thị trường nhằm mang lại hiệu quả cho ngân hàng trong điều kiện hoạt động tín dụng đối mặt với rất nhiều khó khăn thách thức. Đồng thời, với 3 phịng nghiệp vụ chuyên biệt, phân tách rõ chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận nghiệp vụ giúp Ban Lãnh đạo VietinBank quản lý có hiệu quả hoạt động đầu tư, tăng cường kiểm soát rủi ro, nâng cao hiệu quả hoạt động. Khối KDV&TT thực hiện quản lý toàn diện, xuyên suốt hoạt động đầu tư, kinh doanh vốn trên thị trường, bán các sản phẩm ngân hàng đầu tư, nguồn vốn cho khách hàng. Đây là một trong hai trụ cột kinh doanh chính, là tiền đề quan trọng thúc đẩy thành lập Ngân hàng đầu tư tại VietinBank, tăng quy mô và hiệu quả hoạt động ngân hàng đầu tư, từng bước tiệm cận với mơ hình, nghiệp vụ ngân hàng đầu tư tại các Ngân hàng hàng đầu trong khu vực và thế giới.

2.2.1.3. Mối quan hê giữa huy đông vốn và sử dung vốn

Với nguồn vốn huy động được cần được sử dụng một cách hợp lý và an toàn để làm sao cho nguồn vốn đấy không chỉ sinh lời giúp ngân hàng kinh doanh hiệu quả mà còn phải sử dụng một cách an tồn, tránh mất vốn, ứ đọng vốn, vì những điều này sẽ gây thanh khoản căng thẳng cho ngân hàng đồng thời điều quan trọng nhất bị ảnh hưởng là uy tín của ngân hàng sẽ bị giảm, ảnh hưởng đến công tác huy động trong tương lai. Chính vì vậy, sự phù hợp giữa nguồn vốn được huy động và sử dụng vốn này thực sự

rất quan trọng. Như những gì phân tích về thực trạng huy động vốn của Vietinbank từ 2011-2015 thì ta có thể thấy cơ bản thì nguồn vốn của ngân hàng này tăng đều qua từng năm, tính đến 31/12/2014 thì nguồn vốn huy động được là 712 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 19,6% so với năm 2014 trong khi số dư nợ của ngân hàng cũng tăng qua từng năm, cụ thể ta có bảng số liệu sau:

Bảng 2.7. Tình hình nguồn vốn huy động và nguồn vốn sử dụng tại Vietinbankgiai đoạn 2011-2015

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại NH TMCP công thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 145 (Trang 53 - 57)