Các biện pháp phòng cháy rừng đã thực hiện

Một phần của tài liệu “Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phòng cháy và chữa cháy rừng tại huyện sa pa, tỉnh lào cai” (Trang 50 - 55)

- Quyền lợi của những người tham gia PCCR:

4. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu

3.3.3. Các biện pháp phòng cháy rừng đã thực hiện

3.3.3.1. Về công tác tuyên truyền giáo dục

Trong những năm qua UBND huyện, Ban chỉ đạo về thực hiện Kế hoạch Bảo vệ và phát triển rừng của huyện đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức cho các ngành, các cấp, cho toàn xã hội về trách nhiệm BVR, PCCCR đặc biệt là tuyên truyền cho cộng đồng dân cư sống trong rừng và ven rừng, các chủ rừng, các vùng trọng điểm có nguy cơ cháy cao, các khu vực giáp ranh với các huyện, tỉnh lân cận; tổ chức trực cháy 24/24 giờ trong những ngày hanh khô kéo dài; tăng cường kiểm soát người và phương tiện vào rừng nhất là vào mùa hanh khô, đặc biệt là Vườn Quốc gia Hoàng Liên; kịp thời huy động lực lượng, phương tiện ứng cứu kịp thời không để xẩy ra cháy lớn, đồng thời tiến hành điều tra, xác định nguyên nhân, truy tìm thủ phạm xử lý nghiêm minh, khen thưởng những người có thành tích BVR- PCCCR hàng năm. Tuy nhiên qua nghiên cứu hầu hết các vụ cháy rừng đều không tìm được thủ phạm gây cháy do địa hình rộng, đi lại khó khăn, vị trí cháy ở xa khu dân cư lên việc điều tra hiện trường và xác định nguyên nhân, truy tìm thủ phạm gây cháy là cực kì khó khăn, đây cũng là hạn chế trong thực hiện nhiệm vụ phòng cháy của huyện.

Triển khai thực hiện công tác tuyên truyền về phòng cháy, chữa cháy rừng bằng nhiều hình thức như tuyên truyền thông qua các bảng tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, qua các cuộc họp ký cam kết bảo về rừng và phòng cháy chữa cháy rừng ở các thôn, bản trong rừng, ven rừng và các chủ rừng. Trong các năm, từ 2005-2012, Hạt Kiểm lâm huyện đã tổ chức 648 cuộc tuyên truyền với trên 24.343 lượt người tham gia bằng nguồn vốn của do tỉnh, huyện cấp thông qua Phương án phòng cháy giai đoạn 2006-2010, Phương án 2011-2015; Dự án Nâng cao năng lực Phòng cháy, chữa cháy rừng cho lực lượng Kiểm lâm giai đoạn 2007-2010, phát tờ rơi, phối hợp với các trường trung học phổ thông phổ biến các quy định về QLBVR, PCCCR vào giờ chào cờ thứ 2 (1 cuộc/tháng). Ngoài ra còn thường xuyên tổ chức tuyên truyền tại các thôn, bản do cán bộ kiểm lâm địa bàn thực hiện triển khai công tác tại cơ sở (Chi tiết xem phụ lục 10).

Qua nghiên cứu đề tài nhận thấy hầu hết người dân chưa quan tâm nhiều đến công tác phòng cháy, còn coi đó là nhiệm vụ của lực lượng Kiểm lâm, của các cơ quan nhà nước, hình thức tuyên truyền chưa sinh động, khô khan, số buổi tuyên truyền còn thấp đặc biệt là hình thức họp dân, họp thôn nên chưa thực sự thu hút người dân tham gia và thực hiện nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy rừng.

3.3.3.2. Công tác dự báo cháy rừng

Vào mùa hanh khô, Hạt Kiểm lâm huyện sử dụng phần mềm theo dõi cảnh báo nguy cơ cháy rừng do Cục Kiểm lâm cung cấp; cơ chế vận hành dựa trên cơ sở dữ liệu các yếu tố đầu vào (nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa) hàng ngày của từng tháng. Trên cơ sở theo dõi các yếu tố khí tượng, phần mềm sẽ đưa ra mức cảnh báo nguy hiểm của cháy rừng trên địa bàn. Kết quả Cảnh báo nguy cơ cháy rừng được đăng tải trên bản tin đài truyền thanh, truyền hình huyện để nhân dân và chủ rừng nâng cao cảnh giác và thực hiện các biện pháp phòng cháy. Tuy nhiên biện pháp này cũng chỉ áp dụng ở nơi đặt máy đo các yếu tố khí tượng thời tiết, chỉ mang tính tương đối, độ chính xác không cao, do địa hình phức tạp, khí hậu giữa các xã trong địa bàn huyện không giống nhau giữa hạ huyện và vùng thượng huyện, do vậy hiệu quả của công tác này chưa cao.

3.3.3.3. Xác định các vùng trọng điểm cháy rừng

Trong Kế hoạch điều chỉnh, bổ xung phương án phòng cháy, chữa cháy rừng hàng năm của huyện và xã đều có điều tra, xác định các vùng trọng điểm cháy rừng trên địa bàn huyện đồng thời giả định các tình huống xảy ra cháy để tổ chức chữa cháy, năm 2012 xác định 28 khu vực trọng điểm dễ xảy ra cháy rừng tại 18 xã, thị trấn, tập trung chủ yếu ở rừng tự nhiên tái sinh (Chi tiết xem phụ lục 11).

Tuy nhiên qua nghiên cứu đề tài nhận thấy, việc xác định các vùng trọng điểm cháy mới chỉ xác định đến tiểu khu, chưa xác định được đến lô trạng thái hay khu vực cụ thể có nguy cơ xảy ra cháy cao, các tình huống giả định chưa cụ thể còn mang tính chung chung khó áp dụng thực tế trên một địa bàn cụ thể; chưa xây dựng được bản đồ chỉ huy chữa cháy chi tiết cho một xã trên địa bàn huyện để chỉ huy chữa cháy khi có cháy xẩy ra tại địa phương.

3.3.3.4. Biện pháp kỹ thuật lâm sinh

Hàng năm, vào đầu mùa khô hạt Kiểm lâm huyện đã tham mưu cho UBND huyện ra ban hành các văn bản chỉ đạo cho UBND các xã, thị trấn các chủ rừng thực hiện các biện pháp PCCCR trong đó biện pháp cụ thể được các chủ rừng triển khai thực hiện: Dọn thực bì dưới tán rừng, thu gom và tổ chức đốt trước vật liệu cháy có kiểm soát. Các biện pháp này chủ yếu được áp dụng đối với các diện tích rừng trồng do các hộ gia đình quản lý và đạt hiệu quả trong công tác phòng cháy

rừng. Các chủ rừng nhà nước: Vườn Quốc gia, Ban quản lý rừng phòng hộ tổ chức giao khoán bảo vệ rừng cho các hộ nhận khoán hàng năm, qua đó các hộ nhận khoán đã thực hiện bảo vệ tương đối tốt trên diện tích mình nhận khoán. Tuy nhiên diện tích giao khoán bảo vệ vẫn còn ít do thiếu kinh phí đầu tư khoán bảo vệ.

Xây dựng đường băng xanh phòng cháy rừng: Theo thống kê toàn huyện 59,4 km đường băng xanh do Ban quản lý rừng phòng hộ xây dựng và quản lý, đường băng được trồng bằng loài cây Tống quá sủi, vối thuốc, được trồng từ năm 2003, tại thời điểm điều tra số Km đường băng này cây phát triển kém, cong queo, sâu bệnh, diện tích đường băng bị thu hẹp do xâm lấn canh tác và do cây trồng bị chết, cây bụi thảm tươi, dây leo nhiều; không còn khả năng phòng chống cháy.

3.3.3.5. Trang thiết bị, công trình phòng cháy

Các công trình phòng cháy được duy tu, sửa chữa trước mùa hanh khô. Hàng năm Huyện đã dành một phần ngân sách phục vụ cho việc mua sắm một số thiết bị phục vụ phòng cháy, chữa cháy rừng. Qua tìm hiểu hiện toàn huyện đã xây dựng được các công trình PCCCR, xem bảng 3.11 như sau:

Bảng 3.11. Các công trình phòng cháy trên địa bàn huyện Sa Pa

TT Hạng mục ĐVT Tổng cộng

2 Đường băng trắng cản lửa Km 0

3 Đường băng xanh cản lửa Km 59.4

4 Hồ, phai, đập chứa nước Chiếc 0

5 Biển báo, biển cấm Chiếc 192

6 Bảng dự báo cháy Chiếc 6

7 Bảng tin, bảng nội quy Chiếc 58

8 Trạm bảo vệ rừng Trạm 8

9 Trạm khí tượng Trạm 1

(Nguồn: Hạt Kiểm lâm huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai)

Qua tìm hiểu cho thấy, đường băng cản lửa không còn phát huy tác dụng phòng cháy; số lượng biển cấm, bảng cấp dự báo còn ít; các trạm bảo vệ rừng (trạm kiểm lâm) đã được đầu tư nhưng không được trang bị các phương tiện, các thiết bị điện tử phục vụ công tác bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng.

Các trang thiết bị đã được thường xuyên kiểm tra, kiểm kê, đánh giá chất lượng các thiết bị, dụng cụ PCCCR ở trụ sở Hạt, Vườn quốc gia, Ban quản lý và các dụng cụ đã cấp cho các đội xung kích của các cơ quan và UBND xã để thuận tiện cho việc quản lý, huy động khi có cháy rừng xảy ra; Toàn huyện đã được trang bị một số dụng cụ PCCCR, xem bảng 3.12 như sau:

TT Hạng mục Đơn vị tính Tổng cộng Theo đơn vị sử dụng Hạt Kiểm lâm huyện VQG Hoàng Liên BQL rừng phòng hộ Các xã, thị trấn 1 2 3 4 5 6 7 8

I Máy móc, thiết bị Chiếc

1 Ô tô Chiếc 6 1 4 1

2 Máy phát điện Chiếc 0

3 Máy cắt thực bì Chiếc 3 3

4 Máy bơm nước Chiếc 2 1 1

5 Cưa xăng Chiếc 6 4 2

6 Máy định vị vệ tinh GPS 60 CSx Chiếc 3 2 1

7 Nhà bạt di động FOEFL LV 04 Chiếc 1 1

8 Máy thổi gió Chiếc 12 1 11

9 Máy ảnh Chiếc 1 1

10 Ống nhòm Chiếc 5 1 2 2

11 Bồn chứa nước chuyên dụng Chiếc 2 2

12 Loa chỉ huy chữa cháy rừng Chiếc 3 3

13 Máy bộ đàm Chiếc 29 10 7 12 14 Kẻng báo động Chiếc 1 1 II Dụng cụ thủ công 1 Dao phát Chiếc 993 111 192 15 675 2 Xẻng Chiếc 335 23 102 210 3 Cuốc Chiếc 123 95 28 4 Cào Chiếc 22 17 5 5 Bàn dập lửa Chiếc 241 13 155 73 6 Mũ bảo hộ Chiếc 1119 80 162 15 862 7 Bình tong Chiếc 923 3 177 15 728

8 Giầy đi rừng Đôi 674 21 92 15 546

9 Loa cầm tay Chiếc 9 2 7

10 Quần áo bảo hộ Bộ 10 10

11 Áo chống lửa Chiếc 10 10

12 Áo phao Chiếc 5 5

13 Bình bột chữa cháy Chiếc 30 19 11

14 Đèn pin đại Chiếc 2 2

15 Đèn pin xạc cầm tay Chiếc 21 21

16 Đèn pin Chiếc 720 253 15 452

17 Túi cứu thương Chiếc 4 4

18 Ba lô Chiếc 110 13 92 5

19 Bình bơm thuốc trừ sâu Chiếc 17 17

20 Can đựng nước Chiếc 422 38 199 185

Các dụng cụ, phương tiện đã được cấp nhưng chưa nhiều, mới chỉ trang bị được cho cơ quan Thường trực, chưa trang bị được cho các tổ bảo vệ rừng. Hầu hết các dụng cụ đều được sửa chữa, bảo quản nhưng qua nhiều năm chất lượng không còn được tốt.

3.3.3.6. Xây dựng, tổ chức lực lượng chữa cháy rừng

Đến nay trên địa bàn huyện đã thành lập được 21 Ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch bảo vệ rừng, PCCCR các cấp, cơ quan, đơn vị với 275 người, 14 ban lâm nghiệp xã với 103 người, 96 tổ quần chúng bảo vệ rừng, PCCCR ở các thôn bản với 1.302 người, 25 tổ xung kích bảo vệ rừng, PCCCR ở các xã, thị trấn, cơ quan đơn vị với 695 người. Tổ chức lực lượng, dụng cụ, phương tiện để chữa cháy rừng tại cơ sở đảm bảo phòng cháy và chữa cháy rừng theo phương châm 4 tại chỗ: chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ; theo dõi sát sao các thông tin về tình hình thời tiết để chỉ đạo kịp thời khi có cháy rừng xảy ra, tổ chức trực 24/24 giờ vào thời kỳ cao điểm.

Hàng năm kiện toàn các tổ đội PCCCR tại các thôn bản; Huyện đã tập trung cho công tác xây dựng tổ chức lực lượng và đã đạt hiệu quả cao trong công tác phòng cháy rừng, thể hiện ở số vụ cháy trên địa bàn huyện đã giảm theo từng năm. Tuy nhiên chưa có đầu tư kinh phí thường xuyên cho tuần tra, trực cháy rừng tại các thôn bản trong mùa hanh khô nên hiệu quả chưa cao.

3.3.3.7. Về công tác tập huấn; diễn tập PCCCR

Công tác tập huấn, diễn tập cho các chủ rừng, UBND các xã thị trấn và nhân dân trên địa bàn được tổ chức hàng năm, xem bảng 3.13 như sau.

Bảng 3.13. Tổng hợp kết quả tập huấn, diễn tập từ 2005 đến 2012

TT Hình thức Cấp Số người

tham gia

Tập huấn Diễn tập Thôn Huyện

Năm 2005 3 0 0 2 1 120 Năm 2006 0 4 0 3 1 420 Năm 2007 2 1 0 3 300 Năm 2008 2 2 2 1 1 500 Năm 2009 1 1 1 1 0 185 Năm 2010 3 0 0 3 0 115 Năm 2011 3 0 0 3 0 150 Năm 2012 4 1 1 4 0 385 Cộng 18 9 4 20 3 2175

Qua bảng 3.13 cho thấy, từ năm 2005 đến nay đã tổ chức tập huấn cho cán bộ và nhân dân được 18 buổi, tổ chức diễn tập được 9 lần với sự tham gia của 2.175 lượt người; mở các lớp tập huấn cho lực lượng PCCCR của tổ đội tại các thôn, bản. Trong đó đặc biệt quan tâm đến kỹ năng nắm bắt thông tin, theo dõi tình hình diễn biến thời tiết, bản tin cảnh báo cháy rừng và phân vùng trọng điểm cháy rừng, tổ chức huy động lực lượng, chỉ huy các biện pháp chữa cháy rừng.

Hầu hết những người tham gia đã có được những kiến thức, kỹ năng và phương pháp tổ chức PCCCR đang từng bước áp dụng tại địa phương.

Một phần của tài liệu “Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phòng cháy và chữa cháy rừng tại huyện sa pa, tỉnh lào cai” (Trang 50 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w