Bộ máy tổ chức, quản lý hoạt động du lịch sinh thái

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại vườn quốc gia tam đảo tỉnh vĩnh phúc​ (Trang 45 - 47)

* Về cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức của Vườn quốc gia Tam Đảo như sau:

Hình 4.1. Sơ đồ tổ chức Vườn quốc gia Tam Đảo

VQG Tam Đảo có 03 phòng chức năng và 02 đơn vị trực thuộc. Tính đến hết năm 2016, tổng số cán bộ, viên chức trong toàn Vườn có 88 người. Trong đó: Nam: 77 người = 87,5%, Nữ: 11 người = 12,5%

Chia theo trình độ chuyên môn: Cán bộ trên đại học: 08 người = 9,1%, Cán bộ đại học, cao đẳng: 52 người = 59,1 %, Cán bộ trung cấp: 20 người = 22,7%, sơ cấp hoặc chưa qua đào tạo: 08 người = 9,1 %.

* Chức năng, nhiệm vụ vàcơ chế hoạt động của VQG Tam Đảo:

Vườn quốc gia Tam Đảo (gọi tắt là Vườn) là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tổng cục Lâm nghiệp, có chức năng quản lý bảo vệ, phát triển rừng đặc dụng; bảo tồn, cứu hộ, phát huy các giá trị đặc biệt về thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái, đa dạng sinh học, nguồn gen sinh vật, di tích lịch sử, văn hóa, cảnh quan; nghiên cứu khoa học; cung ứng dịch vụ môi trường rừng và du lịch sinh thái thuộc phạm vi được giao quản lý và theo quy định của pháp luật.

Ban Giám đốc (3 người)

Các phòng chức năng Các đơn vị trực thuộc

Phòng Tổ chức - Hành chính (10 người) Phòng Kế hoạch - Tài chính (7 người) Phòng Khoa học - Hợp tác quốc tế (4 người) Trung tâm Giáo dục môi trường và dịch vụ (4 người) (60 gnwow Hạt Kiểm lâm (60 người)

Giám đốc Vườn đồng thời là Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm, điều hành toàn bộ hoạt động của Vườn, chịu trách nhiệm trước Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp và trước pháp luật về hoạt động của Vườn. Phó giám đốc Vườn giúp Giám đốc Vườn theo dõi, chỉ đạo một số mặt công tác theo sự phân công của Giám đốc Vườn và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Vườn, trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.

Trung tâm Giáo dục môi trường và dịch vụ (gọi tắt là Trung tâm) là đơn vị trực thuộc VQG Tam Đảo có chức năng, nhiệm vụ sau:

- Tham mưu cho Giám đốc Vườn xây dựng và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch, dự án phát triển dịch vụ môi trường, du lịch sinh thái của Vườn và tổ chức thực hiện. Tạo nguồn thu từ du lịch để đầu tư cho công tác quản lý, bảo vệ, cứu hộ, bảo tồn và phát triển rừng;

- Tổ chức thực hiện và liên doanh, liên kết cho thuê môi trường rừng để kinh doanh du lịch sinh thái theo quy hoạch và quy định hiện hành; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các hoạt động kinh doanh du lịch sinh thái của các tổ chức, cá nhân theo hợp đồng ký kết.

- Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về bảo tồn thiên nhiên, môi trường, hướng dẫn thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý bảo vệ rừng, bảo tồn rừng cho du khách và cộng đồng dân cư quanh Vườn; kiểm tra và thực hiện các hoạt động quảng bá, tiếp thị để thu hút khách du lịch.

* Về nguồn nhân lực hoạt động du lịch sinh thái

Trung tâm Giáo dục môi trường và dịch vụ có 01 Phó Giám đốc, 02 cán bộ kỹ thuật và 01 kế toán đều lấy từ các ngành nghề khác chuyển sang như: Kiểm lâm, kế toán,… Lực lượng cán bộ mỏng cộng với nguồn kinh phí hạn hẹp nên các hoạt động du lịch ít được đầu tư. Những năm trước, Trung tâm chủ yếu tập trung vào công tác giáo dục môi trường và bảo tồn, nhân giống một số loài như Trà hoa vàng, Đỗ quyên …

Mặc dù cán bộ Trung tâm Giáo dục môi trường và dịch vụ rất am hiểu về tài nguyên thiên nhiên của Vườn nhưng do không được đào tạo cơ bản về du lịch nói chung và du lịch sinh thái nói riêng nên quá trình triển khai thực hiện các hoạt động dịch vụ du lịch còn nhiều bất cập. Mặt khác, trình độ ngoại ngữ của cán bộ Trung tâm còn hạn chế dẫn đến khó khăn trong việc hướng dẫn, giới thiệu tài nguyên của Vườn cho du khách nước ngoài. Do vậy, những hướng dẫn viên ở Trung tâm GDMT & DV mới chỉ đóng vai trò là người dẫn đường chứ chưa phải là một hướng dẫn viên thực thụ.

Đánh giá chung: Như vậy, hoạt động du lịch sinh thái và giáo dục môi trường do Ban Giám đốc Vườn quản lý, chỉ đạo và giám sát trực tiếp, đây là một

điều rất thuận lợi trong quá trình triển khai, thực hiện hoạt động phát triển du lịch sinh thái gắn với bảo tồn đa dạng sinh học. Lực lượng cán bộ có trình độ đại học, cao đẳng và trên đại học tại Vườn chiếm tỷ lệ trên 68%. Đây là lực lượng mạnh để Vườn hoàn thành tốt chức năng quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Tuy nhiên, Trung tâm GDMT & DV của Vườn đang thiếu cán bộ chuyên môn được đào tạo về du lịch để phát triển hoạt động du lịch, du lịch sinh thái tại Vườn một cách bài bản, chuyên sâu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại vườn quốc gia tam đảo tỉnh vĩnh phúc​ (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)