Doanh thu từ hoạt động du lịch sinh thái tại VQG Tam Đảo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại vườn quốc gia tam đảo tỉnh vĩnh phúc​ (Trang 60 - 66)

Năm Tổng số lượng khách Doanh thu (triệu đồng) Tốc độ tăng trưởng (%) 2014 10.234 204,68 100 2015 15.434 308,68 96,92 2016 16.737 334,74 6,54 Bình quân năm 14.135 282,70 67,71

(Nguồn: TT GDMT&DV - VQG Tam Đảo)

Qua bảng trên cho thấy, doanh thu từ hoạt động du lịch của VQG Tam Đảo năm sau cao hơn năm trước, tốc độ tăng trưởng bình quân năm đạt 67,71%. Tuy

nhiên, doanh thu từ hoạt động du lịch của VQG Tam Đảo rất đơn điệu, chỉ bao gồm vé tham quan với số tiền thu là 20.000 đ/khách (căn cứ thu vé tham quan theo quy định tại Thông tư số 126/2012/TT-BTC ngày 07/8/2012 của Bộ Tài chính và văn bản số 2065/TCLN-BTTN ngày 31/12/2013 của Tổng cục Lâm nghiệp). [4],[24]

b. Tăng nguồn thu nhập cho người dân

Đa số người dân vùng đệm VQG Tam Đảo còn nghèo, thu nhập thấp, người dân chủ yếu hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp. Trong 7 xã vùng đệm của VQG Tam Đảo có 3 xã tập trung nhiều hộ dân tham gia vào hoạt động du lịch là xã Đại Đình, Thị trấn Tam Đảo và xã Hồ Sơn, nhờ vậy cuộc sống của người dân cũng khá hơn, thu nhập tăng cao.

Thu nhập bình quân từ hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch có sự chênh lệch giữa các nhóm hộ, dao động trong khoảng từ 3-10 triệu đồng/tháng. Cơ cấu thu nhập của nhóm hộ được thể hiện qua các biểu đồ sau:

Biểu đồ 4.7. Cơ cấu thu nhập của các hộ hoạt động dịch vụ ăn uống, nhà nghỉ hoạt động dịch vụ ăn uống, nhà nghỉ

Biểu đồ 4.8. Cơ cấu thu nhập nhóm hộ bán hàng tạp hóa, lưu niệm hộ bán hàng tạp hóa, lưu niệm

Biểu đồ 4.9. Cơ cấu thu nhập nhóm hộ dịch vụ chở khách, dẫn đường dịch vụ chở khách, dẫn đường

Biểu đồ 4.10. Cơ cấu thu nhập nhóm hộ sản xuất nông lâm nghiệp hộ sản xuất nông lâm nghiệp

Qua các biểu đồ trên cho thấy, nhóm hộ hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống, nhà nghỉ có thu nhập bình quân trên 5 triệu đồng/tháng chiếm tỷ lệ cao hơn so với các hộ kinh doanh dịch vụ còn lại.

Đa số hộ kinh doanh dịch vụ bán hàng là những hộ kinh doanh nhỏ lẻ, tự phát, chưa mở rộng đầu tư và chưa có sự liên kết với các nhà quản lý, điều hành tour du lịch cũng như các nhà hàng, khách sạn. Do vậy, số hộ có thu nhập trên 5 triệu đồng/tháng chỉ chiếm tỷ lệ 54,55%.

Nhóm hộ sản xuất nông lâm nghiệp và chở khách, dẫn đường có thu nhập thấp hơn cả. Một số hộ sản xuất nông lâm nghiệp có thu nhập trên 5 triệu đồng/tháng là do tập trung vào hoạt động chăn nuôi. Tuy nhiên, hoạt động sản xuất nông nghiệp của các hộ còn nhỏ lẻ, manh mún, chưa chú trọng xây dựng thương hiệu và quảng bá sản phẩm.

4.2.3. Hiệu quả xã hội

a. Những tác động tích cực

* Thu hút sự tham gia của người dân địa phương

Cùng với sự phát triển, du lịch đã tạo cơ hội cho cộng đồng địa phương sống ở khu vực Tam Đảo có thêm việc làm và thu nhập. Hiện có hàng trăm hộ dân, ở những mức độ khác nhau tham gia hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch, đặc biệt là dịch vụ ăn uống và lưu trú. Thu nhập của cộng đồng từ kinh doanh dịch vụ du lịch làm giảm bớt áp lực của cộng đồng đến các giá trị tự nhiên của khu vực, góp phần phát triển du lịch bền vững nói riêng, phát triển bền vững nói chung ở khu vực Tam Đảo.

Theo kết quả thống kê của Phòng Văn hóa, Thể thao và du lịch, tính đến hết năm 2016, tổng số lao động trực tiếp tham gia vào hoạt động du lịch của huyện Tam Đảo là 1.140 người chiếm khoảng 1,5% dân số toàn huyện, trong đó số lao động qua đào tạo là 250 người.

Hai xã vùng đệm của VQG Tam Đảo là Đại Đình và Thị trấn Tam Đảo có nhiều hộ dân tham gia vào hoạt động du lịch nhất. Ở khu vực xã Đại Đình, vào mùa lễ hội có khoảng từ 500 - 600 hộ dân tham gia vào hoạt động dịch vụ du lịch.

Quá trình khảo sát cho thấy, hình thức tham gia của cộng đồng mới chỉ dừng phần lớn ở dịch vụ ăn uống, lưu trú, bán hàng lưu niệm với quy mô hạn chế trong khi đó cộng đồng có thể tham gia vào dịch vụ khác nữa như sản xuất đồ lưu niệm, dịch vụ lưu trú tại nhà (home stay), cung cấp các sản phẩm văn hóa địa phương. Nếu nhìn một cách tổng thể, hoạt động tham gia của cộng đồng vào du lịch còn hạn chế, chưa có được mô hình du lịch cộng đồng cũng như chưa có sự hướng dẫn, chia sẻ, giúp đỡ từ phía cơ quan quản lý du lịch.

Kết quả mong muốn tham gia hoạt động du lịch sinh thái của người dân được thể hiện ở biểu sau:

Biểu đồ 4.11. Tỷ lệ người dân mong muốn tham gia vào hoạt động DLST

Như vậy, đa số người dân được phỏng vấn đều mong muốn tham gia vào hoạt động du lịch sinh thái vì họ đều thấy được cơ hội cải thiện việc làm và tăng thu nhập từ du lịch. Một số người dân có hiểu biết mong muốn tham gia vào hoạt động DLST vì đây là loại hình du lịch hài hòa được giữa du lịch và bảo vệ môi trường.

Hoạt động du lịch người dân mong muốn tham gia thể hiện ở biểu sau:

Biểu đồ 4.12. Dịch vụ du lịch người dân mong muốn tham gia

Người dân mong muốn phát triển dịch vụ ăn uống và nhà nghỉ cho du khách vì đây là dịch vụ thu được lợi nhuận cao. Các hoạt động khác như bán hàng, cung cấp nông sản, chở khách, dẫn đường... chiếm tỷ lệ thấp hơn. Như vậy, có một lượng lớn người dân mong muốn tham gia vào hoạt động du lịch. Vườn cần đẩy mạnh hỗ trợ, khuyến khích người dân tham gia phát triển hơn nữa các dịch vụ bán hàng lưu niệm, ăn uống và homestay để thúc đẩy sự phát triển của văn hóa của cộng đồng nơi đây và góp phần tạo thêm thu nhập, việc làm cho người dân giúp họ ổn định cuộc sống, giảm sức ép lên tài nguyên thiên nhiên.

* Cơ hội bình đẳng cho cộng đồng địa phương

Khi du lịch sinh thái phát triển có nhiều việc người phụ nữ cũng có thể tham gia để kiếm tiền như bán hàng tạp hóa, đồ lưu niệm..., từ đó sẽ tạo ra cơ hội bình

người kiếm ra tiền, là trụ cột trong gia đình. Kết quả phỏng vấn cho thấy, trên 80% các hộ gia đình, tham gia hoạt động du lịch bao gồm cả hai giới.

* Cơ hội trao đổi, giao lưu văn hóa

Du lịch sinh thái được xem như là một kênh thông tin quan trọng giúp người dân địa phương có cơ hội giao lưu, trao đổi văn hoá, kiến thức với du khách. Đồng thời, thông qua những chuyến tham quan du lịch, du khách sẽ được giao lưu, tìm hiểu những nét văn hoá đặc trưng, những phong tục tập quán, những lễ hội truyền thống của người dân bản địa, để từ đó du khách sẽ hiểu hơn về con người nơi đến.

Góp phần bảo tồn, gìn giữ văn hóa địa phương: Những nét đặc sắc trong văn hóa của các tộc người sống bên dãy Tam Đảo và các di tích tín ngưỡng nổi tiếng nơi đây như khu danh thắng Tây Thiên là hai hiện tượng văn hóa nổi trội thu hút du khách. Qua đó, giúp nâng cao nhận thức của người dân về giá trị văn hóa truyền thống của mình và tạo động lực để người dân bảo tồn, giữ gìn và phát huy các giá trị đó.

b. Những tác động tiềm ẩn

Du lịch không chỉ là một hiện tượng kinh tế thuần túy mà còn bao gồm các khía cạnh chính trị, văn hóa, xã hội và môi trường. Do đó, khi đánh giá tác động của hoạt động du lịch, cần chú ý đến các hệ quả phi kinh tế như sức khỏe và các yếu tố văn hóa, xã hội.

Những tác động tiềm ẩn có thể xảy ra với cộng đồng địa phương là tăng chi phí sinh hoạt và bất ổn xã hội, dịch bệnh.... Quá trình phát triển du lịch làm thương mại hóa các hoạt động văn hóa, văn nghệ, lễ hội. Hơn nữa, sự tập trung vào hoạt động du lịch sẽ tạo ra sự lãng quên các hoạt động sản xuất và ngành nghề truyền thống, thay vào đó là cách hoạt động dịch vụ. Tiềm ẩn nguy cơ mai một bản sắc văn hóa cộng đồng cũng như sự ảnh hưởng, pha tạp của các nền văn hóa khác với nền văn hóa bản địa “nguyên sơ” của các dân tộc. [14]

4.2.3. Hiệu quả môi trường

Bên cạnh những mặt tích cực như DLST có khả năng mang lại nguồn thu nhập cho VQG để tái đầu tư cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường; tạo cơ hội để du khách được tham quan, tiếp xúc và nâng cao hiểu biết về môi trường thiên nhiên, từ đó có những nhận thức tích cực trong bảo vệ môi trường... sự phát triển của du lịch có thể gây ra một số tác động tiêu cực đến tài nguyên, môi trường.

a. Tác động đến đa dạng sinh học

Sự phát triển của hoạt động du lịch tại Tam Đảo, thu hút du khách từ các vùng đồng bằng, thành phố lớn với số lượng ngày càng nhiều gây ảnh hưởng tới việc bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học. Nhận diện và kiểm soát các hoạt động

có ảnh hưởng không tốt đến hệ sinh thái rừng sẽ góp phần nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn đa dạng sinh học gắn với phát triển du lịch sinh thái.

* Tác động đến thực vật

Quá trình phát quang cây cối làm các tuyến đường, hoạt động hái hoa lá, bẻ cành của du khách và một số hoạt động như khắc tên lên cây, xô đẩy, giẫm đạp lên thảm thực vật khi chụp hình đã làm suy giảm tính đa dạng sinh học, ảnh hưởng đến tình hình sinh trưởng, phát triển của thực vật.

Theo kết quả phỏng vấn, một số du khách thường mua các sản phẩm có nguồn gốc khai thác từ rừng như sâm cau, lan rừng, cây cảnh, măng rừng.... về dùng hoặc làm quà biếu người thân. Những hoạt động này của du khách đã ảnh hưởng đến tính đa dạng các loài thực vật VQG Tam Đảo.

* Sự suy giảm động vật do bị săn bắt quá mức để phục vụ du khách, phá vỡ môi trường sống

Kết quả thống kê của Vườn và phỏng vấn cộng đồng địa phương cho thấy, thời gian qua sự suy giảm giá trị đa dạng sinh học được thể hiện rõ qua việc suy giảm loài và số lượng cá thể trong loài động vật. Theo người dân địa phương, trước kia người đi rừng có thể dễ dàng bắt gặp cá cóc ở những khe suối hay những loài thú như hươu, nai.... Hiện nay, số lượng cá cóc đã giảm đi rất nhiều, việc nhìn thấy động vật lớn khi đi rừng là cực kỳ hiếm hoi. Những người dân đi rừng thường xuyên chỉ bắt gặp một số loài chim, rắn ráo trâu, rắn hổ mang, rắn cạp nia, tắc kè và một số loài khác như chồn bạc má, dúi mốc lớn.

Việc phá rừng làm các tuyến đường, xây dựng các công trình... đã gây ra tiếng ồn, ô nhiễm khói bụi, phá vỡ và chia cắt sinh cảnh sống của nhiều loài động vật. Sở thích ăn thịt thú rừng, sưu tập chim cảnh, côn trùng, cá cóc... của một bộ phận du khách làm cho số lượng động vật suy giảm nhiều hơn số lượng tăng tự nhiên qua sinh sản, dẫn đến số lượng cá thể và loài của động vật VQG Tam Đảo ngày càng giảm, làm ảnh hưởng đáng kể đến nỗ lực bảo tồn sinh thái, đa dạng sinh học - những tài nguyên du lịch có giá trị của Tam Đảo.

b. Làm gia tăng lượng rác thải:

Theo thống kê của Trung tâm giáo dục môi trường và dịch vụ, những hoạt động của khách du lịch như: ăn uống, cắm trại, cúng tế hương khói đã thải ra môi trường khu du lịch một lượng chất thải rắn tương đối lớn là nguyên nhân chủ yếu làm cho môi trường bị ô nhiễm. Vào những tháng cao điểm, lượng rác do du khách thải ra các tuyến lên tới hàng trăm kg. Đặc thù chất thải rắn khu vực Tam Đảo gồm các loại vỏ hộp đựng đồ uống của du khách như: chai lọ nhựa, thủy tinh, đồ hộp kim loại, túi nilon... vứt rải rác trên các tuyến du lịch. Lượng rác này chiếm khoảng 30% và khó phân huỷ trong thời gian dài. Chất thải còn lại là loại rác thải hữu cơ như: đồ ăn thừa, vỏ hoa quả. Loại rác này tuy dễ phân hủy song gây mùi hôi, xú uế. Mặt khác, loại rác này có thể gây ô nhiễm nguồn nước mặt của các dòng suối và làm ảnh hưởng đến mỹ quan khu du lịch.

Mặc dù, đã có thùng rác đặt quanh sàn nghỉ chân nhưng một bộ phận du khách xả rác không đúng nơi quy định. Ngay dưới bảng thông báo “Giữ gìn vệ sinh chung, không vứt rác bừa bãi” du khách vẫn xả rác. Qua đó cho thấy, nhận thức của du khách về bảo vệ môi trường chưa cao. Mỗi tuần 1 lần, cán bộ VQG thuê người vào thu gom rác trên các tuyến, tập kết tại bãi tạm rồi công nhân môi trường chở rác đi nơi khác để xử lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại vườn quốc gia tam đảo tỉnh vĩnh phúc​ (Trang 60 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)