Đặc điểm vật liệu cháy

Một phần của tài liệu “Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phòng cháy và chữa cháy rừng tại huyện sa pa, tỉnh lào cai” (Trang 36 - 38)

- Quyền lợi của những người tham gia PCCR:

3.1.2.Đặc điểm vật liệu cháy

4. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu

3.1.2.Đặc điểm vật liệu cháy

Tính chất và sự phân bố của vật liệu cháy ở trong rừng ảnh hưởng quyết định đến sự phát sinh, phát triển của đám cháy. Sinh khối hay khối lượng của VLC là một trong những điều kiện quan trọng ảnh hưởng mạnh mẽ tới khả năng lan tràn của đám cháy. Do vậy, để làm giảm cường độ đám cháy là giảm thiểu khối lượng vật liệu cháy.

Kết quả điều tra về khối lượng Vật liệu cháy ở một số trạng thái rừng được tổng hợp ở bảng 3.5.

Bảng 3.5. Bảng sinh khối Vật liệu cháy ở các trạng thái rừng

TT Trạng thái Sinh khối VLC (tấn/ha)

Thảm tươi Thảm khô Tổng 1 Ic 14,8 5,7 20,5 2 IIa 17,1 5,85 22,95 3 IIb 21,5 9,3 30,8 4 IIIa1 22,3 10,55 32,85 5 RT Sa Mộc tuổi 6 11,5 6,7 18,2 6 RT Sa Mộc tuổi 9 11,8 7,2 19 7 RT Sa Mộc, TQ Sủ tuổi 6 13,4 7,5 20,9 8 RT Sa Mộc, TQ Sủ tuổi 9 12,7 7,9 20,6

Từ kết quả ở bảng 3.5 cho thấy: khối lượng VLC ở các trạng thái rừng có sự khác nhau:

Đối với VLC khô: Ở các trạng thái rừng tự nhiên IIIa1, IIb, rừng trồng Sa mộc + TQ Sủ tuổi 9 có khối lượng vật liệu cháy khô cao hơn các trạng thái Ic, IIa và trạng thái rừng trồng còn lại. Trạng thái rừng IIIa1 có khối lượng VLC lớn nhất với 10,55 tấn/ha, thấp nhất là trạng thái Ic với 5,7 tấn/ha; ở các trạng thái rừng trồng khối lượng vật liệu cháy khô chênh lệch nhau không nhiều, cao nhất là rừng trồng Sa mộc + TQ Sủ tuổi 9 với 7,9 tấn/ha, thấp nhất là trạng thái rừng trồng Sa Mộc tuổi 6 với 6,7 tấn/ha.

Đối với vật liệu cháy tươi: Ở các trạng thái rừng tự nhiên khác nhau khối lượng vật liệu cháy tươi cũng khác nhau. Trạng thái IIIa1 có khối lượng vật liệu cháy lớn nhất là 22,3 tấn/ha, thấp nhất là trạng thái rừng IIa có khối lượng là 17,1

tấn/ha. Ở các trạng thái rừng trồng khối lượng vật liệu cháy tươi có sự khác nhau không lớn, cao nhất là trạng thái rừng trồng SM+TQS tuổi 9 với 13,4 tấn/ha, thấp nhất là rừng trồng Sa Mộc tuổi 6 với 11,5 tấn/ha.

Nhìn chung tổng khối lượng vật liệu cháy ở các trạng thái rừng là khá lớn, lớn nhất là trạng thái rừng IIIa1 với 32,85 tấn/ha, thấp nhất là trạng thái rừng trồng Sa Mộc tuổi 6 với 18,2 tấn/ha.

Thành phần các loại vật liệu cháy chủ yếu đối với rừng tự nhiên là các loài cây: Trúc tăm, Dương xỉ, Tóc tiên, cỏ chỉ, Mâm xôi, Rau đắng, Sim đất…; các loại vật liệu cháy rừng trồng: Cà gai, Sa Nhân cóc, Dương xỉ, Ké hoa đào, Mua, Cúc tai trâu, tế guột…

Độ ẩm VLC là nhân tố quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng bén lửa và xuất hiện đám cháy, duy trì ngọn lửa và tốc độ lan tràn của đám cháy. Độ ẩm VLC càng thấp thì khả năng bén lửa càng cao, tốc độ lan tràn của đám cháy càng nhanh. Độ ẩm VLC ảnh hưởng lớn đến khả năng cháy rừng nhất là vào thời điểm mùa khô hàng năm.

Sau khi lấy mẫu xử lý sấy để xác định độ ẩm VLC ở các trạng thái rừng tại thời điểm điều tra, kết quả xác định độ ẩm VLC xem bảng 3.6 như sau:

Bảng 3.6. Độ ẩm Vật liệu cháy ở các trạng thái rừng

1 Ic 19,02 2 IIa 19,83 3 IIb 20,45 4 IIIa1 21,46 5 RT Sa Mộc tuổi 6 16,48 6 RT Sa Mộc tuổi 9 17,37 7 RT Sa Mộc, TQ Sủ tuổi 6 16,03 8 RT Sa Mộc, TQ Sủ tuổi 9 17,48

Kết quả ở bảng 3.6 cho thấy, độ ẩm vật liệu cháy ở các trạng thái rừng trồng thấp hơn so với trạng thái rừng tự nhiên; thấp nhất là rừng trồng SM+TQS tuổi 6 có độ ẩm VLC là 16,03%, vì rừng trồng hỗn loài mới ở tuổi 6 nên lớp cây bụi, thảm tươi dưới rừng chưa phát triển đa dạng, độ che phủ dưới rừng thấp, khả năng bốc thoát hơi nước dưới tán rừng lớn dẫn đến độ ẩm của lớp vật liệu cháy ở mức thấp.

Độ ẩm vật liệu cháy cao nhất là trạng thái rừng tự nhiên IIIa1 có độ ẩm VLC là 21,46%. Vì ở trạng thái rừng IIIa1 có tiểu hoàn cảnh rừng tốt và có nhiều tầng cây cao, độ che phủ của lớp cây bụi thảm tươi tương đối lớn, lớp cây bụi thảm tươi với thành phần loài phong phú với nhiều loài cây khác nhau. (Chi tiết tổng hợp khối lượng VLC sau khi sấy xem phụ lục 9).

Ngoài ra, nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy độ ẩm không khí và độ ẩm đất ở các trạng thái rừng tự nhiên thường cao hơn rừng trồng, vì vậy vật liệu cháy ở dưới các trạng thái rừng đó cũng thường cao hơn.

Tại thời điểm thí nghiệm hầu hết các trạng thái rừng trên địa bàn huyện Sa Pa đều có khả năng cháy, khối lượng VLC tương đối lớn, nguy cơ cháy là cao. Do vậy, những trạng thái này vào thời điểm mùa hanh khô nếu không có những biện pháp quản lý, bảo vệ theo dõi kịp thời thì nguy cơ xảy ra cháy rừng là rất lớn.

Một phần của tài liệu “Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phòng cháy và chữa cháy rừng tại huyện sa pa, tỉnh lào cai” (Trang 36 - 38)