THIẾT BỊ TUYỂN NỔ

Một phần của tài liệu Quy trình thiết bị trong Công nghệ sinh học Chương 3 - Máy vận chuyển doc (Trang 56 - 59)

• Khái niệm: Quá trình tách các tiểu phần rắn, nhỏ của huyền phù dựa vào khả năng dính vào bọt không khí của chúng, và nổi lên trên, tập trung lại thành váng được gọi là tuyển nổi.

• Ứng dụng: Dùng để tách sinh khối trong sản xuất nấm men, làm sạch nước.

• Ưu điểm: Phương pháp này sẽ làm giảm lượng máy phân ly, giảm tiêu hao năng lượng và đảm bảo tính liên tục của quá trình công nghệ.

• Hệ số tuyển nổi: Là tỷ số giữa nồng độ sinh khối trong huyền phù lấy ra từ máy tuyển nổi và nồng độ sinh khối trong môi trường ban đầu.

• Phân loại các bộ tuyển nổi:

1. Theo phương pháp bão hòa canh trường ban đầu bằng không khí, bộ tuyển nổi được chia ra 3 nhóm:

- Nhóm 1: Các thiết bị mà chất lỏng canh trường trước khi tuyển được bão hòa không khí sơ bộ dưới áp suất dư và được gia công tiếp ở áp suất khí quyển hay chân không không lớn lắm.

- Nhóm 2: Các loại thiết bị mà sự tuyển nổi được thực hiện bằng không khí phân tán.

- Nhóm 3: Máy tuyển nổi chạy điện.

2. Theo kết cấu gồm có bộ tuyển nổi hình nón nằm ngang, xilanh đứng, 1 mức với cốc trong, 2 mức.

8.5.1. Thiết bị tuyển nổi một mức bằng khí nén

• Mục đích sử dụng: Trong sản xuất thuộc lĩnh vực CNSH, thiết bị này được dùng để cô nấm men thu được trên môi trường hydrat cacbon.

• Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động: Hình 8.15

Hình 8.15. Máy tuyển nổi một mức bằng khí nén 1-Cốc trong; 2-Vỏ thiết bị; 3-Bộ dập bọt cơ học; 4-Dẫn động; 5-Thùng chứa chất dập bọt

• Chất lỏng canh trường ban đầu được bão hòa sơ bộ không khí được cho vào lô I (chiếm 2/3 thể tích thiết bị) từ thiết bị nghiền mịn nấm men. Trong lô này thu được 80% nấm men so với ban đầu.

• Sau đó chất lỏng được chuyển vào lô II-V. Bộ thông gió đẩy không khí bổ sung vào các lô này cho phép thu được 10,5% và 2% lượng nấm men tương ứng với các lô trên.

• Bọt được tạo ra từ tất cả các lô tràn vào cốc thu góp bọt, tại đây bộ dập bọt sẽ dập tắt.

• Nấm men cô được tạo thành và lắng xuống đáy của cốc

trong, được bơm đẩy qua bộ tách khí đến các máy phân ly để tiếp tục cô.

8.5.2. Thiết bị tuyển nổi dùng cơ-khí nén

• Mục đích sử dụng: Thiết bị này được dùng để làm sạch các dòng nước và các dung dịch chứa một lượng lớn các tạp chất và các chất bẩn của quá trình sản xuất.

• Ưu điểm: Có kết cấu đơn giản, không khí được phân tán đều trong thiết bị, ít tiêu hao năng lượng, thể tích của không khí được dẫn vào dung dịch luôn biến đổi trong một giới hạn lớn.

• Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động: Hình 8.17, 8.18

Hình 8.17. Thiết bị tuyển nổi dùng khí nén

Hình 8.18. Thiết bị tuyển nổi hai phòng bằng cơ học

CHƯƠNG 9

Một phần của tài liệu Quy trình thiết bị trong Công nghệ sinh học Chương 3 - Máy vận chuyển doc (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w