Giải pháp xã hội hoá nghề rừng

Một phần của tài liệu “Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phòng cháy và chữa cháy rừng tại huyện sa pa, tỉnh lào cai” (Trang 68 - 70)

- Quyền lợi của những người tham gia PCCR:

3.5.6.Giải pháp xã hội hoá nghề rừng

4. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu

3.5.6.Giải pháp xã hội hoá nghề rừng

Từ các kết quả điều tra, phân tích số liệu, tìm ra nguyên nhân cơ bản dẫn đến cháy rừng; Đề tài xác định mấu chốt của vấn đề nghiên cứu là phải giải quyết bài

toán về việc phải gắn được người dân vào thực hiện công tác phòng cháy rừng, muốn vậy phải làm cho họ ổn định được đời sống bằng việc trang bị về nhận thức, kiến thức, tư liệu sản xuất và phải có thu nhập ổn định bằng chính lao động nghề rừng tại địa phương, những biện pháp cụ thể đó là:

- Tập trung giải quyết dứt điểm các tranh chấp về rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện; Thu hồi những diện tích đất của các tổ chức nằm liền kề với các hộ dân đang sinh sống tại các thôn bản và giao lại cho dân để quản lý, sử dụng ổn định lâu dài, đặc biệt là đối với các hộ dân chưa được giao đất giao rừng.

- Cần đẩy mạnh các chương trình phát triển kinh tế như: Chuyển giao hướng dẫn xây dựng mô hình nông lâm kết hợp, kỹ thuật canh tác nông lâm nghiệp tiên tiến, hỗ trợ về cây giống, con giống cho người dân,… phát triển kinh tế trang trại nhằm cải thiện đời sống cho người dân, giảm áp lực vào tài nguyên rừng thông qua các dự án đầu tư, bảo tồn, phát triển tài nguyên rừng,...

- Tận dụng tiềm năng sẵn có về giá trị đa dạng sinh học của Vườn quốc gia Hoàng liên, nhiều loài động thực vật quý hiếm và sinh cảnh đẹp để xây dựng và đẩy mạnh hoạt động quảng bá phát triển du lịch sinh thái, trong đó cần đặc biệt chú ý tới sự tham gia của người dân địa phương với các phong tục tập quán đặc sắc bản địa. Việc thực hiện phát triển du lịch sinh thái có sự tham gia của người dân rất có ý nghĩa đối với công tác bảo tồn, nó không chỉ mang lại nguồn lợi về kinh tế cho người dân mà thông qua đó còn nâng cao nhận thức của người dân đối với rừng, giúp họ gắn bó với rừng, phòng cháy chữa cháy rừng.

- Thực hiện tốt công tác tuyên truyền vận động người dân tham gia quản lý bảo vệ rừng tới tận thôn bản, xây dựng mối quan hệ tích cực với cộng đồng và kí các cam kết, hương ước tham gia bảo vệ rừng của người dân.

- Thiết chặt mối quan hệ và phát huy vai trò của các bên liên quan trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng như: Lực lượng kiểm lâm, chính quyền các xã, thôn bản, tổ chức, chủ rừng.

- Xây dựng cơ chế hưởng lợi phù hợp đối với cộng đồng người dân địa phương trong việc tham gia công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng, phòng cháy chữa cháy rừng, nhận đất nhận rừng khoanh nuôi bảo vệ, trồng rừng.

KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu “Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phòng cháy và chữa cháy rừng tại huyện sa pa, tỉnh lào cai” (Trang 68 - 70)