THU NHẬN TỪ PHƯƠNG PHÁP TỔNG HỢP VI SINH
8.1. MỞ ĐẦU
1. Nhiệm vụ của SX thuộc lĩnh vực CNSH là dùng VSV để sản xuất ra 3 loại sản phẩm như sau:
• Các tế bào VSV ở trạng thái sống như: VK cố định đạm
Rhizobium Azotobacter, VK điều trị tiêu chảy Bacillus
Subtilis, VK làm phân vi sinh B.megatherium, nấm men bánh mì Saccharomyces Cerevisiae, v.v. hoặc trạng thái chết để làm nguồn protein như Candida Utilis, các loại vi tảo, v.v. • Các sản phẩm trao đổi chất sơ cấp và thứ cấp.
2. Để thực hiện được nhiệm vụ đó cần phải giải quyết 2 vấn đề sau:
• Kỹ thuật lên men.
• Kỹ thuật thu hồi sản phẩm sau lên men và chế biến thành các dạng thương phẩm, nghiên cứu các điều kiện trích ly, tinh chế nhằm thu được các chất có hoạt tính sinh học dạng tinh khiết.
Cần lưu ý là các chất có hoạt tính sinh học thường không bền với các điều kiện nhiệt độ, pH và các yếu tố vật lý khác.
3. Điều kiện và phương pháp nuôi cấy VSV: Các chế độ sinh tổng hợp cần được thiết lập sao cho các sản phẩm cần thu nhận có nồng độ cực đại, còn nồng độ của các tạp chất là tối thiểu.
4. Khi sản xuất các chế phẩm có hàm lượng các cấu tử không cao thì quá trình cô đặc được thực hiện là chủ yếu, không cần tách sinh khối bằng con đường hấp và sấy các môi trường lên men.
5. Khi thu nhận các chất chuyển hóa dạng tinh thể có mức tinh thể cao thì sự tách sinh khối và tạp chất rắn khỏi dung dịch là giai đoạn đầu tiên để gia công chất lỏng canh trường.