a. Đa dạng hệ sinh thái
Các hệ sinh thái chính được ghi nhận trong VQG Tam Đảo gồm: hệ sinh thái rừng; hệ sinh thái thảm cỏ; hệ sinh thái sông, suối, ao hồ; hệ sinh thái đồng ruộng - nương rẫy. Trong đó, hệ sinh thái rừng là hệ sinh thái chủ đạo với diện tích lớn, chiếm tỷ lệ 71% diện tích VQG Tam Đảo, phân bố tập trung nhiều ở xung quanh khu vực đỉnh Tam Đảo Bắc và hai bên sườn Đông và sườn Tây núi Tam Đảo.[3]
b. Đa dạng các loài thực vật
Thành phần hệ thực vật, họ, chi và loài: Qua điều tra, thống kê hiện nay Vườn quốc gia Tam Đảo có 1.247 loài của 645 chi thuộc 169 họ thực vật của 5 ngành.
Bảng 4.8. Thành phần thực vật bậc cao có mạch theo các ngành, họ, chi Ngành thực vật Số họ Số chi Số loài Bút tháp (Equisetophyta) 1 1 1 Thông đất (Lycopodiophyta) 2 3 15 Dương xỉ (Polycodiophyta) 24 37 62 Hạt trần (Pinophyta) 8 11 17 Hạt kín (Magnoliophyta) 134 593 1.152 Cộng 169 645 1.247
Nguồn: Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững VQG Tam Đảo giai đoạn 2010-2020
Công dụng của thực vật VQG Tam Đảo: Kết quả điều tra sử dụng đã tạm xếp công dụng các loài vào 14 nhóm công dụng chính (có loài chỉ mang 1 công dụng nhưng có loài mang nhiều công dụng).
Thực vật quý hiếm và đặc hữu: có 42 loài đặc hữu và 85 loài thực vật nguy cấp, quý hiếm. Đây là những loài góp phần làm nên sự quyến rũ, nét đặc sắc của VQG Tam Đảo.
Tuy nhiên, một số loài quý hiếm và đặc hữu còn lại số lượng rất nhỏ, đang bị suy giảm, không bảo đảm phát triển bền vững do môi trường sinh thái thay đổi và do con người khai thác quá mức. [7]
Hình 4.11. Trà hoa vàng Tam Đảo, Cây sam bông (Nguồn ảnh: VQG Tam Đảo)
c. Đa dạng động vật rừng
Thành phần loài: Qua điều tra, đánh giá bổ sung năm 2009 và năm 2010, thành phần động vật của VQG Tam Đảo gồm 1.299 loài thuộc 168 họ, 41 bộ.
So sánh chỉ tiêu định lượng về thành phần loài giữa VQG Tam Đảo với toàn quốc cho thấy:
Bảng 4.9. So sánh số lượng động vật rừng của VQG Tam Đảo với các vùng
Lớp
Thú Chim Bò sát Ếch nhái
Bộ Họ Loài Bộ Họ Loài Bộ Họ Loài Bộ Họ Loài Toàn quốc 12 37 252 19 81 828 3 23 296 3 9 162 Hữu Liên 8 23 53 14 42 127 2 9 32 1 6 30 Kim Hỉ 8 26 67 17 50 143 2 12 35 1 6 21 Ba Bể 5 24 68 18 51 152 2 11 32 1 4 16 Cát Bà 7 10 20 13 34 69 2 9 15 1 5 11 Hang Kia Pà Cò 8 23 62 14 43 144 2 15 46 1 5 28 Tam Đảo 8 25 93 17 53 332 2 18 136 3 8 62
Đặc hữu và quý hiếm của VQG Tam Đảo
Động vật quý hiếm và đặc hữu của VQG Tam Đảo hiện còn giá trị rất lớn và có đặc trưng riêng biệt. Tổng số động vật quý hiếm của Tam Đảo là 63 loài chiếm 5,3% số loài, trong đó: Động vật thuộc cấp CR (rất nguy cấp) 5 loài; cấp EN (nguy cấp) 22 loài; cấp VU (sẽ nguy cấp) là 30 loài; cấp LR (ít nguy cấp) là 5 loài; cấp DD (thiếu dẫn liệu) là 1 loài. Động vật thuộc công ước CITES 4 loài; Động vật thuộc nhóm IB (Nghị định 32) 17 loài; Động vật thuộc nhóm IIB 33 loài.
Một số loài động vật quý hiếm và đặc hữu của VQG Tam Đảo cần được đặc biệt quan tâm trong bảo tồn là Báo hoa mai (Panthera pardus); Hồng hoàng (Buceros bicornis); Rắn Hổ mang chúa (Ophiophagus hannah); Cá Cóc
(Paramesotriton deloustali),...
Như vậy, động vật quý hiếm và đặc hữu của VQG Tam Đảo không những nhiều về số lượng, đa dạng về thành phần loài mà còn nhiều loài đặc hữu, quý hiếm cần được bảo tồn. Những khó khăn, trở ngại chủ yếu trong bảo tồn và phát triển bền vững là hiện tượng săn bắn động vật trái phép và hoàn cảnh sống của động vật bị mất dần do môi trường bị thay đổi bất lợi. [10]
Hình 4.12. Cá cóc Tam Đảo, Bướm phượng (Nguồn ảnh: VQG Tam Đảo)