Về khí hậu, cảnh quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại vườn quốc gia tam đảo tỉnh vĩnh phúc​ (Trang 70 - 71)

Khí hậu: VQG Tam Đảo được thiên nhiên ưu đãi có khí hậu mát mẻ, trong lành với nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ thú. Nhiệt độ trung bình năm của Tam Đảo khoảng 180C, về mùa hè nhiệt độ thấp hơn các địa phương ở vùng đồng bằng khoảng 5-70C. Tam Đảo còn được mệnh danh là Đà Lạt xứ Bắc, sánh ngang với Sa Pa - Lào Cai.[3]

Hệ thống suối, thác, hồ đập

Tam Đảo, ngoài ba đỉnh chính cao chót vót, bên dưới gồm rất nhiều đỉnh thấp lô nhô, liên tiếp quanh có 9 con suối gồm: Suối Trường Sinh, Suối Tối, Suối Đá Liền, Suối Chùa Rọ, Suối Sơn Đình, Suối Đền Cả, Suối Cầu Tre, Suối Võng.

Thác Bạc: Sự chia cắt sâu bề mặt địa hình cũng tạo nên những vực sâu, dốc đứng có hai ngọn thác nổi tiếng do nước từ trong vách đá chảy ra, ầm ầm tung bọt trắng xóa nên đều được mệnh danh là Thác Bạc.

Hồ Xạ Hương: Nằm dưới chân núi Tam Đảo, thuộc địa phận xã Minh Quang có diện tích 83 ha. Khung cảnh hồ Xạ Hương rất đẹp và thơ mộng, du khách tới đây có thể ghé thuyền vào làng hay chèo thuyền luồn sâu vào các khe núi.

Hồ Vĩnh Thành: thuộc địa phận xã Đạo Trù, có diện tích mặt nước 80 ha. Hồ có mặt nước trong xanh quanh năm, mặt hồ phẳng lặng như một chiếc gương khổng lồ soi chiếu cho những dãy núi cao và thảm thực vật xung quanh, tạo nên một khung cảnh nên thơ, trữ tình. Mặt khác, nơi đây có tiểu khí hậu khá lý tưởng cho việc nuôi, thả một số loài có nước lạnh như cá Tầm, cá Hồi. [17]

Hình 4.13. Hồ Vĩnh Thành, Hồ Xạ Hương (Nguồn ảnh: VQG Tam Đảo)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại vườn quốc gia tam đảo tỉnh vĩnh phúc​ (Trang 70 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)