Sức chứa thực tế và sức chứa tự nhiên của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại vườn quốc gia tam đảo tỉnh vĩnh phúc​ (Trang 59 - 61)

TT Tên tuyến Sức chứa tự nhiên/ngày (người/ngày) Sức chứa thực tế/ngày (người/ngày) Sức chứa tự nhiên/năm (người/năm) Sức chứa thực tế/năm (người/năm) 1 Trạm Kiểm lâm thị trấn

Tam Đảo - Đát phong lan 687 129 250.755 47.085

2 Trạm Kiểm lâm thị trấn Tam Đảo Rừng Ma Ao dứa 1264 924 461.360 337.260 3 Trạm Kiểm lâm thị trấn Tam Đảo - 3 đỉnh 924 256 337.260 93.440

4 VQG Tam Đảo - Trung

tâm cứu hộ Gấu 476 389 11.424 9.336

Cộng 3.351 1.698 1.060.799 487.121

Biểu đồ 4.5. Sức chứa thực tế và sức chứa tự nhiên của các tuyến DLST tại VQG Tam Đảo các tuyến DLST tại VQG Tam Đảo

Kết quả điều tra, tính toán cho thấy, các tuyến DLST đang được khai thác tại Vườn quốc gia Tam Đảo có thể chứa số khách tối đa hay cósức chứa tự nhiên là 1.060.799 người/năm. Tuy nhiên, do sức chứa còn chịu ảnh hưởng bởi các điều kiện cụ thể của các tuyến như độ dốc đường đi, số ngày bất lợi cho khách tham quan nên các tuyến DLST tại Vườn quốc gia Tam Đảo có sức chứa thực tế là 487.121 người/năm.

So sánh sức chứa thực tế với lượng khách đến VQG Tam Đảo tham quan trong những năm gần đây, ta có biểu đồ sau:

Biểu đồ 4.6. Lượng khách đến VQG Tam Đảo qua các năm và sức chứa thực tế của các tuyến DLST tại VQG Tam Đảo

Như vậy, lượng khách tham quan bình quân hàng năm trên các tuyến (14.135 người) chỉ bằng 2,9% so với sức chứa thực tế. Qua đó có thể thấy tiềm năng về sức chứa của các tuyến trên Vườn còn rất lớn. Do vậy, Vườn cần có các biện pháp khai thác triệt để tiềm năng về sức chứa để tăng thêm nguồn thu.

4.2. Đánh giá hiệu quả hoạt động du lịch sinh thái tại VQG Tam Đảo

4.2.1. Hiệu quả kinh tế

a. Tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước

Từ năm 2014, VQG Tam Đảo bắt đầu tổ chức thu phí tham quan và có số liệu thống kê đầy đủ về lượng khách đến tham quan hàng năm. Doanh thu du lịch của VQG Tam Đảo được tổng hợp ở bảng sau:

Bảng 4.6. Doanh thu từ hoạt động du lịch sinh thái tại VQG Tam Đảo Năm Tổng số lượng Năm Tổng số lượng khách Doanh thu (triệu đồng) Tốc độ tăng trưởng (%) 2014 10.234 204,68 100 2015 15.434 308,68 96,92 2016 16.737 334,74 6,54 Bình quân năm 14.135 282,70 67,71

(Nguồn: TT GDMT&DV - VQG Tam Đảo)

Qua bảng trên cho thấy, doanh thu từ hoạt động du lịch của VQG Tam Đảo năm sau cao hơn năm trước, tốc độ tăng trưởng bình quân năm đạt 67,71%. Tuy

nhiên, doanh thu từ hoạt động du lịch của VQG Tam Đảo rất đơn điệu, chỉ bao gồm vé tham quan với số tiền thu là 20.000 đ/khách (căn cứ thu vé tham quan theo quy định tại Thông tư số 126/2012/TT-BTC ngày 07/8/2012 của Bộ Tài chính và văn bản số 2065/TCLN-BTTN ngày 31/12/2013 của Tổng cục Lâm nghiệp). [4],[24]

b. Tăng nguồn thu nhập cho người dân

Đa số người dân vùng đệm VQG Tam Đảo còn nghèo, thu nhập thấp, người dân chủ yếu hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp. Trong 7 xã vùng đệm của VQG Tam Đảo có 3 xã tập trung nhiều hộ dân tham gia vào hoạt động du lịch là xã Đại Đình, Thị trấn Tam Đảo và xã Hồ Sơn, nhờ vậy cuộc sống của người dân cũng khá hơn, thu nhập tăng cao.

Thu nhập bình quân từ hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch có sự chênh lệch giữa các nhóm hộ, dao động trong khoảng từ 3-10 triệu đồng/tháng. Cơ cấu thu nhập của nhóm hộ được thể hiện qua các biểu đồ sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại vườn quốc gia tam đảo tỉnh vĩnh phúc​ (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)