CÁC THIẾT BỊ TIỆT TRÙNG MÔI TRƯỜNG DINH DƯỠNG RẮN

Một phần của tài liệu Quy trình thiết bị trong Công nghệ sinh học Chương 3 - Máy vận chuyển doc (Trang 32 - 35)

DƯỠNG RẮN

6.2.1. Thiết bị tiệt trùng dạng nằm ngang

• Mục đích sử dụng: Trong các nhà máy CNSH, thiết bị tiệt trùng hình trụ dạng nằm ngang, có áo hơi để tiệt trùng các môi trường dinh dưỡng dạng rời.

• Thiết bị tiệt trùng dạng nằm ngang: Hình 6.2

Hình 6.2. Thiết bị tiệt trùng dạng nằm ngang

1-Vỏ; 2-Khớp nối để nạp nước vào thiết bị; 3-Cửa nạp liệu; 4-Van không khí; 5-Trục nối các cánh; 6-Khớp nối để mở nước rửa; 7-Cửa tháo liệu; 8-Áo nước; 9-Khớp nối để nạp hơi; 10-Khớp nối để thải hơi trong áo tơi

• Bên trong thiết bị được bố trí 2 trục với các cánh có thể quay một góc nào đó để dễ điều chỉnh.

• Các trục quay theo các hướng khác nhau làm cho môi trường chuyển đảo liên tục theo những hướng khác nhau.

• Hơi có áp suất 0,2MPa được cho vào áo hơi để thúc đẩy quá trình đun nóng môi trường. Khi khởi động chu kỳ các cơ cấu chuyển đảo, môi trường vẫn được giữ ở chế độ tiệt trùng. • Môi trường dinh dưỡng sau khi tiệt trùng được tháo qua cửa

tháo liệu bên dưới. Cửa tháo liệu có các nắp trong và nắp ngoài được lắp chặt bằng vít.

6.2.2. Thiết bị tiệt trùng hai mức tác động tuần hoàn dạng nằm ngang

Hình 6.3. Thiết bị tiệt trùng hai mức tác động tuần hoàn, dạng nằm ngang

1-Phễu chứa nguyên liệu; 2-Định lượng nguyên liệu; 3-Khớp nối để nạp hơi; 4-Nồi tiệt trùng; 5-Áo hơi; 6-Bộ giữ; 7-Định lượng; 8-Khớp nối để nạp nước tiệt trùng; 9-Bộ làm ẩm; 10-Áo nước; 11-Định lượng nước tiệt trùng với huyền phù canh trường; 12-Khớp nối để tháo môi trường tiệt trùng; 13-Dẫn động vít tải của bộ làm ẩm; 14-Dẫn động vít tải của thiết bị tiệt trùng

• Thiết bị tiệt trùng 2 mức nằm ngang, giữa các mức có bộ trữ. Mức trên và mức dưới gồm 3 đoạn ống nằm ngang nối liên tục, hơi được nạp vào áo vỏ của mỗi đoạn ống.

• Mức trên có các cánh hãm bổ sung được lắp chặt vào trục vít, cứ 5-6 cánh hướng có 1 cánh hãm để sự đun nóng đều môi trường và sự chuyển dịch tốt được đảm bảo.

• Môi trường được tiệt trùng tại mức trên. Còn ở mức dưới xảy ra quá trình làm ẩm thêm môi trường, làm nguội và cấy

huyền phù của canh trường.

• Nhược điểm: Không sử dụng hết thể tích thiết bị, môi trường dễ lấp kín cửa tháo liệu làm chế độ tiệt trùng khó đảm bảo và tháo liệu không hết.

6.2.3. Thiết bị tiệt trùng tác động tuần hoàn dạng đứng

• Mục đích sử dụng: Để tiệt trùng các môi trường dinh dưỡng thể hạt.

• Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của thiết bị: Hình 6.3

Hình 6.3. Thiết bị tiệt trùng dạng đứng 1-Áo hơi; 2-Vỏ; 3-Trục; 4-Cánh khuấy trộn; 5-Cánh tháo; 6-Cửa tháo liệu; 7- Cửa quan sát; 8-Cửa nạp liệu; 9-Khớp nối van bảo hiểm

• Bên trong thiết bị có trang bị có các cánh khuấy trộn bố trí theo chiều cao. Khi quay, bề mặt dưới của cánh chuyển động song song với tiết diện ngang của thiết bị, còn bề mặt trên tạo thành mặt nghiêng để cho môi trường dễ dịch chuyển.

• Bước của các cánh được chọn sao cho khi trục quay có thể đổ tràn môi trường một cách tự do. Khi bố trí các cánh theo kiểu bàn cờ và trang bị các tấm chắn cố định thì quá trình khuấy trộn sẽ được tăng cường.

• Nạp hơi vào thiết bị qua trục rỗng vào các cánh.

• Trong phần hình nón của thiết bị có các cánh khuấy nhằm đảm bảo việc tháo môi trường một cách tự do qua cửa kín.

Một phần của tài liệu Quy trình thiết bị trong Công nghệ sinh học Chương 3 - Máy vận chuyển doc (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w