Tuyên truyền, tập huấn và diễn tập PCCCR

Một phần của tài liệu “Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phòng cháy và chữa cháy rừng tại huyện sa pa, tỉnh lào cai” (Trang 67 - 68)

- Quyền lợi của những người tham gia PCCR:

3.5.3.Tuyên truyền, tập huấn và diễn tập PCCCR

4. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu

3.5.3.Tuyên truyền, tập huấn và diễn tập PCCCR

- Đẩy mạnh xã hội hóa công tác PCCCR, chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật bằng nhiều hình thức phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương. Qua theo dõi thống kê nguyên nhân gây cháy rừng là cơ sở để xác định các nhóm đối tượng chủ yếu để tuyên truyền giáo dục, nâng cao cảnh giác và tích cực ngăn ngừa các vụ cháy rừng xảy ra.

- Tuyên truyền phòng cháy rừng được thực hiện vào đầu mùa khô hàng năm (tháng 10, tháng 11) qua các phương tiện thông tin đại chúng như đài truyền thanh, truyền hình, pa-nô, áp-phích; xây dựng băng, đĩa hình tuyên truyền bằng tiếng địa phương để tổ chức tuyên truyền lưu động do Hạt Kiểm lâm thực hiện.

- Đối tượng tuyên truyền tập trung vào các đối tượng là học sinh vào những buổi chào cờ đầu tuần và quần chúng nhân dân địa phương sống gần rừng bằng hình thức họp thôn, họp dân lồng ghép với các chương trình khác của thôn bản như chương trình xây dựng nông thôn mới..., nội dung dễ hiểu, phổ thông với nhiều hình ảnh trực quan sinh động.

- Thường xuyên theo dõi diễn biến thời tiết, tăng cường phát bản tin cảnh báo nguy cơ cháy rừng, đảm bảo công tác dự báo và phát huy hiệu quả của biển báo hiệu cấp dự báo cháy rừng nhằm nâng cao cảnh giác của nhân dân về nguy cơ cháy rừng tại địa phương.

- Quản lý tốt canh tác nương rẫy trên địa bàn huyện, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp gây cháy rừng, tăng cường tính răn đe, giáo dục.

- Tổ chức tập huấn, diễn tập, giả định các tình huống cháy rừng xẩy ra tại các khu vực trọng điểm để trang bị kiến thức và kỹ năng áp dụng thực tiễn trong công tác chỉ đạo, điều hành chỉ huy, huy động lực lượng chữa cháy rừng. Đồng thời chỉ đạo việc phối hợp giữa các lực lượng Kiểm lâm, Công an, Quân đội, chính quyền địa phương các xã và Tổ đội quần chúng BVR tham gia ứng cứu, công tác hậu cần, cứu thương tham gia chữa cháy trên địa bàn. Từ đó, rút ra bài học kinh nghiệm để triển khai chữa cháy rừng có hiệu quả, khi cháy rừng xảy ra.

- Thông tin cảnh báo về cháy rừng: Kết quả CBCR hàng ngày dự báo về khả năng xuất hiện cháy rừng cho từng xã, từng khu vực, các cơ quan dự báo, đài truyền thanh truyền hình huyện phải thông báo kịp thời để chính quyền và nhân dân các xã, cơ quan, trường học, đơn vị quân đội, và các chủ rừng ở ven rừng hoặc đóng trong rừng biết được mức độ và khả năng xuất hiện cháy rừng theo từng cấp. Đê cho toàn thể cộng đồng nâng cao cảnh giác và chủ động triển khai các biện pháp phòng cháy rừng. Đồng thời, khi nhận được thông tin về cấp dự báo cháy rừng, Hạt Kiểm lâm các chủ rừng phải chuyển thông tin về cấp dự báo cháy rừng lên biển báo hiệu cấp dự báo cháy rừng (biển báo hiệu cấp dự báo cháy rừng theo 5 cấp do Cục Kiểm lâm xây dựng).

Một phần của tài liệu “Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phòng cháy và chữa cháy rừng tại huyện sa pa, tỉnh lào cai” (Trang 67 - 68)