So sánh số lượng động vật rừng của VQG Tam Đảo với các vùng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại vườn quốc gia tam đảo tỉnh vĩnh phúc​ (Trang 69 - 75)

Lớp

Thú Chim Bò sát Ếch nhái

Bộ Họ Loài Bộ Họ Loài Bộ Họ Loài Bộ Họ Loài Toàn quốc 12 37 252 19 81 828 3 23 296 3 9 162 Hữu Liên 8 23 53 14 42 127 2 9 32 1 6 30 Kim Hỉ 8 26 67 17 50 143 2 12 35 1 6 21 Ba Bể 5 24 68 18 51 152 2 11 32 1 4 16 Cát Bà 7 10 20 13 34 69 2 9 15 1 5 11 Hang Kia Pà Cò 8 23 62 14 43 144 2 15 46 1 5 28 Tam Đảo 8 25 93 17 53 332 2 18 136 3 8 62

Đặc hữu và quý hiếm của VQG Tam Đảo

Động vật quý hiếm và đặc hữu của VQG Tam Đảo hiện còn giá trị rất lớn và có đặc trưng riêng biệt. Tổng số động vật quý hiếm của Tam Đảo là 63 loài chiếm 5,3% số loài, trong đó: Động vật thuộc cấp CR (rất nguy cấp) 5 loài; cấp EN (nguy cấp) 22 loài; cấp VU (sẽ nguy cấp) là 30 loài; cấp LR (ít nguy cấp) là 5 loài; cấp DD (thiếu dẫn liệu) là 1 loài. Động vật thuộc công ước CITES 4 loài; Động vật thuộc nhóm IB (Nghị định 32) 17 loài; Động vật thuộc nhóm IIB 33 loài.

Một số loài động vật quý hiếm và đặc hữu của VQG Tam Đảo cần được đặc biệt quan tâm trong bảo tồn là Báo hoa mai (Panthera pardus); Hồng hoàng (Buceros bicornis); Rắn Hổ mang chúa (Ophiophagus hannah); Cá Cóc

(Paramesotriton deloustali),...

Như vậy, động vật quý hiếm và đặc hữu của VQG Tam Đảo không những nhiều về số lượng, đa dạng về thành phần loài mà còn nhiều loài đặc hữu, quý hiếm cần được bảo tồn. Những khó khăn, trở ngại chủ yếu trong bảo tồn và phát triển bền vững là hiện tượng săn bắn động vật trái phép và hoàn cảnh sống của động vật bị mất dần do môi trường bị thay đổi bất lợi. [10]

Hình 4.12. Cá cóc Tam Đảo, Bướm phượng (Nguồn ảnh: VQG Tam Đảo)

4.3.1.2. Về khí hậu, cảnh quan

Khí hậu: VQG Tam Đảo được thiên nhiên ưu đãi có khí hậu mát mẻ, trong lành với nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ thú. Nhiệt độ trung bình năm của Tam Đảo khoảng 180C, về mùa hè nhiệt độ thấp hơn các địa phương ở vùng đồng bằng khoảng 5-70C. Tam Đảo còn được mệnh danh là Đà Lạt xứ Bắc, sánh ngang với Sa Pa - Lào Cai.[3]

Hệ thống suối, thác, hồ đập

Tam Đảo, ngoài ba đỉnh chính cao chót vót, bên dưới gồm rất nhiều đỉnh thấp lô nhô, liên tiếp quanh có 9 con suối gồm: Suối Trường Sinh, Suối Tối, Suối Đá Liền, Suối Chùa Rọ, Suối Sơn Đình, Suối Đền Cả, Suối Cầu Tre, Suối Võng.

Thác Bạc: Sự chia cắt sâu bề mặt địa hình cũng tạo nên những vực sâu, dốc đứng có hai ngọn thác nổi tiếng do nước từ trong vách đá chảy ra, ầm ầm tung bọt trắng xóa nên đều được mệnh danh là Thác Bạc.

Hồ Xạ Hương: Nằm dưới chân núi Tam Đảo, thuộc địa phận xã Minh Quang có diện tích 83 ha. Khung cảnh hồ Xạ Hương rất đẹp và thơ mộng, du khách tới đây có thể ghé thuyền vào làng hay chèo thuyền luồn sâu vào các khe núi.

Hồ Vĩnh Thành: thuộc địa phận xã Đạo Trù, có diện tích mặt nước 80 ha. Hồ có mặt nước trong xanh quanh năm, mặt hồ phẳng lặng như một chiếc gương khổng lồ soi chiếu cho những dãy núi cao và thảm thực vật xung quanh, tạo nên một khung cảnh nên thơ, trữ tình. Mặt khác, nơi đây có tiểu khí hậu khá lý tưởng cho việc nuôi, thả một số loài có nước lạnh như cá Tầm, cá Hồi. [17]

Hình 4.13. Hồ Vĩnh Thành, Hồ Xạ Hương (Nguồn ảnh: VQG Tam Đảo)

4.3.1.2. Tài nguyên du lịch nhân văn

a. Thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hóa

Trong khu vực núi Tam Đảo và vùng đệm có nhiều thắng cảnh và di tích văn hoá lịch sử như:

Đài truyền hình:

Đây là trạm tiếp sóng cao 100m nằm trên đỉnh núi cao hơn 1.100m, được khởi công xây dựng từ năm 1973. Từ chân núi đi lên đến Đài phải leo qua 1520 bậc. Từ đây có thể nhìn về Vĩnh Yên, Việt Trì, hồ Núi Cốc. Đài thường có mây bao phủ tạo nên một quang cảnh thơ mộng.

Hình 4.14. Tháp truyền hình, Thác Bạc (Nguồn ảnh: VQG Tam Đảo)

Đền Bà chúa Thượng ngàn

Đền thờ Bà chúa Thượng ngàn có từ lâu đời. Đến năm 1938 được trùng tu và tồn tại đến nay. Vào ngày kỵ 04 tháng 10 âm lịch, đồng bào dân tộc Sán dìu trong vùng thường lên lễ. Mấy năm gần đây khách thập phương và khách du lịch lên thăm viếng rất đông.

Đền Thạch Kiếm

Ở độ cao trên 900m, trên dông núi Mỏ Quạ, ngang thôn 2 sang. Khi làm đường du lịch quanh khu nghỉ mát Tam Đảo, nhân dân gặp một hòn đá hình lưỡi kiếm và lập bàn thờ.

Đền Mẫu

Trên đường đi lên thị trấn Tam Đảo, gần lối rẽ vào Rùng Rình có Đền thờ bà Lăng Thị Tiêu. Năm 1946 bị phá làm nhà bưu điện, nay đã được xây dựng lại.

Đền thờ Đức Thánh Trần

Ở gần thôn 2 trên độ cao 800m. Đền cao 6-7m, mái cong, xung quanh đã trồng nhiều cây gỗ và cây cảnh. Đền này thờ vong chân hương Đức Thánh Trần ở đền Kiếp Bạc. Đền được xây dựng năm 1938, ngày kỵ vào 20 tháng 8 âm lịch [17]

Khu danh thắng Tây Thiên

Khu danh thắng Tây Thiên nằm trong thung lũng lòng chảo của dãy núi Tam Đảo thuộc địa phận xã Đại Đình. Tây Thiên là quần thể di tích bao gồm 8 đền, chùa. Trong các đền chùa và núi rừng Tây Thiên còn lưu giữ nhiều hiện vật văn hoá cổ, kiến trúc cổ, mộ cổ,… Địa danh này linh thiêng gần như đất thánh đối với các phật tử. Giữa bối cảnh thiên nhiên tuyệt vời, cộng thêm Tây Thiên là cái nôi khởi nguồn của Phật giáo, hệ thống cáp treo Tây Thiên là một lựa chọn mới, lạ, thú vị, hấp dẫn cho du khách khi “Đến với Phật, về với Mẫu”.

Trung tâm Văn hóa - Lễ hội Tây Thiên, Đại Bảo tháp Tây Thiên cùng với hệ thống di tích vốn có, tạo thành một quần thể du lịch văn hóa tâm linh hấp dẫn của tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng và cả nước nói chung [18].

Hình 4.15. Đền Mẫu Tây Thiên (Hà, 2017)

Khu nghỉ mát Tam Đảo núi

Tam Đảo là tên 3 đỉnh nổi lên chót vót đến tận trời xanh, bồng bềnh ẩn hiện trong mây, như ba hòn đảo giữa biển nước mênh mông. Khu nghỉ mát thị trấn Tam Đảo yên tĩnh, xinh xắn với những con đường lên xuống nho nhỏ, quanh co. Lên tới khu du lịch Tam Đảo núi, mới cảm nhận thấy thiên nhiên và dấu ấn thời gian đã ban tặng cho nơi đây một khung cảnh tuyệt vời, vừa thơ mộng, vừa hùng vĩ, vừa huyền ảo trong khung cảnh sương, khói, gió, mây [17]

Hình 4.16. Cổng trời, Thị trấn Tam Đảo núi (Nguồn ảnh: VQG Tam Đảo)

b. Các giá trị văn hóa

Về lễ hội

Lễ hội Tây Thiên (Đại Đình - Tam Đảo - Vĩnh Phúc) lễ hội chính vào ngày 15 tháng 02 Âm lịch. Đây là lễ hội có ý nghĩa lớn về mặt lịch sử văn hoá, có tác dụng tích cực trong việc giáo dục truyền thống yêu nước và khôi phục phát triển

Theo thống kê của Ban quản lý Khu danh thắng Tây Thiên những ngày cao điểm, khu danh thắng đón tới trên 10 nghìn lượt khách.

Về văn hóa của người Sán Dìu ở chân núi Tam Đảo

Xung quanh dãy Tam Đảo, người Sán Dìu tập trung khá đông. Nét văn hóa còn được bảo tồn, đã và đang phát triển tốt nhất của người Sán Dìu là hát Soọng cô. Đây là một nét sinh hoạt văn hóa phổ biến ở người Sán Dìu, đồng thời cũng là đặc trưng cho đời sống tinh thần của họ. Nội dung hát Soọng cô ấy nói lên những hình ảnh thiên nhiên nơi người Sán Dìu sinh sống, giãi bày những tâm tư, tình cảm, cuộc sống âm thầm của người Sán Dìu tự đáy lòng sâu kín. Đặc biệt là tình yêu nam nữ được thể hiện nhiều nhất trong hát Soọng cô. Vì thế, nó được hát ở nhiều nơi, nhiều lúc nhưng nhiều nhất trong đám cưới. Hình thức hát Soọng cô cũng là hình thức hát đối đáp, giao duyên giống như sli, lượn của người Tày - Nùng, quan họ vùng Kinh Bắc. Soọng cô có những bước hát chính bao gồm: Hát làm quen, hát chào hỏi, hát mời nhau uống nước ăn trầu, hát ví tâm tình, hát đối bên nam bên nữ, hát sang canh, hát chia tay.

Ngoài hát Soọng cô, khu vực xã Đạo Trù còn có chợ tình của người dân tộc Sán Dìu, do thời gian và lịch sử chợ tình hiện nay đã mai một nên cần khôi phục lại, để bảo tồn văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc và phục vụ phát triển du lịch [18],[19].

Về ẩm thực:

Tam Đảo có nhiều món ăn ngon, hấp dẫn có những món ăn rất dân dã nhưng đã thành sản vật đặc trưng của vùng đất này như su su Tam Đảo, na dai Bồ Lý, cá bống suối,....

4.3.2. Đánh giá tiềm năng du lịch tự nhiên của VQG Tam Đảo:

Trên cơ sở cho điểm các chỉ tiêu đánh giá, đề tài có kết quả tổng hợp như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại vườn quốc gia tam đảo tỉnh vĩnh phúc​ (Trang 69 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)