THIẾT BỊ ĐỂ NGHIỀN, TIÊU CHUẨN HÓA, TẠO VIÊN VÀ TẠO MÀNG BAO SIÊU MỎNG

Một phần của tài liệu Quy trình thiết bị trong Công nghệ sinh học Chương 3 - Máy vận chuyển doc (Trang 103 - 110)

c. Mặt cắt đứng 1-Áo trao đổi nhiệt;

THIẾT BỊ ĐỂ NGHIỀN, TIÊU CHUẨN HÓA, TẠO VIÊN VÀ TẠO MÀNG BAO SIÊU MỎNG

TẠO MÀNG BAO SIÊU MỎNG

14.1. Thiết bị nghiền

• Khái niệm: Quá trình phân chia một vật thể rắn ra thành những vật thể nhỏ hơn dưới tác động của các lực bên ngoài được gọi là nghiền.

• Hầu hết các chất HHSH đều nhạy cảm với nhiệt nên các thiết bị nghiền đều phải có áo lạnh.

• Việc chọn phương pháp nghiền phụ thuộc vào cỡ và độ bền của vật liệu nghiền, cũng như yêu cầu về mức độ nghiền.

• Nghiền sản phẩm có thể tiến hành bằng các phương pháp như nén vỡ, va đập, đập vụn, mài mòn, v.v.

• Trong công nghiệp thường sử dụng máy nghiền búa, máy nghiền bi, máy nghiền keo, máy tán, v.v.

Máy nghiền búa

Mục đích sử dụng: Thường được dùng để nghiền các chủng nấm mốc

• Nhiệt độ trong hộp nghiền 15-200C, trong áo lạnh -10 - +100C.

• Trên cửa thoát có lắp lưới với lỗ có kích thước thay đổi 15, 30, 40 mm.

• Mức độ nghiền dao động từ 10-15 đến 30-40.

Máy nghiền bằng phương pháp va đập

• Các loại máy đập vụn, máy tán và những loại máy khác có cấu tạo tương tự đều thuộc loại máy nghiền va đập.

• Ưu điểm: Kết cấu đơn giản, năng suất cao, hoạt động bền.

• Nhược điểm: Tạo nhiều bụi và tiêu hao năng lượng lớn.

• Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của máy nghiền va đập bằng đĩa: Hình 14.2

• Thiết bị gồm 2 roto quay ngược chiều nhau, được dẫn động bởi động cơ 3 riêng rẽ.

• Chế phẩm đem nghiền được nạp liên tục vào trung tâm đĩa qua phễu nạp 1. Dưới tác dụng của lực ly tâm, nguyên liệu bị bắn ra biên. Các tiểu phần của chế phẩm nghiền có kích

thước nhỏ hơn các lỗ của sàng lắp theo chu vi các đĩa sẽ lọt qua sàng vào thùng chứa kín.

• Để thu góp những tiểu phần do không khí cuốn đi, thường lắp thêm bộ vải lọc, phía trên máy lắp cơ cấu hút.

• Trong máy nghiền này có thể thu nhận đến 96% hạt có kích thước 1-3mm.

14.2. Thiết bị tiêu chuẩn hóa các nguyên liệu rời và dạng bột nhão

• Để tiêu chuẩn hóa các chất hoạt hóa sinh học người ta thường sử dụng máy trộn. Theo nguyên tắc tác động, có thể có máy trộn tuần hoàn hay gián đoạn.

• Trong công nghiệp, thường sử dụng các loại máy trộn sau: Máy trộn băng tải liên tục, máy trộn ly tâm có cánh khuấy, máy phun bằng khí động học, máy trộn vít tải hệ hành tinh.

Máy trộn tác động gián đoạn kiểu guồng xoắn, hệ hành tinh • Mục đích sử dụng: Loại này thường được dùng để trộn và

phân bổ đều các vật liệu rời có kích thước các tiểu phần dưới 5mm.

• Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động: Hình 14.3

Hình 14.3. Máy trộn kiểu guồng xoắn, hệ hành tinh

1-Buồng trộn dạng nón; 2-Vít trung tâm; 3-Vít nghiêng

Máy trộn bằng ly tâm tác động tuần hoàn có các cánh khuấy

• Mục đích sử dụng: Dùng để trộn nhanh các vật liệu dạng bột đã được đồng hóa.

• Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động: Hình 14.4

• Vật liệu trộn được tiến hành ở trạng thái giả lỏng.

• Khi nạp vào máy trộn 60-80% thể tích thì sự tuần hoàn của hỗn hợp xảy ra mạnh nhất.

• Khuấy trộn từ 3-5 phút, tháo sản phẩm được tiến hành khi mở van xả 1 nhờ xilanh khí động học 2.

14.3. Thiết bị tạo hạt

• Ưu điểm của sản phẩm dạng hạt: Khối lượng chất đầy lớn, giảm sự tạo bụi khi vận chuyển, định lượng, bao gói, loại trừ những chất độc hại đối với cơ thể khi sử dụng.

Hình 14.4. Máy trộn ly tâm dạng cánh khuấy

1-Van xả; 2-Xilanh khí động học; 3-Cánh khuấy; 4-Khớp nạp liệu; 5-Hộp xilanh; 6-Máy nạo; 7- Động cơ; 8-Bệ

• Quá trình tạo hạt các chất HHSH khác nhau được xác định bởi tính chất lưu biến của chúng, năng lượng liên kết ẩm với vật liệu, tính chất của chất liên kết, thời gian lưu trữ, v.v.

• Các nấm men, chế phẩm enzim, axit amin, các chất kháng sinh, thuốc bảo vệ thực vật đều tạo hạt được.

• Các thiết bị tạo hạt thường dùng: Máy ép và máy ép đùn, máy ép khuôn tạo hạt loại vít tải, máy tạo hạt bằng phương pháp tầng sôi rung động, v.v.

Thiết bị tạo hạt dạng tầng sôi

• Phương pháp tạo hạt trong tầng sôi giả: Sản phẩm ở trạng thái giả lỏng xoáy khi phun liên tục bị liên kết lại, được đảo trộn và tạo hạt, sau đó được sấy khô cũng trong thiết bị đó.

• Nhược điểm của phương pháp: Khả năng tích điện lớn, có thể xuất hiện tia lửa điện làm nổ hỗn hợp.

• Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động: Hình 14.8

• Dùng bơm cao áp để đẩy chất lỏng vào vòi phun, nhờ đó mà nguyên liệu được phun ở dạng sương, góc tưới lớn. • Quạt hút không khí vào thiết bị tạo hạt, nhờ đó mà bên trong

hạt, không khí xâm nhập vào bên trong các túi lọc để làm sạch và ra khỏi hình đáy đầu tiên qua van.

• Tiến hành sấy hạt cũng trong thiết bị đó ở điều kiện tầng sôi.

Máy sấy-tạo hạt có phun cục bộ

14.4. Thiết bị tạo màng bao siêu mỏng

• Phương pháp tạo màng bao siêu mỏng nhằm phủ lên các hạt chế phẩm enzim một lớp các chất không sinh ion.

• Quá trình tạo màng bao: Hình 14.10

1-Thùng chứa natri sunfat; 2-Bộ định lượng; 3-Buồng hình trụ nón; 4-Máy lạnh; 6-Bộ nạp liệu dạng rung; 8-Bộ lọc lưới; 9-Ống thải liệu; 10-Vòi phun; 11-Buồng nạp khí; 12- Ống góp không khí; 13-Phần dưới buồng 11 nạp khí nóng; 14-Phần trên buồng 11 nạp khí lạnh; 15-Buồng ép; 16-Calorifer hơi nước; 5,7,17,19-Bơm; 18,20-Bộ lọc

• Phun oxanol ở 700C hay polyetylenglicol theo ống nung vào máy trộn 7. Đồng thời chế phẩm enzim từ phễu 1 và 2 nhờ bộ nạp liệu 4 và 5 vào máy trộn với liều lượng nhất định sau đó trộn với chất bổ sung và titan dioxit.

• Hỗn hợp nhận được theo ống nung vào phần trên của tháp 10, tại đây chúng được phun ra nhờ bộ phun ly tâm 9.

• Dưới tác động của sức căng bề mặt, các hạt hình cầu được hình thành, khi rơi xuống chúng sẽ rắn lại.

• Không khí được nạp vào phần dưới của tháp theo chiều ngược lại.

14.5. Thiết bị tiến hành các công đoạn cuối cùng

• Các sản phẩm khô được bọc trong các gói bằng giấy hoặc bằng polietylen.

• Tất cả các công đoạn cuối được tiến hành trên dây chuyền tự động. Dây chuyền này có khảo sát khả năng biến đổi kích thước của hộp, định lượng sản phẩm.

• Dây chuyền thường hoạt động trong xưởng đóng gói ở 18- 300C và độ ẩm tương đối của không khí đến 60%.

• Sơ đồ dây chuyền B6-BPA: Hình 14.12 1-Bộ định lượng; 2-Cơ cấu cấp liệu

màng mỏng; 3-Bộ tạo ống; 4-Máy hàn mối dọc; 5-Cơ cấu căng ống; 6-Máy hàn đáy; 7-Cơ cấu cắt; 8-Cơ cấu tải hộp rỗng; 9-Cơ cấu đặt gói thành phẩm vào hộp; 10, 11-Cơ cấu nén đôi các túi vào hộp; 12-Máy tự động ghép nắp; 13-Bộ đảo hộp; 14-Máy dán nhãn

Một phần của tài liệu Quy trình thiết bị trong Công nghệ sinh học Chương 3 - Máy vận chuyển doc (Trang 103 - 110)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w