có cơ chế, chính sách thu hút cán bộ có trình độ chuyên môn cao về công tác lâu dài tại VQG Tam Đảo để tạo ra đột phá trong phát triển du lịch sinh thái.
- Tăng cường đầu tư kinh phí hỗ trợ cho các hoạt động phát triển cộng đồng tại vùng đệm của Vườn quốc gia. Khuyến khích phát triển du lịch cộng đồng, đặc biệt ở những xã khó khăn; hỗ trợ đào tạo năng lực tổ chức kinh doanh du lịch cho cộng đồng. Tạo điều kiện cho người dân tham gia vào các hoạt động như: vận chuyển, hướng dẫn du khách, trông giữ xe, bảo vệ an ninh trật tự và thu dọn rác thải; đào tạo nghiệp vụ du lịch, ngoại ngữ; khuyến nông, khuyến lâm....
- Nâng cao ý thức của người dân về ý nghĩa của việc bảo tồn và phát triển tài nguyên du lịch thông qua các chương trình giáo dục môi trường, tìm hiểu về cội nguồn và các tuyên truyền mang tính xã hội sâu rộng.
- Phát triển sản xuất các mặt hàng truyền thống làm hàng lưu niệm, các món ăn, bài thuốc gia truyền:
Tạo điều kiện, hỗ trợ cho người dân đầu tư sản xuất và cung cấp cho khách du lịch những sản phẩm thủ công mỹ nghệ đặc trưng của địa phương. Khuyến khích các cơ sở sản xuất ở làng nghề thủ công mỹ nghệ liên kết với nhau để thành những cơ sở, những doanh nghiệp mạnh tại các địa phương
Cần gìn giữ, phát huy cách chế biến những món ăn dân tộc, những bài thuốc gia truyền để đáp ứng nhu cầu của du khách đồng thời tăng nguồn thu cho người dân và giảm áp lực vào Vườn quốc gia.
4.4.2.4. Giải pháp về tuyên truyền, xúc tiến quảng bá DLST và phát triển sản phẩm, dịch vụ du lịch dịch vụ du lịch
- Tăng cường năng lực xúc tiến quảng bá du lịch: Thành lập bộ phận xúc tiến quảng bá cho du lịch và du lịch sinh thái VQG Tam Đảo với cơ chế vận hành linh hoạt. Nhà nước cần tăng cường ngân sách cho công tác xúc tiến quảng bá du lịch sinh thái, xây dựng hình ảnh và thương hiệu du lịch quốc gia ở trong nước và tại một số thị trường ngoài nước trọng điểm để đạt được trình độ cạnh tranh trong khu vực.
- Thực hiện triển khai xúc tiến, quảng bá du lịch theo hướng chuyên nghiệp hóa: Xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển sản phẩm, thị trường, xúc tiến quảng bá, xây dựng thương hiệu và tạo dựng hình ảnh du lịch sinh thái VQG Tam Đảo trên những thị trường trọng điểm. Tổ chức nghiên cứu, điều tra thị trường du lịch định kỳ theo phương pháp cố định để nắm bắt được yếu tố "cầu” của du khách làm cơ sở cho
cách hoạt động xúc tiến quảng bá, xây dựng hình ảnh, thương hiệu, phát triển sản phẩm du lịch; Xây dựng các chiến dịch truyền thông về DLST...
- Tăng cường tuyên truyền, giáo dục về môi trường, đa dạng sinh học bằng các hình thức trực quan, sinh động tới khách du lịch đặc biệt là khách đi theo đoàn là học sinh, sinh viên: xuất bản các ấn phẩm tuyên truyền, xây dựng thêm pa nô, áp phích, hệ thống bảng thông tin, chỉ dẫn trên các tuyến đường mòn thiên nhiên. Dùng các biển báo lớn, với sơ đồ của điểm, tuyến tham quan và các vấn đề cần lưu ý ở ngay các lối đường vào. Đường mòn phải được phát dọn duy trì sạch sẽ, có thùng rác kèm theo những lời nhắc nhở để tác động vào nhận thức, ý thức của du khách từ đó thay đổi thái độ, hành vi về bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học.
- Đầu tư phát triển dịch vụ du lịch để tăng cường nhu cầu chi tiêu của du khách tại Vườn quốc gia: Hiện nay, chi tiêu của du khách ở VQG Tam Đảo quá thấp, nguyên nhân chủ yếu là do thiếu các dịch vụ. Để tăng chi tiêu của khách du lịch, cần phát triển và cải thiện chất lượng các dịch vụ du lịch như dịch vụ hướng dẫn du lịch, dịch vụ ăn uống, dịch vụ văn hoá văn nghệ, dịch vụ giải trí...
- Tổ chức không gian dịch vụ, du lịch
Đa dạng hóa các loại hình du lịch: du lịch tâm linh, du lịch văn hóa, lịch sử, du lịch thể thao, du lịch nghỉ dưỡng. Tổ chức khu dịch vụ, du lịch trọng điểm: Các khu dịch vụ, du lịch sinh thái trọng điểm, cần được xây dựng và đưa vào hoạt động trong thời gian tới quy hoạch tại các vị trí như sau:
1. Khu văn phòng Trung tâm dịch vụ, du lịch sinh thái (35 ha) ở phía trên từ Tam Đảo I đi Rùng Rình.
2. Khu DLST với biệt thự (100 ha) tại khu vực gần hồ Xạ Hương và gần sân gôn Tam Đảo.
3. Khu dịch vụ công kiểm lâm diện tích 400 m2 tại gần văn phòng VQG Tam Đảo km13.
4. Khu DLST nghỉ dưỡng 100 ha từ ven hồ Làng Hà lên Vườn sưu tầm thực vật và khu rừng thông km 15-18.
5. Khu du lịch văn hóa tâm linh 300 ha, trong đó nhà hàng 400 m2 tại khu danh thắng Tây Thiên.
- Tổ chức dịch vụ và tuyến, điểm du lịch trọng điểm:
+Tuyến, điểm du lịch sinh thái: Hà Nội - Vĩnh Yên - Tam Đảo - tới các điểm như: Hồ Xạ Hương, Thác Bạc, Đỉnh Rùng Rình của rừng nguyên sinh đặc sắc.... Đây là tuyến du lịch tiềm năng, lợi thế so sánh mà VQG Tam Đảo cần đẩy mạnh phát triển.
+Tuyến, điểm du lịch văn hoá: Hà Nội - Vĩnh Yên - Tam Đảo - tới các điểm như thiền viện Trúc Lâm, Khu danh thắng Tây Thiên, làng văn hoá dân tộc,.... Đây là tuyến du lịch tiềm năng, đặc sắc mà VQG Tam Đảo cần đẩy mạnh phát triển.
+ Tuyến, điểm du lịch nghỉ dưỡng: Hà Nội - Vĩnh Yên - Tam Đảo - tới các điểm như thị trấn Tam Đảo, khu du lịch sinh thái của VQG Tam Đảo. Đây là tuyến du lịch tiềm năng, lợi thế so sánh mà VQG Tam Đảo đẩy mạnh phát triển.
+ Các tuyến, điểm du lịch sinh thái nội vùng: VQG Tam Đảo - hồ Xạ Hương, Trung tâm cứu hộ gấu - Vườn thực vật; VQG Tam Đảo - thác Bản Long - hồ Đại Lải - Hang Rơi (Ngọc Thanh)....