Lượng khách đến tham quan VQG Tam Đảo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại vườn quốc gia tam đảo tỉnh vĩnh phúc​ (Trang 28 - 38)

Năm

Khách nội địa Khách quốc tế

Tổng số lượt khách (người) Tốc độ tăng trưởng (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) * Phỏng vấn khách du lịch

- Đối tượng phỏng vấn: khách du lịch trong nước. - Phương pháp phỏng vấn: thông qua phiếu điều tra - Thời gian phỏng vấn: Tháng 12/2016 và tháng 2,3/2017. - Số lượng: 80 người.

- Địa điểm phỏng vấn: Thị trấn Tam Đảo, Khu danh thắng Tây Thiên - xã Đại Đình.

- Nội dung phỏng vấn: Đặc điểm du khách đến VQG Tam Đảo.

o Thông tin chung về khách du lịch: Nghề nghiệp, trình độ, giới tính...

o Đánh giá của du khách về VQGTam Đảo: độ hấp dẫn, đội ngũ cán bộ làm du lịch, môi trường du lịch…

o Hiểu biết của du khách về DLST

o Tác động của du khách đến môi trường: Lượng rác thải, nhu cầu sử dụng sản phẩm động thực vật hoang dã. (Nội dung cụ thể tại Phụ biểu số 01)

Hình 2.1. Sơ đồ phỏng vấn khách du lịch tại thị trấn Tam Đảo tại thị trấn Tam Đảo

Hình 2.2. Sơ đồ phỏng vấn khách du lịch tại xã Đại Đình du lịch tại xã Đại Đình

(3) Phương pháp đánh giá sức chứa (sức tải) của một số tuyến DLST đang được khai thác tại VQG Tam Đảo:

Để xác định sức chứa của các tuyến du lịch sinh thái tại VQG Tam Đảo, đề tài sử dụng công thức của A.M. Cifuentes và H.Cebaloos-lascurain [15]

Sức chứa tối đa hay Khả năng chịu tải vật lý (PCC - Physical physical carrying capacity) được tính bằng công thức như sau:

PCC = A. D. Rf

Trong đó:

o PCC là Số khách tối đa các tuyến du lịch có thể chứa hay là Khả năng chịu tải vật lý của các tuyến du lịch trong VQG Tam Đảo (Đơn vị: khách)

o A là diện tích khu vực hoặc chiều dài tuyến tham quan (Đơn vị: m2, m). Trong đề tài, du khách đi tham quan dọc theo các tuyến đường mòn có sẵn nên A là chiều dài tuyến tham quan, đơn vị tính là m.

Cách thu thập số liệu: Số liệu về chiều dài tuyến kế thừa từ tài liệu của Trung tâm dịch vụ môi trường và du lịch kết hợp khảo sát thực địa, đối chiếu trên bản đồ.

o D là tiêu chuẩn không gian hay là diện tích cần thiết để 1 khách du lịch có thể di chuyển dễ dàng (Đơn vị: người/m2, người/m).

Cách thu thập số liệu: Thông thường giá trị D được tính là 1m2 hoặc 1m dài cho 1 khách du lịch (Nguồn: Hamed HassanPour Kourandeh and Ebrahim Fataei. “Estimation of Tourism Carrying Capacity of Fandoqloo Forest in Ardebil Province, Iran” và xác định qua phỏng vấn BGĐ Trung tâm GDMT&DV, cán bộ kiểm lâm)

Rf (Rotation factor) là số lượng khách tham quan tối đa cho 1 ngày tại điểm tham quan. Thông thường Rf được tính bằng số thời gian được phép lưu lại tại tuyến, điểm tham quan/số thời gian khách lưu lại tại tuyến, điểm tham quan.

Rf được tính theo công thức: Rf = Tcp/ Ttq (2)

Tcp là thời gian cho phép tham quan.

Ttq là thời gian khách lưu lại điểm tham quan

Cách thu thập số liệu: Thông tin về thời gian mở cửa đón khách của Trạm Kiểm lâm thị trấn Tam Đảo, thời gian tham quan trung bình của một khách du lịch được lấy từ thông tin phỏng vấn của BGĐ Trung tâm GDMT&DV và cán bộ kiểm lâm. Thời gian mở cửa đón khách của Trạm Kiểm lâm thị trấn Tam Đảo là 10 giờ/ngày.

Tuy nhiên, do sức chứa còn chịu ảnh hưởng bởi các điệu kiện cụ thể của khu, tuyến du lịch như môi trường, sinh thái, xã hội nên ta cần tính sức chứa thực tế của các tuyến du lịch tại VQG Tam Đảo.

Sức chứa thực tế của các tuyến du lịch tại VQG Tam Đảo (ERCC -

Effective Real Carrying Capacity). Công thức tính như sau:

ERCC = PCC-Cf1- Cf2- Cf3- ...- Cfn. (3).

Trong đó: Cfi (Conrrective factor) là hệ số các yếu tố tiêu cực cần phải loại trừ để tránh tác động xấu đến khu vực sinh thái thường được áp dụng tiêu chuẩn hoặc ngưỡng giới hạn cho phép khi áp dụng cho việc tính toán đến tác động ảnh hưởng. Các hệ số này được tính toán theo tỷ lệ phần trăm. Vì vậy ERCC có thể viết lại như sau:

ERCC = PCC. . .

Trong đó:

o ERCC là Sức chịu tải thực tế của tuyến, khu du lịch (Đơn vị: người).

o PCC là Số khách tối đa các tuyến, khu du lịch có thể chứa hay là Khả năng chịu tải vật lý của các tuyến, khu du lịch (Đơn vị: người)

o Cfi:Hệ số giới hạn được tính là Cfi =Mi/Mt

Trong đó Mi là giá trị giới hạn của yếu tố tác động thứ i, Mt là tổng các giá trị giới hạn cho một điểm khu vực mà khách du lịch đến tham quan.

Các hệ số giới hạn thường gặp trong các khu du lịch sinh thái

Đặc điểm hình thành các khu du lịch sinh thái thường là nơi có tiềm năng về tài nguyên tự nhiên, với thiên nhiên hoang dã, nơi núi cao, rừng rậm, khu vực hang động hiểm trở. Đây cũng là khu vực thường xuyên chịu tác động của các yếu tố thời tiết, khí hậu bất thường như mưa, bão lụt; là khu vực có cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, đi lại khó khăn.... đó là những hệ số ảnh hưởng giới hạn xẩy ra. Đối với VQG Tam Đảo, các nhân tố ảnh hưởng được xác định bao gồm:

- Hệ số về thời tiết: Hệ số giới hạn về mưa bão, gió mùa, nắng hạn trong năm thường xẩy ra.

Cách thu thập: Dựa vào số liệu Trạm khí tượng Tam Đảo, Trạm khí tượng Vĩnh Yên kết hợp phỏng vấn cán bộ Trạm Kiểm lâm thị trấn Tam Đảo. Số ngày mưa, ẩm ướt, có mây mù ở thị trấn Tam Đảo khoảng 200 ngày tương đương 2000 giờ/năm; khu vực VQG Tam Đảo số ngày mưa ẩm ướt khoảng 50 ngày, tương đương 500 giờ, thời gian nắng gắt từ 12h đến 14h (tháng 5,6,7), tương đương 180 giờ. Đây là những thời gian không thuận lợi cho khách tham quan.

- Hệ số giới hạn về cơ sở hạ tầng: độ dốc đường đi; Hệ số này được tính theo tỷ lệ % thông qua xác định chiều dài đoạn đường có độ dốc cao.

Cách thu thập: thông qua phỏng vấn BGĐ Trung tâm GDMT&DV và khảo sát thực địa kết hợp đối chiếu trên bản đồ.

* Điều kiện chung áp dụng cho các tuyến như sau

- Số khách tối đa cho 1 nhóm là 10 người.

- Khoảng cách tối thiểu giữa các nhóm là 100 m. - Số giờ mở cửa cho phép tham quan là 10giờ/ngày.

Để tính toán sức chứa du lịch trên mỗi tuyến, đề tài xác định những đặc điểm riêng biệt trên từng tuyến như chiều dài tuyến, thời gian trung bình cho 1 lần tham quan của du khách... và các nhân tố ảnh hưởng trên mỗi tuyến đó như số ngày mây mù, mưa ẩm, nắng gắt; quãng đường đường có độ dốc... theo bảng sau:

Bảng 2.2. Đặc điểm các tuyến DLST tại VQG Tam Đảo

2.4.2. Đánh giá hiệu quả hoạt động du lịch sinh thái tại VQG Tam Đảo

2.4.2.1. Hiệu quả kinh tế

a. Các tiêu chí điều tra:

- Doanh thu từ hoạt động du lịch của VQG Tam Đảo. - Thu nhập từ du lịch của người dân.

b. Phương pháp nghiên cứu

(1) Phương pháp kế thừa, tổng hợp số liệu

- Kế thừa các báo cáo về tình hình kinh doanh du lịch của VQG Tam Đảo.

- Sử dụng phần mềm excel lập biểu đồ thể hiện hiệu quả kinh tế để đánh giá

TT Tên tuyến DLST Chiều dài tuyến (m) Thời gian TB cho 1 lần tham quan của du khách (giờ) Số nhóm tối đa có thể tham quan cùng 1 lúc (nhóm) Số giờ mây mù, mưa ẩm, (giờ/năm) Số giờ nắng gắt (giờ/năm) Quãng đường có độ dốc > 10% 1 Trạm Kiểm lâm thị trấn Tam Đảo - Đát Phong lan 2 Trạm Kiểm lâm thị trấn Tam Đảo - Rừng Ma Ao dứa 3 Trạm Kiểm lâm thị trấn Tam Đảo - 3 đỉnh 4 VQG Tam Đảo -

(2) Phương pháp phỏng vấn

- Tiến hành phỏng vấn thu thập số liệu về hoạt động du lịch từ 50 hộ dân.

2.4.2.2. Hiệu quả xã hội

a. Các tiêu chí điều tra

- Những tác động tích cực và tiêu cực của hoạt động DL đến cộng đồng địa phương. - Mức độ tham gia người dân vào các hoạt động du lịch.

b. Phương pháp nghiên cứu * Phương pháp phỏng vấn

- Phỏng vấn cán bộ xã, huyện về tỷ lệ hộ dân tham gia hoạt động du lịch - Phỏng vấn người dân:

+ Đối tượng phỏng vấn: hộ kinh doanh dịch vụ du lịch, người dân sản xuất nông lâm nghiệp.

+ Số lượng: 50 hộ, các hộ được lựa chọn ngẫu nhiên.

+ Địa điểm: Xã Hồ Sơn, Tam Quan, Đại Đình, Đạo Trù, Thị trấn Tam Đảo + Phương pháp phỏng vấn: phỏng vấn trực tiếp và thông qua phiếu điều tra + Thời gian phỏng vấn: Tháng 12/2016, vào buổi trưa hoặc chiều tối. + Nội dung phỏng vấn: Mức độ tham gia của người dân vào hoạt động du lịch

o Thông tin chung: Nghề nghiệp, trình độ, giới tính.

o Các hoạt động du lịch người dân đã tham gia

o Mối quan hệ giữa người dân và VQG Tam Đảo

o Mong muốn của người dân đối với hoạt động du lịch

(Nội dung cụ thể tại Phụ biểu số 02)

Hình 2.3. Sơ đồ phỏng vấn các hộ dân xã Hồ Sơn hộ dân xã Hồ Sơn

Hình 2.4. Sơ đồ phỏng vấn các hộ dân Thị trấn Tam Đảo hộ dân Thị trấn Tam Đảo

Hình 2.5. Sơ đồ phỏng vấn các hộ dân xã Tam Quan Tam Quan Hình 2.6. Sơ đồ phỏng vấn các hộ dân xã Đạo Trù Hình 2.7. Sơ đồ phỏng vấn các hộ dân xã Đại Đình

2.4.2.3. Hiệu quả môi trường

Các tác động của hoạt động du lịch đến môi trường được thể hiện thông qua các chỉ tiêu:

- Đa dạng sinh học - Lượng rác thải

Để làm rõ các vấn đề trên, tác giả sử dụng các phương pháp sau:

(1) Phương pháp nghiên cứu thực địa: Đi thực địa theo tuyến - khảo sát và đánh giá các tác động đến môi trường trên các tuyến điểm du lịch của Vườn, ghi lại những hình ảnh về lượng rác thải, điểm sạt lở đất.

(2) Phương pháp kế thừa số liệu: Thu thập số liệu về suy giảm các loài từ BGĐ VQG Tam Đảo, lượng rác thải các tháng trong năm 2016 từ TTGDMT&DV kết hợp phỏng vấn khách du lịch, người dân để đối chứng.

2.4.3. Xác định tiềm năng, những thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức trong phát triển du lịch sinh thái tại VQG Tam Đảo. phát triển du lịch sinh thái tại VQG Tam Đảo.

a. Tiêu chí điều tra:

- Tiềm năng phát triển DLST

+ Tài nguyên rừng: các HST rừng, tính đa dạng sinh học.... + Các di tích lịch sử, văn hóa....

- Đánh giá tiềm năng du lịch tự nhiên

- Những thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức trong phát triển du lịch sinh thái tại VQG Tam Đảo.

b. Phương pháp nghiên cứu (1) Phương pháp kế thừa tài liệu:

Kế thừanhững tài liệu thứ cấp cần thiết bao gồm:

 Tài nguyên du lịch tự nhiên.

 Tài nguyên du lịch nhân văn.

Nguồn thu thập: VQG Tam Đảo, Phòng Văn hóa - Thể thao và Du lịch huyện Tam Đảo, BQL Khu danh thắng Tây Thiên.... và các tài liệu được công bố khác.

(2) Phương pháp phỏng vấn trực tiếp:

- Đối tượng: Ban Giám đốc VQG Tam Đảo, BGĐ Trung tâm giáo dục môi trường và dịch vụ.

- Số lượng: 03 cán bộ.

- Thời gianphỏng vấn: Tháng 11/2016, trong giờ hành chính.

- Nội dung phỏng vấn: Những thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức trong phát triển du lịch sinh thái tại VQG Tam Đảo.

(3)Phương pháp nghiên cứu, khảo sát thực địa:

- Đây là phương pháp nghiên cứu truyền thống có vai trò quan trọng nhằm nắm bắt hiện trạng tài nguyên, khảo sát được các tuyến tham quan.

- Tiến hành khảo sát thực địa theo các tuyến DLST của Vườn, - Thời gian thực hiện: tháng 12/2016 và tháng 02,3/2017.

- Các phương tiện, dụng cụ: GPS kết hợp bản đồ hiện trạng rừng VQG Tam Đảo,...

(4) Phương pháp thang điểm tổng hợp:

Để đánh giá tiềm năng du lịch tự nhiên có thể sử dụng nhiều phương pháp, trong đó có phương pháp thang điểm tổng hợp được sử dụng phổ biến. Phương pháp này cho phép người nghiên cứu lượng hóa các chỉ tiêu, đánh giá xếp hạng các điểm du lịch tự nhiên dưới sự tác động của nhiều nhân tố. [9],[25]

Để đánh giá một điểm du lịch tự nhiên theo thang điểm tổng hợp, có thể tiến hành sử dụng 4-7 chỉ tiêu khác nhau. Đối với tiềm năng du lịch tại VQG Tam Đảo các chỉ tiêu được lựa chọn bao gồm:

- Độ hấp dẫn và khả năng tổ chức nhiều loại hình du lịch; - Độ bền vững của môi trường tự nhiên

- Vị trí, khả năng tiếp cận điểm du lịch; - Sức chứa du khách của khu du lịch - Thời gian hoạt động du lịch

Mỗi tiêu chí được đánh giá theo 4 bậc điểm: Tốt - 4, Khá - 3, Trung bình - 2, Kém - 1 với những chỉ tiêu cụ thể cho mỗi bậc điểm.

* Độ hấp đẫn và khả năng tổ chức nhiều loại hình du lịch

Đề tài xác định độ hấp dẫn của các điều kiện tự nhiên thông qua việc đánh giá của du khách. Độ hấp dẫn của một vùng hoặc một khu vực có thể được đánh giá theo các chỉ tiêu sau:

- Rất hấp dẫn (4): Có 4 hiện tượng tự nhiên trên 5 phong cảnh đẹp, đa dạng (ở trên đỉnh núi, các độ cao trên núi, thác nước, hang động, hồ nước, bãi biển, đảo rừng cây....)

- Khá hấp dẫn (3): Có 3 hiện tượng di tích tự nhiên đặc sắc độc đáo (Rừng, suối nước khoáng, di tích đặc biệt); đáp ứng 5 loại hình du lịch.

- Hấp dẫn trung bình (2): Có 3-5 phong cảnh đẹp, đa dạng; có một hiện tượng, di tích tự nhiên đặc sắc; đáp ứng 3-5 loại hình du lịch.

- Độ hấp dẫn yếu (1): Có 1-2 phong cảnh đẹp; đáp ứng 1-2 loại hình du lịch.

Đối với VQG Tam Đảo, độ hấp dẫn được xác định là 3 vì có phong cảnh đẹp (Hệ sinh thái rừng đa dạng với đặc trưng Rừng lùn trên đỉnh núi có thảm thực bì đặc quánh bên dưới, có thác nước, hồ nước đẹp); có khí hậu mát mẻ, trong lành, đặc biệt là mây mù tạo nên khung cảnh rất thơ mộng; có nhiều di tích lịch sử văn hóa (Đền Bà chúa Thượng ngàn, Chùa Địa Ngục, Khu danh thắng Tây Thiên...); có thể đáp ứng 05 loại hình du lịch (DLST, du lịch tâm linh, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch hội thảo, du lịch thể thao). Mặt khác, 80% du khách đánh giá VQG Tam Đảo rất hấp dẫn hoặc khá hấp dẫn.

* Độ bền vững của môi trường tự nhiên:

Độ bền của môi trường tự nhiên khi đánh giá nói lên khả năng bền vững của các thành phần và bộ phận tự nhiên, trước áp lực của hoạt động du lịch, của khách du lịch, các đối tượng khác và thiên tai.

Nếu những áp lực này nhỏ thì thiên nhiên có khả năng phục hồi và ngược lại. Các chỉ tiêu này được đánh giá theo 4 thể thức:

- Rất bền vững (4): Không có thành phần hoặc bộ phận tự nhiên nào bị phá hoại, hoặc có thể ở mức độ nhỏ; tồn tại trên 100 năm; hoạt động du lịch diễn ra liên tục.

- Khá bền vững (3): 1-2 thành phần hoặc một bộ phận tự nhiên bị phá hủy ở mức độ nhẹ, có khả năng tự phục hồi; tồn tại từ 50-100 năm; hoạt động du lịch diễn ra thường xuyên.

- Trung bình (2): Có một đến hai thành phần bị thay đổi, bị phá hủy đáng kể phải có sự hỗ trợ của con người mới phục hồi được nhanh; tồn tại vững chắc từ 10- 50 năm; hoạt động du lịch có bị hạn chế.

- Kém bền vững (1): Một đến hai thành phần bị phá hoại nặng phải có sự phục hồi của con người; tồn tại vững chắc 10 năm; hoạt động du lịch bị gián đoạn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại vườn quốc gia tam đảo tỉnh vĩnh phúc​ (Trang 28 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)