- Hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến DLST: Mặc dù hiện nay hoạt động DLST đã có một số văn bản hiện hành, song vẫn còn có nhiều vướng mắc bất cập. Trong thời gian tới, các cơ quan có thẩm quyền cần sớm ban hành văn bản quy định cụ thể về quản lý và phát triển du lịch sinh thái nói chung, trong đó có du lịch sinh thái VQG Tam Đảo nói riêng, khắc phục tình trạng chồng chéo trong quản lý du lịch.
- Cơ chế và chính sách đầu tư, phát triển du lịch:Tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục đầu tư để thu hút được các nhà đầu tư trong nước và quốc tế.
- Cơ chế chính sách về thuế: Ưu tiên thuế nhập khẩu đối với các trang thiết bị khách sạn, vui chơi giải trí, phương tiện vận chuyển khách du lịch, vật tư phục vụ du lịch mà trong nước chưa sản xuất được. Miễn, giảm thuế đối với hoạt động kinh doanh du lịch gắn với bảo tồn, phát triển cộng đồng, có ứng dụng công nghệ thân thiện với môi trường.
- Chính sách xã hội hóa du lịch: Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia hoạt động du lịch sinh thái dưới nhiều hình thức khác nhau, hoạt doanh kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật. Khuyến khích thực hiện xã hội hóa đầu tư, bảo vệ, tôn tạo di tích, thắng cảnh; bảo tồn và phục dựng các lễ hội, hoạt động văn hóa dân gian, các làng nghề phục vụ phát triển du lịch.
- Cơ chế phối kết hợp liên vùng, liên ngành: Khuyến khích các mối liên kết giữa địa phương trong cùng một vùng trong việc tổ chức xây dựng và thực hiện quy hoạch, phát triển sản phẩm, kết nối tour du lịch, xúc tiến quảng bá, xúc tiến đầu tư và xây dựng thương hiệu du lịch sinh thái.
- Chính sách về chia sẻ lợi ích: Thực hiện chính sách chia sẻ lợi ích đối với
người dân bản địa trong phát triển du lịch sinh thái; nâng cao hiệu quả quản lý, bảo tồn và phát triển bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống người dân vùng đệm.