Ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên

Một phần của tài liệu “Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phòng cháy và chữa cháy rừng tại huyện sa pa, tỉnh lào cai” (Trang 38 - 41)

- Quyền lợi của những người tham gia PCCR:

3.2.1.Ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên

4. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu

3.2.1.Ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên

Qua khảo sát, đánh giá các yếu tố tự nhiên tại huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai cho thấy có những yếu tố thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên ảnh hưởng tới công tác phòng cháy, chữa cháy rừng của huyện. Kết quả phân tích như sau:

3.2.1.1. Vị trí địa lý, phạm vi ranh giới

* Thuận lợi: Ranh giới dễ xác định ngoài thực địa và trên bản đồ; Có tuyến đường quốc lộ 4D và các tuyến tỉnh lộ 155, huyện lộ chạy qua địa bàn các xã là điều kiện thuận lợi cho công tác tổ chức tuần tra canh gác, phát hiện lửa rừng; Đồng thời tổ chức cơ động lực lượng ứng cứu, chữa cháy khi có cháy rừng xảy ra ở các địa bàn trong huyện.

* Khó khăn: Địa bàn huyện rộng với tổng diện tích tự nhiên 68.329 ha; Giáp ranh với nhiều địa phương trong tỉnh (huyện: Văn Bàn, Bát Xát, Bảo Thắng, thành phố Lào Cai) và tỉnh Lai Châu (huyện: Tam Dường, Tân Uyên), nguy cơ cháy rừng lan từ địa phương khác sang là rất cao; Khó kiểm soát được việc sử dụng lửa ở trong rừng, ven rừng và phát hiện sớm cháy rừng.

3.2.1.2. Địa hình

* Thuận lợi: Địa hình có sự phân hóa mạnh. Phần lớn các đỉnh núi có độ cao trung bình từ 2000-2500 m, nơi có bình độ thấp nhất phía Sa Pa là xã Bản Hồ có độ cao là 380m, có nhiều thung lũng bậc thang làm cho các hoạt động sản xuất nương

rẫy ở các khu vực này giảm, nguy cơ cháy rừng thấp; Địa hình phức tạp, độ dốc lớn. Độ dốc trung bình phổ biến từ 20-30o, có nơi tới 40o và dốc đứng. Điều này làm giảm áp lực vào rừng, đặc biệt là các hoạt động sử dụng lửa ở các khu vực này.

* Khó khăn: Khó quản lý ranh giới; Công tác tuần tra kiểm soát lửa rừng gặp khó khăn, việc xây dựng các biện pháp phòng cháy, công trình phòng cháy, đặc biệt là công tác chữa cháy rừng cực kỳ khó khăn khi có cháy rừng xảy ra ở các khu vực rừng này; Sự phân hóa về độ cao, độ dốc là nhân tố gây nên sự phân hóa về điều kiện thời tiết, thổ nhưỡng, thảm thực vật rừng, đây là khó khăn cho công tác phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn toàn huyện.

3.2.1.3. Khí hậu, thuỷ văn

* Thuận lợi: Sa Pa nằm sát chí tuyến trong vành đai Á nhiệt đới Bắc bán cầu, có khí hậu ôn đới lạnh với hai mùa điển hình. Mùa hè mát mẻ, mưa nhiều, một đặc trưng của khí hậu Sa Pa là hầu như quanh năm ở tình trạng ẩm ướt, nguy cơ xảy ra cháy rừng thấp (trừ 6 tháng khô hạn từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau);

Địa hình phân cắt mạnh tạo ra mạng lưới suối khá dày, bình quân khoảng 0,7- 1,0 km/km2, có dạng cành cây và vuông góc, hệ thống sông suối nhỏ và chủ yếu xâm thực sâu. Với hai hệ thống suối chính là hệ thống suối Đum và hệ thống suối Bo, tạo độ ẩm cho thảm thực vật rừng, làm giảm nguy cơ cháy rừng.

* Khó khăn: Mùa đông lạnh giá, ít mưa kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau. Đây là thời điểm khô hạn kéo dài, nguy cơ cháy rừng xảy ra cao; Các suối hầu hết có lòng hẹp, dốc, thác ghềnh nhiều, lưu lượng nước thất thường và biến đổi theo mùa. Vào mùa khô các suối thường cạn, do đó khó khăn cho công tác đi lại và cung cấp nước cho công tác chữa cháy rừng khi có cháy xảy ra.

Nguy cơ cháy rừng ở Sa Pa có liên quan chặt chẽ đến điều kiện khí hậu, thời tiết hanh khô kéo dài, độ ẩm không khí càng cao, lượng mưa thấp thì càng dễ xảy ra cháy rừng. Vì vậy, đề tài tiến hành phân tích đặc điểm của các nhân tố nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa ở tại địa phương.

+ Nhiệt độ không khí:

Nhiệt độ không khí là một trong những yếu tố khí tượng quan trọng nhất ảnh hưởng đến cháy rừng. Ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình bốc và thoát hơi nước của vật liệu cháy, làm cho vật liệu cháy nhanh khô và sớm đạt trạng thái bén lửa trong điều kiện tự nhiên.

Để phản ánh sự biến đổi của nhiệt độ không khí trung bình theo thời gian các tháng trong năm từ năm 2005 đến 2012 tại trạm khí tượng thủy văn huyện Sa Pa, đề tài xây dựng biểu đồ miêu tả diễn biến của nhiệt độ trung bình và nhiệt độ tối cao trung bình như thể hiện ở biểu đồ hình 3.1.

Hình 3.1. Biểu đồ nhiệt độ trung bình các tháng trong năm tại Sa Pa

Qua hình 3.1 cho thấy nhiệt độ trung bình các khu vực biến đổi rất rõ nét theo thời gian trong năm, cực đại của nhiệt độ đều xảy ra vào các tháng 3, 4, 5. Trong những tháng này nhiệt độ trung bình một số nơi lên đến 20oc, chênh với những tháng thấp nhất trung bình từ 5-7oc.

Nhiệt độ tối cao trung bình của các tháng cũng biến đổi mạnh trong năm, cao nhất là vào tháng 3, 4, 5. Đây là thời kỳ ít mưa, nắng nóng gay gắt, gió mùa Tây Nam thổi mạnh (gió Ô quí hồ) làm cho nhiệt độ không khí những tháng này cao nhất, độ ẩm không khí xuống thấp nhất, làm cho vật liệu cháy nhanh khô, cây rừng sinh trưởng, phát triển kém, cằn cỗi, làm tăng nguồn vât liệu cháy. Từ đó tăng nguy cơ cháy rừng trong thời gian này.

+ Lượng mưa và độ ẩm không khí:

Lượng mưa và độ ẩm không khí ảnh hưởng trực tiếp tới độ ẩm vật liệu cháy và độ ẩm đất, từ đó ảnh hưởng rất lớn đến mức độ và nguy cơ cháy rừng.

Số liệu thống kê về lượng mưa (R) và độ ẩm tương đối không khí trung bình (W) cho thấy sự biến đổi của lượng mưa và độ ẩm không khí giữa các tháng trong năm. Thể hiện ở hình 3.2

Hình 3.2. Biểu đồ diễn biến Lượng mưa (R) và độ ẩm không khí trung bình (W)

Phân tích xu hướng biến đổi của biểu đồ cho thấy một số nhận xét sau:

Mùa khô ở khu vực nghiên cứu thường bắt đầu từ tháng 11 năm trước và kéo dài đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa thấp nhất xuất hiện ở các tháng 1, 2, 3, 11 và tháng 12. Lượng mưa có sự phân hóa rõ rệt theo không gian và thời gian.

Tồn tại chung là lượng mưa thấp nhất xảy ra vào các tháng 1, 2 và tháng 3 do vừa trải qua thời gian không có mưa kéo dài và bước vào thời kỳ khô nóng nên lượng mưa trong các tháng thấp hơn lượng bốc hơi nước, chưa đủ để cải thiện tình trạng khô hạn của khu vực.

Vào thời điểm tháng 2, tháng 3 lượng mưa thấp, lúc này độ ẩm không khí ở mức thấp nhất, tuy nhiệt độ không khí tăng không cao nhất trong năm, nhưng đây cũng là thời kỳ gió mùa Tây nam thổi mạnh làm cho vật liệu cháy hanh khô, đất đai khô hạn, dẫn đến cháy rừng thường xảy ra vào thời điểm này là nhiều nhất.

Một phần của tài liệu “Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phòng cháy và chữa cháy rừng tại huyện sa pa, tỉnh lào cai” (Trang 38 - 41)