THIẾT BỊ CÓ CÁC KHAY ĐƯỢC PHÂN BỔ ĐỨNG

Một phần của tài liệu Quy trình thiết bị trong Công nghệ sinh học Chương 3 - Máy vận chuyển doc (Trang 61 - 63)

9.3.1. Phòng nuôi cấy VSV trên môi trường dinh dưỡng rắn có các hộp tháo được và dỡ tải bằng tự động hóa.

• Phòng nuôi cấy là hộp kim loại có lắp các hộp đứng có thể tháo dỡ được. Phòng có thể cố định hoặc di động.

• Khay đuợc tạo nên bởi 2 bán khay có khớp nối ở phần trên của phòng. Tay đòn điều chỉnh các tấm chắn phủ phần dưới của các khay. Thực hiện thông gió canh trường qua các rãnh phân bổ không khí trong các khay.

• Cơ cấu để tháo dỡ canh trường nấm mốc: Hình 9.1

9.3.2. Dây chuyền tự động hóa để nuôi cấy giống nấm mốc

• Dây chuyền gồm các công đoạn: Chuẩn bị môi trường dinh dưỡng, nuôi cấy, trích ly, lắng, tách và sấy, tiêu chuẩn hóa và bao gói chế phẩm.

• Giai đoạn quan trọng nhất của dây chuyền là chuẩn bị môi trường dinh dưỡng và nuôi cấy giống nấm mốc gồm 2 băng chuyền công nghệ độc lập nhau: Hình 9.2

• Công đoạn nuôi cấy được trang bị hai phòng nuôi cấy 10 song song nhau, có vị trí thổi khí, bộ phận nạp liệu 3 và 4, bộ phận tháo liệu 9, nghiền giống, rửa 8 và tiệt trùng phòng 6. Tất cả các bộ phận này nối nhau bởi các đường ray 15 có vòng tròn quay 1 và bởi các hệ thống băng tải xích và cơ cấu đẩy bằng thuỷ lực 2. Việc vận chuyển các phòng từ bộ phận này sang bộ phận khác đều tiến hành bằng tự động.

• Sự đầm chặc môi trường trong các lớp xảy ra khi phòng dao động, sau đó theo đường ray tự động chuyển vào đường hầm của phòng nuôi cấy.

• Đường hầm của phòng nuôi cấy được chia ra làm 3 đoạn: Đoạn đầu được phân bố liên tục cho 6 phòng nuôi VSV trên môi trường rắn 13, đoạn 2 cho 2 phòng và đoạn 3 cho 1 phòng.

• Cứ khoảng 3h thì cho phòng nuôi cấy đã được nạp liệu vào đường hầm, còn phòng trước đó thì tự động chuyển dịch đến đoạn tiếp theo.

• Khi kết thúc chu kỳ nuôi, phòng được chuyển đến bàn tháo dỡ. Sau khi dỡ tải, phòng nuôi cấy được đưa đến bộ phân rửa,

rồi vào bộ tiệt trùng. Sau đó, phòng được làm lạnh, sấy bằng không khí tiệt trùng và tự động đưa đến bàn nạp liệu, chu trình lặp lại.

• Ưu điểm: Dây chuyền công nghệ được tự động hóa, giảm thải bụi và bào tử.

• Nhược điểm: Chiếm diện tích để lắp đặt hệ vận chuyển và các phòng nuôi cấy, tốn năng lượng và vật liệu chế tạo, năng suất thấp.

Một phần của tài liệu Quy trình thiết bị trong Công nghệ sinh học Chương 3 - Máy vận chuyển doc (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w