Kết quả thực hiện nhiệm vụ phòng cháy

Một phần của tài liệu “Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phòng cháy và chữa cháy rừng tại huyện sa pa, tỉnh lào cai” (Trang 49 - 50)

- Quyền lợi của những người tham gia PCCR:

3.3.2.Kết quả thực hiện nhiệm vụ phòng cháy

4. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu

3.3.2.Kết quả thực hiện nhiệm vụ phòng cháy

Trong mùa hanh khô BCĐ của huyện đã chỉ đạo Hạt Kiểm lâm huyện - Cơ quan thường trực BCĐ tổ chức trực chỉ đạo phòng cháy chữa cháy rừng 24/24 giờ/ ngày, đồng thời tăng cường cán bộ Kiểm lâm địa bàn, thường xuyên đi kiểm tra nắm tình hình các vùng trọng điểm cháy rừng và kiểm tra việc thực hiện công tác PCCCR tại một số xã trọng điểm có nguy cơ cháy cao trong huyện, làm việc với các Ban chỉ đạo các xã, thị trấn đôn đốc kiểm tra, tìm các giải pháp PCCCR trong mùa hanh khô và đề xuất nhiều biện pháp trước mắt cũng như lâu dài cho công tác PCCCR.

Theo kết quả kiểm tra công tác PCCCR của Hạt Kiểm lâm và của BCĐ tỉnh Lào Cai về công tác phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn huyện Sa Pa thì hầu hết các xã, thị trấn đều nghiêm túc triển khai thực hiện các văn bản chỉ đạo của Tỉnh và của UBND huyện, đến nay đã làm được một số việc như: Các xã, thị trấn đều xây dựng phương án PCCCR giai đoạn và hàng năm có xây dựng Kế hoạch điều chỉnh bổ xung phương án phù hợp với tình hình thực tế, xác định được các vùng trọng điểm cháy trên địa bàn huyện, xã; lực lượng Kiểm lâm đã triển khai hướng dẫn các chủ rừng và nhân dân địa phương các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng, tập trung chủ yếu ở những vùng có nguy cơ cháy cao, theo phương án đã đề ra. Tuy nhiên tính khả thi của các phương án cũng như Kế hoạch này chưa cao, chưa sát với thực tế, khi có cháy rừng xẩy ra chưa áp dụng được nhiều trong chữa cháy rừng.

Chỉ đạo xây dựng và thực hiện các quy chế phối hợp giữa các lực lượng như: Chỉ đạo UBND các xã, thị trấn, cơ quan liên quan tăng cường phối hợp với VQG Hoàng Liên trong công tác quản lý, bảo vệ rừng như: Nghiêm cấm săn bắt, bẫy các loài động vật hoang dã, khai thác, chặt phá rừng, buôn bán vận chuyển lâm sản, chống đối người thi hành công vụ, PCCCR và việc xây dựng các phương án, dự án trên địa bàn huyện, vùng lõi của VQG Hoàng Liên; Hạt Kiểm lâm huyện đã phối hợp với Hạt Kiểm lâm VQG Hoàng Liên xây dựng quy chế phối hợp trong công tác quản lý bảo vệ rừng; Phối hợp trong việc quản lý người ra vào rừng, các hoạt động du lịch; Phối hợp trong việc huy động lực lượng, phương tiện và chỉ huy chữa cháy rừng; Phối hợp thực hiện tốt quy chế phối hợp giữa 4 hạt Kiểm lâm: Hoàng Liên, Tam Đường, Tân Uyên và Ban quản lý rừng phòng hộ Tam Đường, Tân Uyên trong công tác BVR, PCCCR.

Có thể đánh giá rằng trong thời gian qua công tác phòng cháy chữa cháy rừng ở huyện Sa Pa đã được cấp uỷ, chính quyền địa phương, các ban ngành quan tâm

chỉ đạo, tuy nhiên cháy rừng vẫn còn xẩy ra, thiệt hại do cháy gây ra lớn đặc biệt là 02 vụ cháy tại Vườn quốc gia Hoàng liên năm 2010 và năm 2012 gây thiệt hại hàng trăm ha rừng. Đã phải huy động hàng nghìn người tham gia chữa cháy trong nhiều ngày và thiệt hại kinh tế của nhà nước và nhân dân lên đến nhiều tỉ đồng.

Một phần của tài liệu “Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phòng cháy và chữa cháy rừng tại huyện sa pa, tỉnh lào cai” (Trang 49 - 50)