Phân tích SWOT

Một phần của tài liệu “Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phòng cháy và chữa cháy rừng tại huyện sa pa, tỉnh lào cai” (Trang 59 - 63)

- Quyền lợi của những người tham gia PCCR:

4. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu

3.4.1. Phân tích SWOT

Từ kết quả điều tra, phỏng vấn, đánh giá hiện trạng tài nguyên rừng và thực trạng công tác phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn huyện Sa Pa, đề tài đã tiến hành phân tích SWOT về công tác PCCCR ở huyện Sa Pa, kết quả phân tích được như sau:

3.4.1.1. Điểm mạnh

Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về Bảo vệ rừng, PCCCR của Trung ương, tỉnh đã đáp ứng được yêu cầu thực tiễn; trong quá trình triển khai công tác phòng cháy tại địa phương đã được điều chỉnh, bổ sung thực hiện phù hợp với tình hình thực tế trên địa bàn huyện.

Cấp Ủy Đảng, chính quyền từ xã đến huyện, các cơ quan, ban ngành trên địa bàn huyện ngày càng quan tâm đến công tác BVR, PCCCR.

Huyện đã đầu tư kinh phí, trang thiết bị, dụng cụ cho công tác BVR, PCCCR ngày càng nhiều hơn.

Hệ thống chỉ huy chữa cháy rừng từ huyện đến xã, thôn bản đều có quy chế hoạt động, phân công nhiệm vụ rõ ràng, cụ thể.

Phần lớn nhân dân trên địa bàn huyện sống gần rừng và đã cơ bản nhận được tầm quan trọng, giá trị to lớn của rừng, những hiểm họa xảy ra do mất rừng, từ đó có ý thức giữ rừng, bảo vệ rừng được nâng lên rõ rệt.

Công tác kiểm tra, xử lý vi phạm được thường xuyên và xử lý nghiêm minh góp phần củng cố niềm tin của nhân dân trong việc BVR, chống buôn bán, vận chuyển lâm sản trái phép.

3.4.1.2. Điểm yếu

Nhận thức của một bộ phận nhân dân về lợi ích của rừng chưa thật sự đầy đủ, chưa đánh giá đúng giá trị môi trường của rừng đem lại cho cuộc sống của cộng đồng nên chưa có sự quan tâm đầu tư đúng mức trong việc trồng rừng và bảo vệ rừng trên địa bàn huyện.

Công tác xây dựng triển khai các dự án bảo vệ rừng, vận dụng các chính sách trong bảo vệ và phát triển rừng, công tác giao rừng, chính sách hưởng lợi từ rừng còn chậm, hạn chế, bất cập, chưa cấp kinh phí để thực hiện giao rừng cho thuê rừng trên địa bàn.

Sự phối hợp của các cơ quan chức năng trên địa bàn với chính quyền huyện và xã, các chủ rừng trong công tác BVR, PCCCR còn chưa được thường xuyên, kịp thời.

Công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật đã được thực hiện nhưng hiệu quả chưa cao.

Năng lực cán bộ làm công tác lâm nghiệp ở xã còn yếu, còn thiếu cán bộ so với yêu cầu; công tác khuyến lâm chưa được quan tâm đúng mức.

Một số cấp Ủy, chính quyền xã còn trông chờ, ỷ lại vào các cơ quan chuyên môn, chưa thực sự thực hiện hết vai trò, trách nhiệm quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp theo tinh thần Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính phủ.

3.4.1.3. Cơ hội

Hệ thống chính sách pháp luật về lâm nghiệp ngày càng được hoàn thiện cho phù hợp với thực tiễn, kinh phí thu từ dịch vụ môi trường rừng lớn tạo cơ hội cho công tác quản lý BVR và PCCCR.

Quy hoạch, chiến lược bảo vệ rừng được xây dựng mang tính lâu dài và được bổ sung hàng năm là cơ sở để triển khai tốt các biện pháp phòng cháy và chữa cháy rừng.

Vai trò của rừng ngày càng được khẳng định tầm quan trọng to lớn trong các chương trình định hướng phát triển kinh tế, xã hội, hoạch định chính sách.

Hệ thống cơ quan chức năng về BVR, PCCCR ngày được kiện toàn và được đào tạo bài bản, có tính chuyên môn hóa cao.

Đầu tư cho công tác phòng cháy chữa cháy rừng ngày càng được quan tâm và đầu tư trong các chương trình dự án phát triển rừng…

Các diện tích rừng của Vườn quốc gia Hoàng liên, Ban quản lý rừng phòng hộ được quy hoạch và có các giải pháp quản lý rừng ngày càng được tốt hơn.

Công tác xã hội hóa BVR, PCCCR ngày càng được trú trọng; lợi ích từ rừng đem lại ngày càng cao thông qua thu phí dịch vụ môi trường rừng.

3.4.1.4. Thách thức

Diện tích rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Sa Pa rộng, địa hình phức tạp, chia cắt mạnh.

Nhu cầu về gỗ lâm sản cho xây dựng, sản xuất đồ mộc ngày càng lớn; lợi nhuận đem lại từ buôn bán gỗ lâm sản ngày càng cao; hoạt động khai thác, mua bán lâm sản trái phép ngày càng tinh vi, sức ép vào rừng lớn.

Nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, việc chuyển mục đích sử dụng đất lâm nghiệp sang mục đích khác như khai thác khoáng sản, làm thủy điện ngày càng tăng đang là thách thức lớn đối với công tác BVR, PCCCR.

Do nhu cầu sản lượng nông nghiệp ngày càng tăng của người dân, mặt khác phần lớn là đồng bào dân tộc thiểu số sống tập trung ở vùng cao, vùng xa gần rừng, phong tục tập quán lạc hậu, diện tích ruộng lúa ít. Vì vậy tình trạng phát rừng làm

nương, khai thác lâm sản, săn bắt động vật rừng trái phép đang gây sức ép lớn vào rừng nói chung và công tác PCCCR nói riêng.

Thời tiết khí hậu ngày càng điến biến phức tạp, khó lường; hiện tượng nóng lên của toàn cầu, biến đổi khí hậu đang là thách thức lớn đối với công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.

Từ việc phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức đối với công tác quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng trên địa bàn huyện Sa Pa theo mô hình phân tích SWOT, đề tài đưa ra một số chiến lược hành động như sau:

- Chiến lược SO: Là chiến lược sử dụng những điểm mạnh bên trong để tận dụng những cơ hội từ bên ngoài.

Sa Pa có diện tích rừng và đất lâm nghiệp lớn, trong đó diện tích của 2 chủ rừng nhà nước là Vườn quốc gia Hoàng liên và Ban quản lý rừng phòng hộ hàng năm đã được đầu tư kinh phí khoán bảo vệ rừng và xây dựng các công trình phòng cháy rừng. Hạt Kiểm lâm huyện cũng được hỗ trợ một phần kinh phí do huyện, tỉnh cấp để thực hiện các công việc như tuyên truyền, tập huấn, mua sắm trang thiết bị phòng cháy,… Do đó, cần tận dụng những lợi thế này để tìm kiếm cơ hội, tranh thủ sự quan tâm về nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài như nguồn vốn của các tổ chức, chủ rừng, tiền dịch vụ môi trường rừng,… để tăng cường năng lực PCCCR, phát triển triển rừng, trồng cây phân tán, cây trồng cho giá trị kinh tế cao, rừng cảnh quan…, khuyến khích người dân tự chăm sóc, bảo vệ rừng, tích cực tham gia vào công tác PCCCR.

- Chiến lược WO: Là chiến lược nhằm cải thiện những điểm yếu bên trong bằng cách tận dụng những cơ hội bên ngoài.

Kết quả phân tích cho thấy công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật đã được triển khai, tuy nhiên hiệu quả của công tác tuyên truyền chưa cao; công tác triển khai thực hiện giao khoán bảo vệ rừng còn hạn chế, bấp cập; sự phối hợp và thực hiện quy chế phối hợp giữa các cơ quan đơn vị chưa được thường xuyên và hiệu quả chưa cao. Chiến lược WO đặt ra là tăng cường đẩy mạnh công tác xã hội hóa công tác BVR, PCCCR, chú trọng công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật; quản lý canh tác nương rẫy; thường xuyên theo dõi diễn biến thời tiết, tăng cường phát bản tin cảnh báo cháy rừng trên phương tiện thông tin đại chúng, loa đài của xã, thị trấn; tổ chức lực lượng thường trực chữa cháy rừng 24/24 giờ vào thời gian cao điểm hanh khô kéo dài, để kịp thời phát hiện và sẵn sàng phối hợp ứng cứu khi có cháy rừng xảy ra.

Các chủ rừng, UBND các xã, thị trấn chủ động xây dựng, điều chỉnh bổ sung phương án, nhu cầu kinh phí để phục vụ cho công tác PCCCR hàng năm; tranh thủ sự quan tâm của tỉnh, huyện và các ngành.

- Chiến lược ST: Là chiến lược sử dụng các điểm mạnh bên trong để tránh khỏi hay giảm thiểu những mối đe dọa (thách thức) từ bên ngoài.

Với những thách thức chủ yếu trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn huyện Sa Pa về diện tích rừng lớn, vùng trọng điểm dễ xảy ra cháy nhiều; khí hậu thời tiết ngày càng diễn biến phức tạp, khó lường, hiện tượng nóng lên của toàn cầu; thách thức về nhu cầu sử dụng lâm sản, khai thác tài nguyên phát triển kinh tế, huyện Sa Pa cần tranh thủ sự ủng hộ của các cấp, các ngành về sự đầu tư, hệ thống tổ chức quản lý bảo vệ rừng; tăng cường sự hoạt động có hiệu quả của Ban chỉ đạo PCCCR cấp huyện, phát huy sự chủ động, sáng tạo của các thôn bản, các xã trong việc tổ chức PCCCR.

- Chiến lược WT: Là chiến lược phòng thủ nhằm giảm đi những điểm yếu bên trong và tránh khỏi những thách thức (mối đe dọa) từ bên ngoài.

Kết quả phân tích cho thấy việc thực hiện giao đất, giao rừng chưa hiệu quả, từ đó chiến lược WT đặt ra là tăng cường thực hiện công tác giao rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sử dụng rừng cho người dân, để rừng thực sự có chủ quản lý, từ đó nâng cao vai trò trách nhiệm trong bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng. Đồng thời nâng cao thu nhập cho người dân, giảm áp lực vào rừng.

Tăng cường đầu tư nguồn lực từ các nguồn chi trả dịch vụ môi trường rừng, các hoạt động du lịch sinh thái để thực hiện các dự án bảo vệ rừng, trồng rừng trên địa bàn, đặc biệt là trồng các loài cây có giá trị kinh tế cao, cho gỗ tốt để dần thay thế gỗ rừng tự nhiên để sản xuất đồ mộc, giảm thách thức trong việc khai thác, buôn bán, vận chuyển lâm sản trái phép cũng như tăng thu nhập và giảm thiểu các tác động vào rừng, gây cháy rừng.

Một phần của tài liệu “Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phòng cháy và chữa cháy rừng tại huyện sa pa, tỉnh lào cai” (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w